11 thg 10, 2020

Độc đáo nhà sàn Ba Na

Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo. 

Thoạt nhìn bề ngoài, nhà sàn của người Ba Na cũng giống như nhà sàn của những DTTS tại chỗ khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì mới biết nhà sàn của người Ba Na lại có những nét độc đáo riêng. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhà sàn của người Ba Na, chúng tôi tìm gặp anh A Nhưk - một thợ chuyên làm nhà sàn ở làng Kon Xăm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy). 

Nhà sàn truyền thống ở làng Kleng

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng. 

Ngồi bên bếp lửa ở góc nhà sàn, bà Y Chép (56 tuổi) vừa địu đứa cháu ngoại đang ngủ trên lưng vừa chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Bà cặm cụi lấy tay vun củi cho ngọn lửa cháy đều. Bên hơi ấm từ bếp lửa, đứa cháu ngoại của bà cũng ngủ ngoan hơn. 

Ngôi nhà sàn này đã gắn bó với bà Y Chép cùng các thành viên trong gia đình hơn 26 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng với nhiều cây xanh xung quanh, được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Gia Rai gồm 3 phần: nhà chồ (phần hiên phía trước) dài 4m, rộng 3m; nhà ngang (7 gian) dài 14m, rộng hơn 4m và nhà nhỏ phía sau dài 4m, rộng 4m. 

Ngôi nhà có phần sàn cao hơn mặt đất khoảng 1,5m. Phần khung chính của ngôi nhà được làm từ gỗ cà chít; phần khung cửa được làm bằng gỗ bò ma và những tấm ván sàn được làm từ gỗ pờ lũ. Đây đều là những loại gỗ quý, có ưu điểm nhẹ và chống mối mọt rất tốt, thường được người Gia Rai sử dụng để dựng nhà ở, làm kho lúa và nhà rông cho làng. 

Gỏi đọt bí thịt gà của người Ê đê

Gỏi đọt bí thịt gà là một trong những món ăn lâu đời của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Là món gỏi nhưng không chỉ việc trộn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vào món ăn mà cách chế biến của gỏi đọt bí thịt gà có phần đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt của đồng bào Ê đê. 

Dây bí đỏ được bà con trồng trong vườn. Quả và đọt bí đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Đọt bí là phần ngọn của dây bí đỏ. Từ lâu, loại rau này được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon như đọt bí luộc, đọt bí xào, đọt bí nấu canh thụt,… 

Món gỏi đọt bí thịt gà 

Chiếc khiên của người M'nông

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu. 

Khiên của người M’nông có hình dáng chiếc nón, màu nâu đen, có đường kính chừng 70 cm và được chia thành hai phần: thân khiên, tay cầm và hoa văn trang trí. Thân khiên có hình chóp nón, được người thợ đục đẽo từ một cây gỗ nguyên thân có độ đày trung bình 2 cm. Tay cầm có hình dấu ngoặc kép được gắn vào chính giữa lòng chiếc khiên có tác dụng giúp cho người cầm khi chiến đấu hoặc sử dụng. 

Chiếc khiên của người M'nông 

Hấp dẫn canh chua lá R’jă của người M’nông

Người M’nông trên địa bàn Đắk Nông có món canh chua lá R’jă vô cùng độc đáo. Nếu thưởng thức bát canh chua lá R’jă nóng hổi, cay dịu cùng cơm nóng, chúng ta như được hít hà trọn vẹn hương vị của núi rừng Tây Nguyên. 

Cây R’jă mọc tự nhiên trong rừng, thuộc loại thân gỗ, cao đến trên 10m. Cây nhiều tuổi mới ra hoa, cho quả. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, tựa như lá trà, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5 - 10 cm, rộng 2 - 5 cm. 

Món canh chua lá R’jă nấu cá suối của người M'nông 

Vườn cao su 112 năm tuổi của người Pháp còn sót lại ở Việt Nam

Vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng thử nghiệm ở Việt Nam đã bước sang tuổi 112 và đang được giữ gìn, bảo tồn. Nhiều "cụ" cây có đường kính 1-3 mét, cao hàng chục mét.

Vườn cao su bảo tồn có diện tích 8 ha nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng, còn sót lại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Vườn đang được Nông trường cao su Dầu Giây trực tiếp quản lý, bảo tồn.