23 thg 9, 2020

Dấu ấn cây da trăm tuổi

Hơn mấy trăm năm trơ gan với mưa nắng thời gian, cây da Long Bình đã trở thành nhân chứng cho quá trình đổi thay của vùng đất đầu nguồn biên giới. Đến thăm cây đại thụ này, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp với kích thước to lớn cũng như lắng nghe những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. 

Theo hướng dẫn của người dân thị trấn Long Bình (An Phú), tôi quẹo từ Quốc lộ 91C vào một con đường nhỏ. Người dân địa phương gọi đây là “giồng Cây Da” với ngụ ý nơi đây xưa kia là giồng đất cao có một cây da to lớn. Tên gọi dân gian đó đã nói lên quá trình gắn bó giữa cây với đất, giữa đất với người hàng mấy trăm năm.

Sau vài trăm mét dò đường, tôi đã gặp được cây da Long Bình mà từ trước tới nay chỉ nghe qua lời kể. Quả thật, khi đứng trước cây đại thụ này, bất cứ ai cũng sẽ thấy mình nhỏ bé! Những nhánh cây già cỗi vươn mình vững chãi dưới cái nắng trưa biên giới. Tiếng lá lao xao tạo ra thứ âm thanh trong trẻo của thiên nhiên. Bóng mát của cây có thể che lấp một sân bóng chuyền bên dưới và còn cả khoảng sân rộng để đám nhóc thơ ngây chơi “năm - mười”.

Bà Nguyễn Thị Lệ (người dân định cư gần cây da) cho biết: “Cây da này theo tên gọi dân gian là sung reo. Bởi, trái của cây gần giống như trái sung và có thể ăn được. Do kích thước lá lớn nên mỗi khi có gió thổi sẽ tạo ra âm thanh rất lớn, tựa như tiếng reo. Cây da có từ hồi nào tôi không biết, nhưng bà nội tôi kể rằng hồi bà mới về đất này làm dâu thì cây đã to lớn lắm rồi. Bà nội có hỏi ông cố tui, thì ông cũng chỉ biết cây da có từ trước khi lớp người đầu tiên đến đây “cắm dùi” khai hoang, mở đất. Như vậy, cây da đã có trước khi gánh họ Nguyễn của tui đến ở cái đất này, mà tới tui đã hơn 5 đời rồi!”. 

Tháng tám, về thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 20-8-2020 đánh dấu kỷ niệm 132 năm ngày sinh Bác Tôn – cách người dân An Giang thương mến gọi Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980). Dù Người đã xa khuất, nhưng ở vùng quê Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang), từng kỷ vật, từng dấu ấn của Người vẫn còn đang được lưu giữ cẩn thận. Tháng tám, quê Bác đẹp và bình yên vô cùng! 


Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi Bác Tôn là “tấm gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Bác Tôn là biểu tượng cho hình ảnh đồng bào miền Nam trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác cũng là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng vào năm 1958. Hình ảnh của Bác được đặt trang trọng trong khu lưu niệm. 

Về An Giang đi chợ nổi

Chợ nổi là nét văn hóa lâu đời của miền Tây sông nước. Chợ nổi mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của con người Nam Bộ. Về An Giang, bạn có thể đi tham quan chợ nổi để cảm nhận và trải nghiệm một phần nét đẹp của vùng đất đầu nguồn châu thổ. 

An Giang là vùng đất của sông núi hữu tình và trong bức tranh tổng thể đó, chợ nổi tồn tại như lẽ đương nhiên. Dù không tấp nập như chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ), nhưng chợ nổi Long Xuyên và chợ nổi Châu Đốc vẫn có sức hút riêng, với vẻ đẹp hiền hòa, bình dị và pha chút hữu tình.

Chẳng ai biết chính xác chợ nổi Long Xuyên ra đời khi nào nhưng hình ảnh những chiếc ghe từ “miệt trên”, “miệt dưới” tề tựu về khúc sông thoáng đãng cạnh thành phố trẻ để mua bán đã trở nên quen thuộc với người dân vùng đất này. Có một thời, chợ nổi không thể thiếu trong cuộc sống người dân khi đường bộ còn bất tiện. Ngày nay, chợ nổi vẫn tồn tại bên cạnh sự ồn ào, náo nhiệt của một Long Xuyên đang vươn mình phát triển. 

“Bẹo hàng” là văn hóa đặc trưng của chợ nổi 

22 thg 9, 2020

Ði "săn" cá đồng

Khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhuộm đỏ những dòng sông, dòng kênh cũng là lúc các loài cá đồng bước vào thời điểm sinh sôi nhiều nhất trong năm. Lúc đó, nhiều người bắt đầu vào mùa “săn” cá đồng để thưởng thức hoặc đem ra bán chợ. 

Kênh Vĩnh Tế những ngày cuối tháng 7 (âm lịch), màu nước nhuộm phù sa, thấp thoáng mấy đám lục bình trôi bồng bềnh về nơi vô định. Tôi tìm đến nhà Lê Trường Anh (xã An Nông, Tịnh Biên, An Giang) để làm một chuyến săn cá đồng miền biên giới cho thỏa thú tiêu dao. Đón tiếp tôi bên ngôi nhà nhỏ, Lê Trường Anh với nụ cười thân thiện, gương mặt đen sạm vì nắng gió đã sẵn sàng cho một chuyến đi kiếm cá đồng nơi biên giới An Nông.

Với Lê Trường Anh, công việc hàng ngày là thả lưới kiếm mớ cá mang bán chợ để mưu sinh. Đã hơn 20 năm, anh gắn bó với tay lưới, tay chèo trên dòng kênh huyền sử Vĩnh Tế này như một cái nghiệp. Anh chia sẻ, bản thân chưa bao giờ nghĩ đến việc bắt cá bằng xung điện, bởi việc đó là tuyệt diệt thủy sản và cũng dần hạn chế nguồn mưu sinh của mình. Bởi thế, anh chỉ bủa lưới để bắt cá. Trong đó, cá quen thuộc nhất là mè vinh, loại “cá trắng” có thịt rất ngon, rất béo của xứ đồng quê. 


Lên núi “săn cua”!

Khi nghe đến việc lên núi “săn cua”, nhiều người sẽ không thể tin rằng ở chốn rừng cao dốc đá lại tồn tại loài thủy sản này. Tuy nhiên, bạn có thể trải nghiệm hoạt động này nếu đến núi Cấm (An Giang) vào mùa mưa, khi những dòng nước trời mang theo mùa cua núi về với “nóc nhà miền Tây”. 

“Hò ơi, gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về sông ăn cá, về đồng ăn cua”. Bất cứ ai lớn lên trên mảnh đất quê nghèo đều nằm lòng câu hát ru từ thuở nằm nôi. Và khi đi vào bài hát “hình bóng quê nhà”, câu hát ấy cứ như đóng đinh vào nỗi nhớ của mỗi người về tình yêu sâu nặng với xứ rẫy, xứ đồng qua hình ảnh con cá, con cua. Nhưng ở đây, tôi đang làm ngược lại khi quyết định làm một chuyến lên núi săn cua!

Như đã hẹn, tôi đến núi Cấm vào một ngày giữa mùa mưa để trải nghiệm hoạt động săn cua trên núi. Anh Lê Gia Giang (người dân sinh sống trên núi Cấm) tình nguyện làm “hướng dẫn viên” giúp tôi có chuyến đi đặc biệt này. Gọi là “săn cua” cho oai, chứ người dân trên núi chỉ nói đơn giản là “câu cua”. Thoáng nghe, tôi có chút nghi ngờ. Bởi, miệt đồng bằng thường nói là “câu cá” và “bắt cua”, chứ “câu cua” thì chưa nghe thấy bao giờ. Nhưng anh Giang và những người bạn trên núi Cấm đi câu cua thật! 

Câu cua trong hốc đá 

Miền núi Quảng Trị trong sương sớm

Mùa này, tiết trời ở huyện vùng cao Hướng Hóa thường se lạnh và sương mù vào sáng sớm, khiến khung cảnh mờ ảo.


Anh Nguyễn Bôn, sinh ra và lớn lên ở Hướng Hóa, một huyện miền núi, biên giới nằm phía tây tỉnh Quảng Trị. 

Với tình yêu thiên nhiên, con người nơi đây, tay máy 27 tuổi đã ghi lại những khoảnh khắc yên bình của quê hương mình. Bộ ảnh được anh chụp từ năm 2019 - 2020.

Huyện có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đ­ường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanmar.