5 thg 7, 2020

Hoa gạo nở đỏ rực trước sân đền hàng trăm năm tuổi ở Sầm Sơn

Hơn 60 năm tuổi, cây hoa gạo giữa sân đền Cá Lập ở phố biển Sầm Sơn bao năm vẫn sừng sững. Tháng 3 về, hoa gạo nở đỏ rực đẹp hút hồn du khách thập phương.

Đền Cá Lập tọa lạc tại phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) có niên đại hàng trăm năm lịch sử. Ngôi đền nằm trong Cụm di tích chùa Khải Nam – đền Cá Lập, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1999.

Về chùa Hưng Phúc – nơi thờ Đào Cam Mộc

Chùa Hưng Phúc – nơi thờ Đào Cam Mộc xưa thuộc làng Tràng Lang, tổng Yên Định, huyện Yên Định, nay là làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định. Theo văn bia “Trùng san Hưng Phúc tự” dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) hiện đang được bảo quản tại nhà văn hóa Lang Thôn, cho thấy Hưng Phúc là tên chữ của chùa, còn trong dân gian gọi là chùa Tràng Lang – cách gọi theo tên làng.

Công trình chùa Hưng Phúc đang được triển khai thi công.

Hai tên gọi trên tồn tại trong đời sống cộng đồng cư dân Tràng Lang cũng như cư dân quanh vùng từ nhiều thế kỷ nay, và nó trở thành tiềm thức trong mỗi người dân vùng này về một nơi thờ Phật và thờ Đức Thánh Đào Cam Mộc – người con của Lang Thôn đã có công lớn trong việc mở ra vương triều Lý thịnh trị trên 200 năm.

Về thăm Phủ Trịnh

Vùng đất cổ Biện Thượng (xã vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc ngày nay), nằm ở tả ngạn sông Mã. Đây là đất quý hương của dòng dõi 12 đời chúa Trịnh. Vùng đất này, trước mặt là sông, sau lưng là núi, gọi là thế “sơn quần thủy tụ”. Giai thoại kể rằng, xưa kia một thầy địa lý đến vùng này, thấy thế đất đẹp đã tiên tri “Vạn thủy thiên sơn giai triều phục”, ý là địa thế núi sông cho thấy nơi đây sẽ phát tích vương hầu, khanh tướng, nên làng Biện Thượng có câu: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí - Thế xuất công hầu tráng đế vương”. Điều đó đã ứng nghiệm trong thế kỷ 15-16, khi xuất hiện dòng dõi Nhà Trịnh trải 12 đời, phò tá triều đình Nhà Lê, gìn giữ giang sơn xã tắc. 

Di tích Phủ Trịnh trước khi trùng tu.

12 pho tượng đá và cây hoa đại hàng trăm năm tuổi ở khu di tích Đa Bút

Dưới chân núi Mông Cù, 12 pho tượng đá cổ trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đa Bút (xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) đang phủ kín màu rêu phong.

Tọa lạc trên vùng đất Biện Thượng, quê hương của nhà Trịnh xưa kia, di tích tượng đá Đa Bút bao gồm 12 pho tượng đá cổ và khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm (vợ của chúa Trịnh Doanh, mẹ của chúa Trịnh Sâm). Bà là người đã lập ra Ngũ quy (5 quy định chấn hưng đất nước), được người dân tôn xưng là bậc thánh mẫu.

4 thg 7, 2020

Công viên Ánh Sáng Kỳ Quan Cổ Đại The Miracle – Hậu Giang

Ngay trong lòng thành phố Vị Thanh, Hậu Giang một quần thể di sản kỳ quan kiến trúc cổ đại được tái hiện sống động đến từng chi tiết. Công viên Ánh Sáng Kỳ Quan Cổ Đại The Miracle sở hữu những công trình độc đáo, cảnh quan mới lạ khác hẳn với nét du lịch miệt vườn sông nước thuần tuý tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang là điểm nhấn tạo diện mạo mới cho ngành du lịch Hậu Giang.


Tọa lạc trong khuôn viên khu đô thị Cát Tường Western Pearl 2, đường Võ Văn Kiệt, Phường 5, Tp. Vị Thanh, Hậu Giang công viên 7 kỳ quan kiến trúc cổ đại trở thành điểm đến yêu của du khách đặc biệt là giới trẻ đến tham quan chụp hình.

Chùa Kh’Leang Sóc Trăng – Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Sóc Trăng với đặc thù có sự cộng cư của nhiều dân tộc, đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc. Đi du lịch Sóc Trăng, bạn sẽ bắt gặp nhiều ngôi chùa, đền cổ kính, nguy nga và tất cả đều mang đặc trưng riêng độc đáo, trong đó phải kể đến chùa Kh’Leang.

Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử gần 500 năm. Chùa Kh’Leang mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer rất tinh tế, sắc sảo, nhưng vẫn pha trộn phong cách Việt – Hoa trong bài trí.

Chùa Kh’Leang tọa lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, TP. Sóc Trăng trong một khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Đến đây du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.


Làng nghề truyền thống làm chuối khô ở Cà Mau

Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Làng nghề truyền thống ép chuối khô chủ yếu tập trung ở 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Đây là một trong những địa phương có nghề trồng chuối và là nguồn chuối nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Làng nghề này nằm gần khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hòn Đá Bạc và cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km.
Không ai xác định được nghề ép chuối khô bắt đầu từ khi nào. Có người nói hơn 60 năm, nhưng cũng có người nói đến khoảng 100 năm. Vùng đất Cà Mau vốn thích nghi để cho nhiều loại cây chuối phát triển. Vào mùa chính vụ, chuối chín nhiều, ăn không hết, bán cũng ít có người mua nên người trồng chuối Cà Mau nghĩ ra việc ép chuối phơi khô để ăn dần. Dần dần, chuối khô đã trở thành một đặc sản của vùng đất Cà Mau. Trải qua những thăng trầm, biến đổi, nhiều thế hệ gia đình nơi đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

Về bãi Đông cát trắng, nắng vàng

Không đông đúc, ồn ào, náo nhiệt… Bãi Đông, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) mang một vẻ đẹp hoang sơ, yên bình mà duyên dáng.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng hơn 60km về phía Nam, Bãi Đông hội tụ nhiều nét đẹp độc đáo được thiên nhiên ban tặng.

Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An

Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm. 

Ngư dân Lê Văn Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú cường, H.Định Quán) với chiếc ghe vồn bắt cá lìm kìm của mình 

Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.

Người canh 'giấc ngủ' của tiền nhân

Khu lăng mộ danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tác giả của bộ Gia Định thành thông chí, quan đại thần dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng) nằm ở KP.3, P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa) được xây dựng cùng năm ông mất đến nay đã khoảng 195 năm. Lăng mộ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Người có công gìn giữ và chăm sóc lăng mộ danh nhân Trịnh Hoài Đức suốt hơn 22 năm qua là cựu chiến binh Nguyễn Đức Thùy (80 tuổi, ngụ P.Trung Dũng, thường gọi là ông Ba). 

Ông Nguyễn Đức Thùy giới thiệu về tiểu sử danh nhân Trịnh Hoài Đức được khắc trong lăng mộ. Ảnh: Đăng Tùng 

Chia sẻ về lý do gắn bó với công việc này, ông Ba cho biết, với ông công việc này không đơn thuần để mưu sinh mà còn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng hướng về bậc tiền nhân có công với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.