10 thg 5, 2020

Độc đáo làng trầu Vị Thủy

Có lẽ ít ai biết ở miền Tây hiện nay có cả một làng trầu với quy mô hàng chục hecta. Đó là làng trầu rộng 32,5ha của khoảng 205 hộ nông dân trồng tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang).

Ngoài trầu, một số hộ dân còn trồng cau. Một buồng cau tốt (sai trái) được bán lẻ với giá khoảng 70.000-80.000 đồng

Hộ có diện tích trồng trầu nhỏ nhất cũng khoảng 50-200
m2, còn hộ có diện tích lớn nhất vào khoảng 2.000-3.000 m2.

9 thg 5, 2020

Nguyên phi Ỷ Lan và các di tích thờ bà tại Hải Dương

Nguyên phi Ỷ Lan có nhiều tên gọi, có tài liệu cho rằng bà tên là Lê Thị Khiết hoặc Lê Thị Yến, Lê Thị Yến Loan, quê tại làng Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loại, nay thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). 

Tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan tại nhà Mẫu chùa Đông Cận 

Theo sách Danh nhân Việt Nam, vua Lý Thánh Tông tuổi ngoài 40 mươi mà chưa có con nên rất lo lắng, nghe tin ngôi chùa ở làng Thổ Lỗi linh thiêng bèn đến cầu tự. Dân làng ra xem rất đông, duy chỉ có một người con gái đang cắt cỏ, nhìn kiệu vua đi qua, đứng tựa vào gốc cây lan mà cất tiếng hát.

Chuyện về danh tướng Đào Nhã và di tích đình Đồng

Đình Đồng thuộc thôn Đồng Xá Bắc, xã Đồng Cẩm (trước là xã Đồng Gia, Kim Thành) thờ danh tướng Đào Nhã - người có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. 

Cảnh quan của khu di tích đình Đồng 

Thôn Đồng Xá Bắc và Đồng Xá Nam hiện nay nguyên là làng Đồng Xá, tên nôm là Đồng - một làng cổ với thiết chế xã hội chặt chẽ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vùng đất này xưa là đất Phí Gia thuộc Trà Hương. Đời Lê Thánh Tông có tên là huyện Kim Thành (năm 1469) thuộc phủ Kinh Môn. Năm Minh Mệnh 14 (năm 1833) đổi thuộc phủ Kiến Thụy. Đầu thế kỷ XIX, Đồng Xá là một xã thuộc tổng Phí Gia, huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xã Đồng Xá chuyển thành thôn và sáp nhập với thôn Phí Gia, lập thành xã mới lấy tên là Đồng Gia. Năm 1990, do địa bàn rộng, dân số đông, thôn Đồng Xá tách thành hai thôn Đồng Xá Bắc và Đồng Xá Nam. Đình Đồng nằm tại thôn Đồng Xá Bắc, nhưng nhân dân địa phương vẫn gọi là đình Đồng theo tên nôm và di tích là công trình tín ngưỡng chung của hai thôn.

Thương lắm ô môi!

Đã có một thời, hình ảnh ô môi ngập tràn trong ký ức của tôi. Quên sao được những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Con nước sông quê ngày ấy trong xanh, soi bóng những hàng ô môi trụi lá. Đám con nít ranh chúng tôi thường cử những đứa nhỏ con nhưng lớn gan trèo lên những cành ô môi già cỗi để hái trái ném xuống. Thời tôi còn bé, quà vặt ít lắm nên thứ trái hoang dại như ô môi cũng là món ngon. Bẻ xong đâu thể ăn liền, phải lấy dao rọc 2 bên thân trái để lộ ra những mắc ô môi đen sì, ngon ngọt hương vị quê nghèo.

Bông ô môi, rơi đầy trước ngõ
Bao kỷ niệm về tiềm thức trong tim…

Có lẽ, những ai lắng nghe bài hát này đều bồi hồi tiếc nuối cho cuộc tình dang dở nơi miền quê xa xôi nào đó. Nhưng lắng đọng hơn, họ còn thiết tha thương nhớ cái sắc tím dìu dịu đã hằn in vào ký ức trong những năm tháng tuổi thơ.

Mùa nắng đến, ô môi oằn mình trong cái nóng hầm hập và kết những chùm hoa rực rỡ. Những bông hoa nhỏ xíu, phơn phớt hồng mang vẻ đẹp chân chất như cô gái quê. Người mơ mộng một chút sẽ gọi đấy là “hoa đào của miền Tây”, còn người thực tế lại yêu thích cái đẹp dịu dàng, không trộn lẫn của loài hoa này.

8 thg 5, 2020

Linh Bửu Tự - Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc…


Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…

3 thg 5, 2020

Khám phá bãi đá khắc chữ cổ trên núi Đồn ở Nghệ An

Trên núi Đồn xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn có một bãi đá khắc chữ Hán cổ, được xem là dấu tích ấn tượng về một thời dạy học bình văn của Thám hoa Nguyễn Đức Đạt - nhà tư tưởng, giáo dục nổi tiếng thời Nguyễn. 

Núi Đồn hay còn gọi là núi Đại Lạn sừng sững nhô ra giữa sông Lam như một bức tường thành khổng lồ, bảo vệ, che chắn cho làng mạc và những bãi phù sa màu mỡ. Ảnh: Huy Thư .