22 thg 4, 2020

Giá trị văn hóa độc đáo chùa làng Vẽ

Chùa Vẽ thuộc làng Vẽ, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) hiện còn bảo lưu nhiều giá trị di sản văn hoá độc đáo.

Năm 2018, khi tu sửa chùa, người dân địa phương đã phát hiện 3 bệ chân tảng đá hoa sen mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) dưới phần nền toà Tam bảo. Bệ đá chân tảng có cạnh hình vuông, chất liệu đá xanh, bề mặt trang trí hình hoa sen được bố cục các cánh thành một vòng tròn. Hoa sen bao gồm 16 cánh chính và 16 cánh phụ ở dưới. Viền theo các cánh sen có một đường gờ chìm. Nét chạm tỉ mỉ, tinh tế, tôn lên vẻ cao quý của hoa sen. Điều này mở ra cái nhìn mới về lịch sử chùa Vẽ, có thể ngôi chùa cổ này đã được xây dựng từ thời Trần - khác với trước đây người ta cho rằng chùa Vẽ được xây dựng dưới thời Lê (thế kỷ XVII- XVIII).

Chùa Vẽ.

Xuân theo sông Thương

Thật đa nghĩa, khi ta nghĩ về tên gọi của dòng sông. Đó là biếc xanh, như trường hợp nói câu “Thương hải biến vi tang điền” (Biển biếc biến thành ruộng dâu) khi sông trong vắt mà róc rách chảy qua vùng đồi núi khởi nguồn Chi Lăng, Hữu Lũng.
Nhưng lại là nhớ thương khi đến chỗ có ngôi làng Thương ở bờ bên phải tòa Phủ Lạng Thương, thì các cuộc tiễn đưa xưa phải chia tay ly biệt người từ kinh đô lên biên ải. Còn lúc biến âm mà nói Thương thành Xương, như khi đọc các địa danh: Thọ Xương, Xương Giang… thì đó lại thành ra là tươi tốt, thịnh giàu.

Sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang. Ảnh: Hương Giang

19 thg 4, 2020

Khám phá Phia Oắc - Phia Đén

Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một “viên ngọc quý” có giá trị về đa dạng sinh học và địa mạo địa chất mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng.

Phia Oắc - Phia Đén là tên hai đỉnh núi cao nhất trong khu vườn quốc gia. Đỉnh Phia Oắc có độ cao 1.931 m, được ví như "nóc nhà” phía Tây của tỉnh Cao Bằng. Hiện nay, vườn có 496 loài động vật có xương sống, ngoài ra còn hàng nghìn loài động vật không xương sống, côn trùng... Trong số các loài động vật có tên trong danh mục, đã xác định được 58 loài động vật quý hiếm, bao gồm 30 loài thú có tên trong Sách đỏ Việt Nam; 12 loài bò sát, trong đó 3 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp; 3 loài ếch nhái, trong đó 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm, những nguồn gen động vật này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao.

Nơi đây có cấu tạo địa chất rất đặc biệt với những dãy núi cao, nhiều khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, thiếc, vonphram, quặng uranium... Phia Oắc - Phia Đén vẫn giữ được rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, có băng tuyết về mùa đông và là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.

Đỉnh Phia Oắc với cung đường uốn lượn giữa rừng già. Ảnh: An Nhiên

Một thoáng Cô Thôn

Mặc cho sự khắc nghiệt của thời gian và sự tác động của đời sống thời hiện đại, buôn Cô Thôn vẫn bền bỉ giữ gìn được những giá trị di sản văn hóa và tập tục có từ lâu đời của tộc người Ê Đê bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột. 

Nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chừng 2km về hướng Bắc là buôn Cô Thôn hay còn gọi là buôn Ako Dhong. Trong tiếng Ê Đê, Ako Dhong có nghĩa là đầu nguồn suối và trên thực tế buôn này cũng nằm ngay đầu nguồn suối Ea Nuôl.

Buôn Cô Thôn được xem là buôn làng giàu mạnh, đẹp nhất Tây Nguyên và có lẽ cũng là buôn duy nhất hiện còn giữ được dáng dấp, nét độc đáo của buôn làng truyền thống người Ê Đê.

Vẻ đẹp độc đáo ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê ở buôn Cô Thôn. Ảnh: Thanh Hòa

Trải nghiệm 7km nối dài của động Thiên Đường

Động Thiên Đường (thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng) từ lâu là địa điểm du lịch quen thuộc với những du khách mỗi khi đến Quảng Bình. Thế nhưng, hầu hết du khách chỉ biết đến tour 1km đầu được xây cầu gỗ và ánh sáng dẫn đường, mà ít người biết rằng phía sau còn có 7km hang động chỉ dành cho du khách ưa thích sự kỳ bí khám phá. 

Trước khi bắt chuyến khám phá, chúng tôi được nghe hướng dẫn viên giới thiệu thông tin cơ bản của hành trình và mỗi người được phát chiếc đèn pin nhỏ đội đầu cùng đôi dép rọ. Sau khi kết thúc đoạn 1km hang đã đưa vào khai thác du lịch, chúng tôi bắt đầu đi xuống và phải bật đèn trên đầu để có đủ ánh sáng nhìn đường đi để khám phá 7km tiếp theo trong tour 2 du lịch động Thiên Đường.

Khoảng 500m đầu tiên, qua ánh sáng le lói của chiếc đèn pin, chúng tôi thấy hơi nước ở dưới lòng động bốc lên khiến không gian trở lên huyền ảo. Ở dưới chân có thể thấy các khối măng đá có hình thù khác nhau. Không chỉ vậy, càng đi sâu vào trong động, chúng tôi bắt gặp những nhũ đá mà theo hướng dẫn viên gọi là nhũ ống, nhũ cành, nhũ rèm có màu đen, vàng, trắng...

Bánh dân gian của đồng bào Chăm

Nhiều món bánh dân gian truyền thống của người Chăm như: bánh bò nướng, bánh cay, bánh nambarang, bánh bông lan… thường có những nguyên liệu cơ bản là bột mỳ, bột gạo, nước dừa hoặc nước của cây thốt nốt cùng với ớt cay hòa quyện nên hầu hết mang hương vị thơm nồng, béo và cay vốn là đặc trưng khẩu vị yêu thích của họ. 

Những món bánh truyền thống này thường được làm nhiều vào nhịp dịp cưới hỏi, nghi lễ tôn giáo, dịp lễ hội, tết truyền thống... Nguyên liệu và cách chế biến bánh của đồng bào Chăm ở An Giang đã mang lại một nét đặc trưng rất riêng so với các loại bánh cùng tên do những nơi khác làm ra.

Nguyên liệu cơ bản thường dùng làm các loại bánh kể trên là bột mỳ, bột gạo, hột vịt, nước cốt dừa, củ hành, ớt, muối… ngoài ra, một số loại bánh còn dùng các loại lá cây có nhiều ở địa phương dùng để trang trí và tạo thêm mùi thơm cho món bánh. Mỗi món bánh sẽ có một cách pha chế nguyên liệu và cách nấu riêng để mang lại hương vị khác biệt của món bánh đó. Như bánh bò, bánh nambarang được làm từ bột gạo, bánh bông lan làm từ bột mỳ và phải có thêm nước cốt dừa hoặc bột dừa để tạo độ xốp cho chiếc bánh, khi ăn sẽ mang lại cảm giác giòn thơm, không quá dai. Có thể thay thế nước cốt dừa bằng nước của trái thốt nốt sẽ làm món bánh thơm mùi thơm đặc trưng của trái thốt nốt – vốn là loài cây có rất nhiều ở vùng đất An Giang.

Bột gạo và bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm những món bánh dân gian truyền thống của đồng bào Chăm như bánh bò nướng, bánh cay, bánh namparang.

Cốm nếp một năm chỉ có hai lần

Người H'Re làm cốm từ nếp mới gặt, chưa phơi, chưa bóc vỏ; trộn với chả, trứng gà để thưởng thức thành quả đầu mùa. 

Cuối tháng ba, những cánh đồng ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi nhuộm sắc vàng với lúa chín vụ Đông Xuân. Ngoài các giống lúa thông thường để nấu cơm, người H'Re còn để dành những thửa ruộng nhỏ để trồng nếp "sọc sạc", một giống nếp thuần chủng được gìn giữ qua nhiều đời để gói bánh tét, nấu rượu, làm cốm... 


Bà Phạm Thị Thung gặt lúa nếp vụ Đông Xuân. Ảnh: Phạm Linh. 

Cây hoa bún: "Báu vật" 300 năm tuổi của làng Đình Thôn

Cây hoa bún có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi được người dân Đình Thôn (Mỹ Đình, Hà Nội) được xem như “báu vật” của làng. Cây hoa bún độc nhất vô nhị ở Hà Nội nở màu vàng rực rỡ và trở thành nét đặc trưng của làng Đình Thôn mỗi khi tháng 4 về. 

Cây hoa bún có tuổi đời đến 300 năm có lẻ đã gắn bó bao đời với người dân trong làng Đình Thôn đang trổ hoa vàng rực rỡ. 

16 thg 4, 2020

Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu

Mỗi khi đến với những bản làng văn hóa các dân tộc tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, du khách không thể không ghé thăm xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban tại xã Nà Pòn, bản Lác. Đây là địa điểm trải nghiệm để du khách tìm hiểu về dệt lụa thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương đồng thời tham quan showroom trưng bày sản phẩm cạnh cơ sở sản xuất. 

Xưởng dệt thổ cẩm Hoa Ban được thành lập và phát triển từ năm 2008, sản phẩm ở đây được làm thủ công truyền thống với nguyên liệu là những cây trồng thiên nhiên bản địa. Chị Vi Thị Thuận- nghệ nhân người dân tộc Thái là quản lý của cơ sở sản xuất dệt thổ cẩm Hoa Ban cho biết: đội thợ của Hoa Ban vững tay nghề và tâm huyết với công việc. Một số chị em đã tích cực học thêm tiếng Anh để có thể giới thiệu đến du khách nước ngoài nét độc đáo của sản phẩm thổ cẩm cũng như tái hiện quy trình làm ra sản phẩm. Hoa Ban hiện có hơn 30 dòng sản phẩm như: túi xách, quần áo, khăn, ví, gối, dép, các con thú xinh xắn…., hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Thái, Mường...

Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa danh du lịch khám phá
với những sắc màu văn hóa của vùng cao trong đó có xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban. 

Làng thêu Quất Động

Làng thêu Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi chuyên thêu các trang phục cung đình thời phong kiến. Ngày nay, những sản phẩm thêu tay sắc màu rực rỡ, khắc họa nét đẹp đất nước con người Việt Nam được bạn bè quốc tế gần xa ưa chuộng, tin dùng. 

Ông tổ nghề Thêu của làng Quất Động là tiến sĩ Lê Công Hành sống ở thế kỷ XIV. Một lần đi sứ sang Trung Quốc, ông học được nghề thêu và mang những hiểu biết, kiến thức đã học được về truyền lại cho dân làng. Trải qua thời gian, người dân trong làng đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới, đưa nhiều chủ đề vào tranh thêu với các nội dung thể hiện nếp sinh hoạt trong đời sống của người Việt. Trình độ thêu tay ở Quất Động cũng từ đó đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện.

Sau công việc của nhà nông là trồng lúa thì người dân trong làng Quất Động tập trung làm nghề thêu. Đến Làng Quất Động, trong mỗi gia đình đều có khung thêu truyền thống. Nhiều gia đình có đến 7 thế hệ làm nghề thêu.

Làng nghề thêu tay Quất Động có nhiều người dân các tỉnh về học. Ảnh: Trịnh Bộ