5 thg 2, 2020

Sắc bùa - nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc vào Xuân

Gắn với nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi, hàng năm, người Kinh và người Mường ở nhiều vùng thường thực hành sắc bùa vào thời điểm gần với Tết Nguyên đán. Loại hình văn hóa tiêu biểu này chứa đựng những giá trị văn hóa quý báu, được lưu truyền từ xa xưa. 

Sự tương đồng và phổ biến

Lễ hội sắc bùa hay hát sắc bùa là một hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp ở nhiều tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Hát sắc bùa, séc pùa hay còn gọi là xéc bùa (có nơi gọi xắc bùa hay khoá rác) xéc bùa, tiếng Mường có nghĩa là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, sắc bùa còn có nghĩa là phép thuật. “Séc” là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. “Bùa” là “bùa phép” hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống - một phương tiện văn hoá màu nhiệm để chủ thể văn hóa cầu mong những điều tốt lành không chỉ cho cá nhân và cả gia đình, cộng đồng khi tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Loại hình diễn xướng tập thể này gắn liền với một hoạt động nghi lễ và các trò vui chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian với các hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới và trừ tà được lưu truyền từ xa xưa. 


Cồng không thể thiếu trong lễ hội sắc bùa Mường ở Hòa Bình. 

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Vườn hoa Lý Thái Tổ bên bờ hồ Gươm ở Hà Nội từng mang nhiều cái tên khác nhau trong quá khứ. Mỗi cái tên lại gắn với một câu chuyện lịch sử của thủ đô...

Nằm bên bờ hồ Gươm - trái tim của thủ đô Hà Nội – có thể nói vườn hoa Lý Thái Tổ là vườn hoa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Xung quanh lịch sử vườn hoa này có nhiều câu chuyện mà không phải ai cũng biết

Tượng đài vua Lê Thái Tổ cổ nhất Hà Nội

Có ý kiến cho rằng Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải cho dựng tượng đài vua Lê Thái Tổ bên bờ Tây hồ Gươm là để đối trọng với một bức tượng của người Pháp ở phía bờ hồ đối diện...

Nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía Tây hồ Gươm, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay

Dinh thự cổ đặc biệt mới mở cửa ở Dinh Độc Lập

Tại tòa dinh thự trăm tuổi nằm trong khuôn viên Dinh Độc Lập, du khách sẽ được giới thiệu về Sài Gòn thời thuộc địa với những thay đổi quan trọng trong giao thông, kiến trúc, thương mại và đời sống xã hội..

Trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập ở TP HCM ngày nay có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là dấu tích còn lại từ thời Dinh Norodom - biểu tượng sức mạnh, sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.

4 thg 2, 2020

Tháp Phổ Minh – Bảo vật vô giá thời Trần

Cách trung tâm thành phố Nam Định 5 km về phía Tây Bắc, tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. 

Nét kiến trúc Phật giáo độc đáo


Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Sử sách ghi lại rằng, năm 1308 sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi tháp Phổ Minh được xây dựng lên trên. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí nổi danh. Những dấu mốc bằng đá dưới chân tháp chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau khi quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta nên những dấu mốc ấy không còn nữa.

Tháp Phổ Minh ghi dấu những đặc sắc kiến trúc thời nhà Trần. 

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.

Nghệ thuật diễn xướng mang tính thể thao 


Trống đôi, hay còn được gọi là Chigưl là nhạc cụ thuộc họ màng rung có từ lâu đời của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, Đồng Xuân, Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Gọi là trống đôi vì trống luôn được diễn tấu theo cặp gồm trống đực và trống cái. Loại nhạc cụ này được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi. 

Múa trống đôi độc đáo của người Chăm H’roi.