19 thg 12, 2019

Nghi lễ nghề nông của đồng bào Thổ

Người Thổ là cư dân bản địa mang nặng dấu ấn văn hóa Việt Mường xa xưa, được bảo tồn tới ngày nay. Nét độc đáo đậm đà bản sắc Thổ chính là tín ngưỡng dân gian về nghi lễ nông nghiệp.

Lễ xuống giống cội nguồn của canh tác nương rẫy
Trong hệ thống quan niệm vạn vật hữu linh, người Thổ tồn tại bền vững tín ngưỡng thờ hồn lúa, vía lúa hay còn gọi là mẹ lúa. Coi cây lúa là loại cây trồng linh thiêng mang lại nguồn sống lớn nhất để cho con người tồn tại và phát triển. 

Tái hiện lễ bốc Mó của đồng bào Thổ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (4/2017). 

Phố Lãn Ông: Con phố có mùi nồng nàn nhất Hà Nội

Cả con phố này mang một mùi hương đặc trưng, khiến những người ở xa khi đi qua phố không khỏi ngạc nhiên và ấn tượng...

Phố Lãn Ông là một con phố dài 180 mét, bắt đầu từ ngã tư Hàng Đường - Hàng Ngang kéo dài đến phố Thuốc Bắc trong khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Đức Môn, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương cũ.

Phố Hàng Bông: Con phố có nhiều tên gọi nhất Hà Nội

Ở Hà Nội, có một con phố từng mang đến gần chục tên gọi khác nhau. Đó là phố nào?

Phố Hàng Bông dài gần 1 km, là một trục phố quan trọng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Ít ai biết rằng con phố này từng mang rất nhiều cái tên khác nhau

Phố Hàng Thiếc: Một làng nghề ở Hà Nội

Với hàng chục hộ còn duy trì hoạt động chế tác đồ kim loại, quy mô sản xuất của toàn phố Hàng Thiếc không thua kém gì một làng nghề. Đây thực sự là một con phố có 1-0-2 trong 36 phố phường Hà Nội ngày nay.

Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Thiếc dài khoảng 140 mét, một đầu thông sang phố Hàng Nón và một đầu là ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc. Trong các phố nghề truyền thống còn được duy trì ở 36 phố phường Hà Nội, phố Hàng Thiếc với nghề làm đồ thiếc là phố nghề quy mô lớn nhất.

17 thg 12, 2019

Tản mạn về danh xưng của vua săn voi

Nếu các bạn có quan tâm đến vùng đất Buôn Ma Thuột thì chắc thế nào cũng nghe nói đến những ông vua săn voi. Tui may mắn hơn một chút, vì đã từng có dịp... ôm một trong những ông vua đó!

Ama Kông, người săn voi nổi tiếng cuối cùng. Ông qua đời năm 2012. (Có cần chú thích thêm rằng Ama Kông là người ngồi để khỏi nhầm lẫn hông ta?)

Làng mỹ nghệ từ sừng

Từ những nguyên liệu thô ráp và đơn giản như chiếc sừng trâu, sừng bò, qua bàn tay của người thợ ở làng Sừng – làng Thụy Ứng (huyện Thường Tín – Hà Nội) đã trở thành những sản phẩm tinh xảo, hấp dẫn đối với khách phương xa, thể hiện tài năng khéo léo của người thợ ở một vùng quê.

Dọc theo những ngôi nhà trên trục đường chính của làng chúng tôi vẫn thấy nét đặc trưng truyền thống của làng nghề này, với những cặp sừng mỹ nghệ vươn lên ngạo nghễ, những con rồng, phượng, rùa, khung tranh ảnh, lược, móc khóa, trâm cài tóc và rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ khác được trưng bày. Tất cả đã cho thấy sự phát triển của các sản phẩm mỹ nghệ từ sừng ở vùng quê này. 

Dù năm nay đã ở tuổi ngoại thất tuần, song nghệ nhân Nguyễn Văn Kiến vẫn ngày ngày dành đam mê với sừng mỹ nghệ, tìm tòi những tác phẩm tinh xảo hơn . Ảnh: Nguyễn Quyền 

Phố “nôi” miền Hương - Ngự

Đường Lê Duẩn bắt đầu từ đèn xanh đèn đỏ cầu Giả Viên ra phía Bắc đến cửa Chánh Tây người Huế đặt tên là “phố nôi”. Xóm đan nôi khoảng chục hộ; trong số đó là họ hàng với nhau, gọi cửa hiệu theo tên tục như hiệu nôi ông Thành, ông Tuấn, nôi mệ Hoa, chị Thương... 

Nghề “gia truyền”
Xóm đan nôi mây tre ở đây không nhiều, khoảng chục hộ theo nghề truyền thống. Không ai nhớ chính xác nghề đan nôi mây tre ở đây có từ bao giờ. Chỉ biết đến bây giờ, họ đều là đời thứ 3, thứ 4 theo nghề gia truyền. Tới phố “nôi” tôi được gặp bà Trần Thị Hoa, cái tên nổi bật nhất ở đây. Đã hơn 70 tuổi bà vẫn ngồi đan nôi mà không cần đeo kính lão. Tay liên tục rút tao mây nhanh nhẹn, bà Hoa cho biết: Dọc theo đường Lê Duẩn ở Huế có đến chục gia đình theo nghề làm nôi mây tre từ những năm 40 đến nay. 

Sản xuất nôi trẻ em loại bình dân (bốn tao nôi bằng dây thừng) ở làng nghề Bao La (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). 

Bún đậu Hà Nội

Bún đậu chấm mắm tôm vốn là món ăn vô cùng dân dã và quen thuộc của người dân Hà Nội. Món ăn quen thuộc này có mặt ở khắp nơi từ góc phố, quán cóc, khu chợ cho đến tận cả những nhà hàng ở Hà Nội. 

Bún đậu là món ăn không biết có từ bao giờ ở Hà Nội, nhưng lại trở thành món ăn dân dã được nhiều người yêu thích mà nhiều du khách khi đến Hà Nội nhất định muốn ăn thử. Ở Hà Nội, người ta hay giới thiệu cho bạn bè đến một số quán bún đậu có tiếng như Hàng Khay, Phất Lộc, Mã Mây… để ăn thử món ăn này.

Nguyên liệu làm bún đậu được kén kĩ, bún phải là loại bún miếng sợi nhỏ được cắt ra thành từng miếng và đậu phải rán để vỏ vàng giòn, giữ được vị béo ngậy.

Đậu phụ được rán giòn tạo nên lớp vỏ vàng óng.

16 thg 12, 2019

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu


Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

Bí ẩn những lễ hội nhảy lửa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam

Lửa là yếu tố tâm linh, được thần hóa - đại diện cho lực lượng siêu nhiên trong tín ngưỡng nguyên thủy của nhiều cộng đồng dân tộc, tiêu biểu như người Dao, Pà Thẻn, Chăm... Những lễ hội gắn với lửa là nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, là mạch nguồn sức mạnh giúp cộng đồng gắn kết, lạc quan, yêu đời, vượt qua muôn vàn khó khăn.

Lửa thiêng trong đời sống tâm linh các dân tộc việt Nam


Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có tục thờ thần lửa với cách thức, hình thức, mức độ thể hiện khác nhau. Tục thờ thần bếp, thắp nhang (hương), thắp đèn, nến hay đốt mã trong nhiều nghi thức cúng hay trong các lễ hội của hầu hết các cộng đồng dân tộc Việt Nam là một trong những dấu hiệu rõ nhất, phổ biến nhất của tục thờ thần lửa. Cùng với nước, lửa là đại diện cho những vị thần được tôn kính, có sức mạnh phi thường và đem đến cuộc sống ấm no, sung túc, an lành. Mặt khác, lửa còn có ý nghĩa là nguồn năng lượng tốt, mạnh mẽ nhất ngăn các năng lượng xấu, xua đuổi tà ma và cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Lửa cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong quan niệm về ngũ hành. Tuy nhiên, dù lửa được thờ quanh năm ở nhiều dân tộc nhưng không phải dân tộc nào cũng có lễ cúng hay lễ hội dành riêng cho nó. 

Nhảy lửa của người Pà Thẻn.