25 thg 11, 2019

Chợ đặc sản mắm vùng biên giới miền Tây

Chợ Châu Đốc bán hàng trăm loại mắm làm từ cá, tôm, ba khía... với giá phải chăng. 

Chợ Châu Đốc là điểm du lịch nổi tiếng, chuyên bán các mặt hàng mắm, thủy hải sản khô ở miền Tây. Chợ nằm ở trung tâm TP Châu Đốc, gần biên giới Campuchia. 

Lão nông Mười Cương làm ca cao

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ 10 km, vườn ca cao Mười Cương là điểm du lịch sinh thái vô cùng thú vị dành cho những du khách yêu thích trải nghiệm văn hóa địa phương. Thương hiệu ấy gắn liền với những nỗ lực của lão nông Lâm Thế Cương.

Chủ nhân vườn ca cao 60 tuổi
Từ trung tâm thành phố Cần Thơ về ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền mất chừng 10 km nhưng du khách có thể đi bằng đường thủy theo sông hoặc con đường bộ xuyên giữa những vườn cây sum suê. Phong Điền là mảnh đất trù phú nhất của vùng đất Tây Đô, với những miệt vườn quanh năm sai trĩu quả. Bởi thế, cách đây chừng 60 năm, nơi đây được chọn là một trong những vùng trồng ca cao với hi vọng mang lại thu nhập cho người dân. 

24 thg 11, 2019

Vũng Tàu - nơi biển xanh vẫy gọi

Là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam, Vũng Tàu được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách, với vẻ đẹp thiên nhiên cùng nhiều điểm du lịch thú vị, bờ cát trắng trải dài, nước biển trong xanh, không khí mát lành. 

Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 110 km về phía Đông, Vũng Tàu có đường bờ biển trải dài 20km, nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất. Nơi đây có rất nhiều bãi biển sạch và đẹp, quanh năm thu hút đông đảo khách du lịch.

Được mệnh danh là bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, Bãi Sau (còn gọi là Bãi Thùy Vân) bốn mùa phẳng lặng với làn nước trong xanh, mát rượi và những con sóng dịu êm. Vẻ đẹp hài hoà của thiên nhiên giữa những rừng phi lao cổ thụ, rừng dương xanh ngút ngàn với màu trắng của những đồi cát, màu xanh trong vắt của biển cả, khiến Bãi Sau trở nên vô cùng hấp dẫn.

Nếu như Bãi Sau mang trong mình vẻ đẹp hiền hòa, thì Bãi Trước lại đẹp theo một cách khác sôi động hơn, mang đậm trong mình hơi thở của cuộc sống phồn hoa sung túc. Bãi Trước còn có tên gọi là Bãi Tầm Dương, nằm ở hướng Tây Nam của biển Vũng Tàu. Nhìn từ trên cao, đường bờ biển hiện lên mang hình dáng của mảnh trăng khuyết, lưng tựa vào đất liền, hai đầu mảnh trăng là hai ngọn núi Tương Kỳ và núi Tao Phùng. 

Vẻ đẹp hài hòa của Bãi Sau.

Vị của quê

Buổi trưa hôm ấy, tôi là một người khách phương xa lỡ đường, dừng chân ăn vội ở quán bún nhỏ không có tên ở thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Tôi có dịp thưởng thức lại món bún sả - được xem là đặc sản của xứ này. Ngoài việc cảm nhận vị ngon lạ miệng của tô bún, tôi có thêm những trải nghiệm rất nhẹ nhàng, an yên.

Trong cơn đói muộn bữa, tôi vẫn thấy tô bún sả được dọn ra không thật sự ngon xuất sắc. Trên cùng là một nhúm rau răm, lớp hỗn hợp sả và cá, giữa là bún, còn rau nằm cuối. Chỉ có vậy. Khách muốn thêm chút ớt bằm, nặn miếng chanh, nêm thêm muỗng mắm me hoặc nước mắm, ăn kèm với trứng vịt lộn… tùy khẩu vị. Nhưng khéo ở chỗ, trộn tô bún lên, mỗi một gắp đũa cho vào miệng đều như tan ra. Sả chẳng cay nồng, cá chẳng tanh, cũng không xảm xảm. Tất cả đều mặn vừa đủ, thơm vừa đủ, no vừa đủ, lại vừa giá tiền 12.000 đồng/tô. Thông thường, đối với các món bún, khi buông đũa, người ăn hay chừa lại một phần nước lèo trong tô. Nhưng riêng bún sả, toàn bộ “linh hồn” nằm ở phần nước, nên cách ăn đúng nhất là húp sạch. Nhìn tô bún trống không, chủ quán sẽ mãn nguyện lắm!

Về Hà Tĩnh, “say” trong bát nước chè xanh nghĩa tình

Chẳng biết tự bao giờ, tập tục cả xóm quây quần uống nước chè xanh vào mỗi sớm mai, vào những buổi trưa hè hay đêm đông lạnh giá được hình thành đi vào trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân Hà Tĩnh.

Đậm đà bát nước chè xanh. Ảnh internet

Khi chú gà trống đậu trên cành, phô cái mào đỏ kiêu hãnh ngẩng cao cất tiếng gáy, cũng là lúc người phụ nữ trong gia đình nhanh chân đi om ấm nước chè xanh. Ấm chè xanh giản đơn nhưng là tâm huyết, tấm lòng hiếu khách của chủ. Công đoạn nấu nước chè được chuẩn bị rất cẩn thận, kỹ càng. Chè phải tươi, cành nhỏ, lá dày.

Đến Sóc Trăng đừng quên bánh ống, bánh dứa

Khi hoàng hôn dần xuống, cũng là lúc những xe đẩy, gánh hàng bán bánh ống, bánh dứa (bánh cổ truyền của đồng bào Khmer) xuất hiện, tỏa những làn khói trắng kèm theo mùi hương lá dứa cộng hưởng với mùi thanh ngọt từ “hạt ngọc” phảng phất khiến người qua đường khó mà cầm lòng trước món ăn đường phố được làm từ nguyên liệu sẵn có, không xa hoa như: gạo, nếp, dừa... Đến Sóc Trăng đừng quên thưởng thức món bánh ống, bánh dứa, một trong những món ăn độc đáo của vùng đất mến khách và có nền ẩm thực đa dạng, phong phú của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Tôi tìm và gặp chị Thạch Thị Thanh Sang ở Phường 5 (TP. Sóc Trăng) trong Liên hoan ẩm thực đường phố năm 2019 (hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2019), người có mười mấy năm gắn bó với công việc làm bánh ống. Tuy luôn tay làm bánh để kịp bán cho khách nhưng chị vẫn tranh thủ trò chuyện với tôi và không ngại chia sẻ bí quyết làm món bánh ống truyền thống mà mẹ chồng chị truyền lại. 

Bánh ống (trái) do chị Thạch Thị Thanh Sang và bánh dứa (phải) do chị Lý Thị The làm để phục vụ sở thích ẩm thực khách qua đường. Ảnh: Minh Huy 

Giếng cổ ở làng An Phú

Nằm giữa xóm An Phú, thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Phú (Bình Sơn), giếng cổ nơi đây không chỉ cung cấp nước sạch cho nhiều hộ dân mà còn là chứng nhân của lịch sử. Không ai biết giếng này có từ bao giờ, chỉ biết rằng qua bao mùa mưa nắng, nguồn nước giếng ngọt lành chẳng bao giờ vơi.

Giếng cổ ở làng An Phú được xây bằng đá ong, đá cuội. Qua hai cuộc kháng chiến, bị bom đạn tàn phá ít nhiều, nên người dân trong làng góp tiền tu sửa, tô thêm xi măng bên ngoài và làm nắp đậy bên trên để gìn giữ chiếc giếng cổ. Người dân thường gọi đây là giếng Chòm.

Theo lời giải thích của người dân, thì giếng Chòm ý chỉ là một chòm dân ở gần chiếc giếng cùng sử dụng nguồn nước này. 

Dù có hệ thống nước sạch, nhưng nhiều hộ dân ở xóm An Phú, thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Phú (Bình Sơn), vẫn lấy nước ở giếng cổ để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. 

Chợ Đồng Ké, một thời hưng thịnh

Chợ Đồng Ké thuộc xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh) từ lâu là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa khá sầm uất ở khu tây huyện Sơn Tịnh. Chợ có vị trí rất thuận lợi trong mối giao thương, do nằm sát sông Trà và tuyến đường từ Sơn Tịnh lên huyện miền núi Sơn Hà.

1. Sông Trà ngày trước là tuyến đường thủy quan trọng, hàng hóa từ miền xuôi được chuyên chở đến đây và lâm sản cũng theo thuyền xuôi từ vùng cao về để hội tụ mua bán. Song song với đường thủy là đường bộ, hàng hóa do sức người gồng gánh, mang vác đến chợ. Trong quá trình phát triển, dần dần người đến chợ, vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, rồi đến các phương tiện cơ giới hiện đại như hôm nay.

Nhờ vị trí thuận lợi, nên chợ Đồng Ké sớm giữ vai trò của một chợ đầu mối. Cả một khu vực rộng lớn, nhiều xã ngày trước không có chợ đều dồn về đây kẻ bán, người mua tấp nập, nên chợ rất hưng thịnh. Ngoài số người đến chợ trực tiếp mua bán theo nhu cầu của mình, còn có các thương lái đứng ra thu mua hàng hóa của người dân đem đến, rồi bán sỉ lại cho người mua đi nơi xa. Cứ thế, nguồn hàng tiếp tục được bán phân nhỏ lại đến người tiêu dùng.

Chợ Đồng Ké, xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh). 

Bây giờ, núi Ấn hết tranh...

Từng là ngọn núi được bao phủ bởi những trảng cỏ tranh dày đặc. Vậy mà nay, dẫu đã cố công luồn rừng, len rẫy, cũng chẳng thấy được bóng cỏ tranh trên núi Thiên Ấn (ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi). Cỏ tranh không còn, nên tấm lòng người xưa gởi gắm qua câu ca dao “Bao giờ núi Ấn hết tranh/ Sông Trà hết nước, anh đành xa em” bỗng trở nên lạc điệu, buồn tênh...

Tôi theo lối hành hương lên núi Thiên Ấn. Nơi đây không còn là ngọn núi của “Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh/ Liều mình lén mẹ theo anh phen này”, mà người xưa từng miêu tả. Đường lên Thiên Ấn bây giờ in bóng các loại cây lấy gỗ như bạch đàn, keo... do người dân trồng dày đặc từ chân lên đến đỉnh núi. Thi thoảng, cũng có vài khoảnh đất còn trống chưa trồng keo bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc đầy, nhưng tuyệt nhiên, không tìm được bóng dáng cỏ tranh.


Sườn núi Thiên Ấn từng một thời dày đặc cỏ tranh nay chỉ còn keo lai, bạch đàn và cây bụi mọc chen chúc. 

21 thg 11, 2019

Bún riêu sông Vệ

Dãy quán bún riêu ở thị trấn sông Vệ (Tư Nghĩa) từ lâu đã nổi tiếng với hương vị đậm đà được chế biến từ cua đồng. Nơi đây trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách thập phương.

"Làng" bún riêu Sông Vệ chẳng biết có từ bao giờ, chỉ biết hết lớp đến lớp các gia đình nối nghiệp truyền thống, cứ thế tiếng lành đồn xa, mỗi khi có dịp ghé Sông Vệ nhiều du khách tìm đến đây để thưởng thức.

Theo các bậc cao niên trong vùng, từ xa xưa, ở khu vực sông Vệ đã hình thành bến cảng, là điểm tập kết của các thương thuyền để buôn bán nông, lâm, hải sản. Dần dà, nhiều hàng quán mọc lên để đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách thập phương. Theo năm tháng, các món ăn truyền thống dần mai một. Riêng làng bún riêu vẫn tồn tại cho đến hôm nay. 

Tô bún riêu trông thật thanh đạm, nhưng có một mùi vị rất đặc trưng.