18 thg 9, 2019

Ở homestay nhà cổ 200 năm tuổi khi về miền Tây

Tham quan nhà cổ là một hoạt động không thể thiếu trong các tour du lịch miền Tây, nhưng ít người biết đến hình thức homestay tại nhà cổ.

Ngôi nhà cổ mái lợp âm dương, sân gạch tàu và bên trong vẫn còn nguyên các vật dụng bằng gỗ quý. Phạm Thủy Tiên 

Tháp nước Phan Thiết gần 90 năm tuổi

Tháp nước Phan Thiết nằm bên sông Cà Ty xây gần 90 năm trước, do hoàng thân Xuphanuvong (Lào) thiết kế, hiện là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận.

Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi "Lầu nước") được người Pháp xây dựng 1928-1934 theo chủ trương quy hoạch đô thị của nhà cầm quyền đương thời, phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở UBND Bình Thuận) và người dân nội thị Phan Thiết.

Vị trí xây dựng tháp nước nằm trên đất làng Long Khê, bên tả ngạn sông Cà Ty, cao ráo thoáng mát, cách Tòa Công sứ chừng 350 m.

Tháp nước Phan Thiết nằm cạnh sông Cà Ty, gần trung tâm hành chính tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc. 

Lò hủ tiếu ba đời ở Cần Thơ

Tờ mờ sáng, ông Của cùng người thân nhóm lửa, đợi nước sôi rồi bắt đầu làm sợi hủ tiếu đến 14h. 

Từ bao đời nay, nghề làm hủ tiếu được nhiều gia đình ở quận Cái Răng, Cần Thơ duy trì như nét truyền thống của địa phương.
Ông Dương Văn Của, 49 tuổi (thứ hai từ trái qua) cho hay, ông bắt đầu làm công việc này từ năm 1982. "Làm hủ tiếu không chỉ là nghề truyền thống của gia đình tôi mà còn nhiều người dân khác sống ở quanh khu An Bình này. Tôi học việc từ ông bà khi còn nhỏ rồi và theo nghề đã gần 30 năm", ông Của nói. 

Mắm cáy Trung Lương

Chẳng biết tự lúc nào, người làng Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề làm mắm cáy. Chỉ biết rằng, từ nhiều đời nay, trên mâm cơm của người dân ở đây hiếm khi thiếu vắng bát nước chấm cáy đặc trưng…

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà. Lúc rảnh rỗi, bà con ra ven bờ sông để bắt cáy. Khi bắt bằng tay tận hang, cũng có phải dùng “mẹo” bằng mồi đơm để bắt được nhiều. Chẳng thế mà trước đây, dù ít hay nhiều, bà con đều có ít lon mắm cáy để trong nhà làm “của để dành”. Trước thì để cải thiện bữa ăn, nay lại là món ngon để thiết đãi khách có dịp về quê.

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà.

Nửa đêm theo nông dân Đức Thọ ra bờ sông La bắt cáy

Vào khoảng 2-3h sáng, khi thủy triều sông La xuống thấp, là lúc người dân thôn Vĩnh Đại, xã Đức Vĩnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) ra bờ sông săn bắt cáy. Săn cáy không chỉ kiếm thêm thu nhập, mà còn góp phần lưu giữ một nghề truyền thống của người dân ven sông La.

Khi thủy triều trên sông La xuống kiệt cũng là lúc người dân thôn Vĩnh Đại đi đặt bẫy bắt cáy

Có dịp được cùng chị Lữ Thị Hồng Trinh (thôn Vĩnh Đại) ra bãi bồi ven sông La để bắt cáy, chúng tôi mới cảm nhận được cái nghề hết sức thú vị này.

Bánh vo - vị ngon khó quên của người Hà Tĩnh

Mấy ai về mảnh đất Hà Tĩnh mà khi ra đi không nhớ miếng kẹo cu đơ, bánh đa vừng, bưởi Phúc Trạch hay mực nhảy Vũng Áng. Người dân Cẩm Xuyên cũng vậy, dù có đi đâu xa, làm gì cũng nhớ mãi hương vị dân dã như chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ của món quà quê mang tên bánh vo.

Bánh vo là thức quà xuất hiện từ rất lâu đời ở khắp các vùng quê ở huyện Cẩm Xuyên. Món bánh được làm từ bột gạo trắng dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với nhiều người dân nơi đây. Gạo phải được ngâm từ đêm hôm trước rồi xay mịn, sau đó quấy liên tục để bột dẻo, quánh, mịn.

Về Kỳ Anh coi chừng “nghiện” bánh đa chợ Cầu!

Bánh đa chợ Cầu ở xã Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ lâu đã nức tiếng bởi vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm làng nghề truyền thống. Kể cả những cụ cao niên cũng không ai nhớ rõ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ tỉ mẫn làm nên những chiếc bánh đa vừng thơm ngon.

Được truyền nghề qua nhiều thế hệ, đến nay, ở Kỳ Châu còn có khoảng hơn 20 hộ duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Để có sản phẩm bánh đa ngon, người làm nghề thường sử dụng gạo có độ dẻo ít (thường dùng gạo Khang Dân 18) để tráng bánh.

Về Cà Mau ăn mắm ong rừng

Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng. Cầm món quà, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú vì từ trước tới nay chỉ biết mật ong rừng nổi tiếng ở địa phương này còn mắm ong rừng thì đúng là quá xa lạ.

Mắm ong rừng Cà Mau - Ảnh: Thanh Tâm

Tò mò, không “giấu dốt”, tôi liền hỏi bạn cách chế biến cũng như việc thưởng thức món ăn quá đỗi lạ lùng này. Thấy tôi “hai lúa” thứ thiệt, bạn hào hứng kể ngay.

Tri Tôn mùa làm mắm cá chốt

Khi mùa nước nổi đầu nguồn miệt Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) vừa dứt, cũng là lúc mùa làm mắm cá chốt bắt đầu. 

Cá chốt mới đánh bắt - Ảnh: N.T.Đăng 

Một ngày cuối tháng mười, chúng tôi đến thăm địa danh lịch sử cầu Vĩnh Thông (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang). Thấy dưới chân cầu có nhiều người đang ngồi làm cá chốt và cá chốt được thu mua, tập kết về đây với số lượng lớn nên ai cũng háo hức tới xem.

Bình dị mà rạng rỡ trên cánh đồng lúa Tà Pạ ở Tri Tôn

Tiếng nhạc từ các ngôi chùa Khmer vang ngân trong không gian, cánh đồng lúa Tà Pạ với những mảnh ghép xanh ngát và vàng ươm, những người phụ nữ cặm cùi làm đồng... là những hình ảnh đọng lại trong lòng du khách.

Xe đạp trên đường đê tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho vùng đất này - Ảnh: NGUYỆT NHI

Cánh đồng Tà Pạ (Tri Tôn - An Giang) sau mùa thu hoạch còn trơ những gốc rạ vẫn thu hút với vẻ đẹp riêng.

Bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nước mưa để trồng lúa, đang mùa mưa nên dễ bắt gặp hình ảnh những người nông dân ra đồng nhổ mạ cấy lúa. Những người phụ nữ Khmer với đôi mắt sâu hút vừa nói cười rôm rả vừa cặm cụi nhổ từng thớ mạ, số ít không rành tiếng Việt nên khi tiếp xúc với du khách chỉ cười trừ, để lộ hai hàm răng trắng muốt.