30 thg 5, 2019

Ngẩn ngơ bánh tét miền Tây

Miền Trung quê tôi, phần lớn bánh tét “chung thủy” công thức nhân đậu, thịt heo và đòn to dài, thường dùng dịp giỗ, lễ, tết. Về miền Tây ăn bánh tét mới thấy người miền này rất thoáng trong việc dùng nhân, tạo kích cỡ, hoa văn..

Bánh Tét ở miền Tây như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Quang Viên 

Bánh tét ở đây cũng được dùng phổ biến hơn. Nó như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Lần đầu đến An Giang, tôi ngẩn tò te trước một mâm bánh tét có 5 kích cỡ khác nhau. Loại to nhất bằng bánh tét miền Trung nhưng ngắn một nửa. Nhỏ nhất chỉ bằng ngón tay. Khám phá bên trong chiếc bánh thì càng thú vị. 

Về miền Tây ăn bánh tằm ngũ sắc

Hơn 40 năm qua, ông Dương Hoàng Trung (68 tuổi, ngụ P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vẫn luôn giữ hồn những chiếc bánh quê. Đặc biệt, bánh tằm se ngũ sắc do ông làm ra có hương vị rất riêng và đẹp mắt.

Ông Dương Hoàng Trung với hơn 40 năm làm bánh dân gian. DUY TÂN 

Ông Trung kể, từ năm 1970, ông đã thường phụ mẹ làm bánh dân gian, dần dần đam mê rồi quyết tâm theo nghề. Đến khi lấy vợ là bà Trương Thị Chiều (năm nay 63 tuổi) có cùng sở thích, năng khiếu nên hai vợ chồng cùng nhau giữ nghề cho đến nay. 

Thăm ngôi nhà vườn đặc sắc nhất xứ Huế

Sau một thời gian dài xuống cấp vì thiếu sự chăm sóc, nhà vườn An Hiên - ngôi nhà vườn mẫu mực của xứ Huế - đã được phục sinh và mở cửa đón du khách với vẻ đẹp sang trọng và tươi tắn.

Cổng vào nhà vườn An Hiên - Ảnh: MINH TỰ

Nhà vườn là một loại hình kiến trúc đặc trưng của xứ Huế, gồm ngôi nhà rường gỗ và khu vườn bao quanh, được thiết kế theo phong thủy với tả - hữu, tiền - hậu đều có vật phù trợ, che chắn. Ngoài ra, ngôi nhà và khu vườn ấy còn là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chủ nhân, gọi là thú chơi vườn.

Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng

Sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp phụ nữ í ới gọi nhau ngước biển Cồn Gò. Phiên chợ nơi làng chài chỉ kết thúc khi bình minh bắt đầu ló dạng.

Chợ cá nơi Cồn Gò, cửa Nhượng, biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh lúc rạng đông - Ảnh: NAM TRẦN

Cách TP Hà Tĩnh hơn 20km là bãi biển Thiên Cầm đẹp hoang sơ nổi tiếng với hình dáng tựa cây đàn cầm. Đi biển Thiên Cầm mùa này, du khách chẳng thể nào bỏ qua cơ hội khám phá khu chợ cá độc đáo của làng chài nơi đây.

Men theo đường đê chắn sóng xã Cẩm Nhượng, bãi biển dài chừng 3km là đến khu vực chợ Cồn Gò. Trước mắt hiện lên như một bức tranh đầy màu sắc đậm đà của biển và sự sôi động của chợ cá này.

29 thg 5, 2019

Kỳ thú cồn cát ở Cửa Đại

Cách cửa biển Cửa Đại (TP.Hội An) khoảng 3,5km về hướng đông vừa trồi lên một cồn cát có hình thù rất đẹp, nằm chắn ngang đường ra vào cảng Cửa Đại.

Hình thù cồn cát nhìn từ trên cao. Ảnh: MINH HẢI

Cồn cát có chiều dài hơn 1km, chiều ngang khoảng 250m, chắn ngang đường ra vào cửa sông Thu Bồn và ra đảo Cù Lao Chàm. Giữa cồn có một hồ nước rộng khoảng 150m2, sâu khoảng 70cm. Nhiều ngư dân cho hay, lúc thủy triều dâng cao, cồn cát cao hơn mực nước biển khoảng 80cm; nếu thời tiết xấu, sóng biển dễ dàng tràn qua bao phủ hết cồn cát.

Làng trồng bí đao khổng lồ chuyển hướng làm du lịch cộng đồng

Vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, nhưng người dân làng Chánh Trạch 1 (Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định) vẫn gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận từ sản phẩm độc đáo này. Hiện nay, một số gia đình đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến để gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ với các tour du lịch cộng đồng. 

Anh Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Bình Long (bên phải) cùng tác giả thu hoạch bí đao khổng lồ từ vườn. Ảnh: TTXVN phát