20 thg 5, 2019

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

Độc đáo bánh cay Sài Gòn

Quà vặt ở Sài Gòn không thiếu nhưng bánh cay vẫn luôn là món ăn đậm đà được lòng thực khách. Không chỉ bởi vị cay và sự giòn tan, vàng rộm trong miệng khi thưởng thức, bánh cay còn được chọn làm món phụ khi gia đình mở tiệc chiêu đãi bạn bè vì cách chế biến dễ dàng và thành phẩm cực kỳ bắt mắt người nhìn.

Ở nhiều góc đường tại Sài Gòn như Trần Quốc Thảo, chợ Bà Chiểu… không khó để bắt gặp hình ảnh của các cô chú bán hàng một tay vừa nặn bánh, tay kia rảnh một chút là thoăn thoắt đảo bánh cay thơm lừng trong chảo dầu nóng bỏng.

Ăn bánh cay đến hai đĩa một cách ngon lành trong một lúc là chuyện rất bình thường của bất cứ cô cậu học trò nào sau mỗi buổi tan trường. Các bạn vừa ăn bánh, vừa rôm rả cười nói không ngớt bên cạnh những gánh hàng ăn vặt dậy mùi thơm không biết từ bao giờ đã trở thành kỷ niệm không thể quên trong ký ức thời học sinh Sài Thành.

16 thg 5, 2019

Trên dòng sông Hậu

Là một trong những chợ nổi lớn nhất và lâu đời nhất vùng Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng chính là điểm nhấn ấn tượng nhất đối với du khách khi xuôi dòng Hậu Giang khám phá đời sống người dân miền sông nước phương Nam.

Đến với Cần Thơ, du khách không thể bỏ qua hành trình du lịch khám phá dòng Hậu Giang vì từ lâu đây đã là một trải nghiệm nổi tiếng của vùng đất này. Chúng tôi lựa chọn chợ nổi Cái Răng là địa điểm khám phá đầu tiên cho hành trình xuôi dòng Hậu Giang. Từ 5 giờ sáng, chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên sông Hậu đưa chúng tôi đến chợ. Có điều đặc biệt là chợ nổi Cái Răng chỉ họp từ 5-7 giờ sáng hàng ngày. Các thương lái thu mua hoa quả từ các miệt vườn quanh vùng rồi về đây tập trung lại thành một khu chợ nhộn nhịp ngay trên mặt sông.

Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những gian hàng di động ngay trên sông Hậu. Tiến vào trung tâm khu chợ nổi du khách sẽ bắt gặp rất đông du khách nước ngoài cùng tới đây hòa mình vào cuộc sống văn hóa sông nước của người dân nơi đây. Nhưng trước khi đi mua sắm những loại hoa quả tươi ngon đầy ắp ghe thì du khách đừng quên thưởng thức những tô bún giò nóng hổi. 

Dòng sông Hậu chảy qua Tp. Cần Thơ với tổng chiều dài là 65 km, đã tạo cho vùng đất này một nét văn hóa đặc sắc vùng sông nước phương Nam. Ảnh: Tất Sơn

Biệt thự cổ rộng 3000 m2 của đại gia Nam Định

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi làng cổ 200 năm tuổi ở Hưng Yên

Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.

Chạy thẳng con đường hai bên là cánh đồng lúa bát ngát, du khách sẽ gặp cổng làng Nôm.

Chiêm ngưỡng những cây di sản Việt Nam ở Côn Đảo

Đến Côn Đảo, ngoài tham quan một số di tích như hệ thống nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914, sân bay Cỏ Ống, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo,… du khách cũng không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng những cây cổ thụ ở đây như cây bàng, bằng lăng, thị rừng,… là những cây đã được vinh danh là cây di sản Việt Nam. 

Trong số những cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam thì nhiều nhất là cây bàng. Theo giới thiệu, ở Côn Đảo có 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cụ thể, trên đường Tôn Đức Thắng có 19 cây, trên đường Lê Duẩn có 11 cây, Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây, Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây, Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây. 

Quảng Nam: Khám phá suối “Lỡm ngỡm” thượng nguồn núi Chúa

Cách QL1A huyện Núi Thành về phía Tây trên 25km, khu vực suối “Lỡm ngỡm” gần thượng nguồn núi Chúa thuộc địa phận xã Tam Trà, là điểm du lịch thiên nhiên hoang dã hấp dẫn đối với du khách tìm hiểu, khám phá, trãi nghiệm. 

Suối “Lỡm ngỡm” là theo cách gọi của người dân địa phương xã Tam Trà với phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều cây cối mát mẻ bên cạnh dòng suối chảy róc rách đang trở thành địa điểm lý tưởng của giới trẻ khi thực hiện những chuyến vui chơi, dã ngoại vào dịp cuối tuần và nghỉ lễ. 

Con đường từ thôn 4 xã Tam Trà men theo dòng sông để lên suối, thoảng trong gió, xen lẫn với mùi ngai ngái của lá rừng tươi non, là hương thơm dịu dàng của loài hoa dại nào đó. Rừng ở đây cũng còn nguyên vẻ ban sơ, um tùm 

Thông Tây Hội, ngôi đình 300 tuổi trầm mặc ở Sài Gòn

Trải qua hơn 300 năm, ngôi đình Thông Tây Hội vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Trước đây, công trình chỉ được xây dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây, là tên 1 làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng sáp nhập với làng An Hội thì đổi tên thành Thông Tây Hội và được giữ đến nay.

Đình tòa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Đình bao gồm các không gian chính như võ ca, chánh điện, nhà hội sở...


Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.

14 thg 5, 2019

Độc đáo phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc

Sáng chủ nhật hàng tuần, người dân khắp vùng lại nô nức đổ về Bắc Hà (Lào Cai) để tham dự phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Chợ họp trên khu đất rộng cả nghìn mét vuông “ken đặc” trâu. Cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. 

Chợ trâu Bắc Hà 

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) nổi tiếng và là phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc. Chợ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần và kết thúc chiều cùng ngày. 

“Cây đa di sản” hơn 300 tuổi có chu vi lớn nhất Việt Nam

Cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. Đây là cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam.

Đền Thượng nằm ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước.