17 thg 12, 2018

Mỹ Khê - bãi biển quyến rũ du khách

Có lẽ hiếm du khách nào đặt chân đến Đà Nẵng mà chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển Mỹ Khê. Tạp chí kinh tế danh tiếng Forbes của Mỹ đã bình chọn Mỹ Khê là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. 

Bãi biển Mỹ Khê thu hút khách du lịch và người dân thành phố. Ảnh: Tripadvisor 

Bờ biển Mỹ Khê trải dài hơn 10km từ vòng cung phía bắc cho đến phía nam. Đi từ trung tâm thành phố đến biển chỉ mất khoảng 10-15 phút. Vào mùa hè, giờ nào biển Mỹ Khê cũng đông khách. Khách du lịch đi tham quan tắm biển có, mà dân địa phương đi tập thể dục thể thao, “trốn” nóng cũng có.

"Viên ngọc báu" Bãi Bụt

Nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà, Bãi Bụt được xem là một “viên ngọc báu” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Nơi đây, màu xanh của biển cả hòa với sắc lục của rừng cây khiến ai đứng trước vẻ đẹp ấy cũng thấy lòng yên ả. 

Cảnh quan Bãi Bụt nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet 

Bãi Bụt nằm cách trung tâm thành phố khoảng 13-15km. Nếu đi xe từ chân núi Sơn Trà lên chùa Linh Ứng, đến gần chùa, bạn hãy thử dừng xe để nhìn sang bên phía biển. Từ trên cao nhìn xuống, đầu tiên sẽ thấy màu xanh lục của một cánh rừng nguyên sinh, sau đó là sắc vàng pha trắng óng ả của bãi cát, rồi đến màu xanh mênh mang trong vắt của biển khơi. Đó chính là Bãi Bụt.

Làng nghề đúc đồng Chú Tượng: Xưa và nay

“Ngày trước, ở làng Chú Tượng, lúc mọi người còn đang say giấc ngủ, thì những gia đình làm nghề đúc đồng phải thức giấc để đốt lò chuẩn bị cho một ngày làm nghề. Cả làng sống bằng nghề đúc đồng nên lúc nào cũng nhộn nhịp...”, cụ ông Đỗ Thị (84 tuổi), ở thôn Chú Tượng, xã Đức Hiệp (Mộ Đức) kể.

Vang danh một thuở 


Cụ Đỗ Thị có thâm niên 60 năm gắn bó với nghề đúc đồng, bắt đầu câu chuyện với chúng tôi từ tên gọi của làng. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây có tên gọi là Chú Tượng. “Chú” nghĩa là “thợ”, “tượng” là “đúc”, tức là làng thợ đúc. Ngày trước, ở làng Chú Tượng hầu như nhà nào cũng làm nghề đúc đồng, với hàng trăm hộ gia đình làm nghề.

Không ai nhớ chính xác làng nghề đúc đồng Chú Tượng có từ khi nào, chỉ biết rằng cứ cha truyền con nối, đến nay đã rất lâu đời. Thuở trước, đây là làng nghề đúc đồng nổi tiếng không chỉ ở Quảng Ngãi. Không đơn giản để trở thành một người thợ đúc đồng lành nghề, mà phải “thẩm thấu” cái hồn của nghề từ khi còn là tấm bé.

Cụ Đỗ Thị giới thiệu sản phẩm bằng đồng do chính tay cụ làm ra. Ảnh: P.Lý 

Chiếc nỏ trong đời sống người M’nông

Nỏ là một dụng cụ truyền thống của người M’nông có từ lâu đời, dùng để săn bắn các loài thú rừng và là vũ khí thô sơ dùng để chiến đấu bảo vệ mọi người dân trong bon thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

Ngày nay, nỏ là dụng cụ thi đấu của một môn thể thao truyền thống không thể thiếu trong các cuộc thi và lễ hội truyền thống của người M’nông. Đây cũng là vật để trưng bày giới thiệu về văn hóa, tộc người trong các bảo tàng. 

Ảnh minh họa 

Nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi ở đình làng Quảng Ngãi

Đình làng ở Quảng Ngãi hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình di dân, lập làng của người Việt ở Đàng Ngoài vào vùng đất mới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Trải qua nhiều thế kỷ, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng mang dấu ấn văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi của người xưa.

Dấu xưa trên... gỗ


Đình làng có chức năng thờ Thần Hoàng làng, các bậc Tiền Hiền, Hậu Hiền và làm nơi sinh hoạt, hội họp, tổ chức các hoạt động lễ hội của cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng cổ, mang đậm giá trị nghệ thuật kiến trúc như: Đình An Định (Nghĩa Hành), đình Bình Chương (Bình Sơn), đình Liên Chiểu (Đức Phổ); đình An Hải, đình An Vĩnh (Lý Sơn)...

Đình làng An Hải (Lý Sơn). ẢNH: TL 

Cận cảnh cuộc sống ở ngôi làng chưa từng biết đến điện lưới

Thôn Sinh Tàn (xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) hiện chưa có điện lưới quốc gia nhưng cuộc sống của người dân nơi đây luôn ấm áp những nụ cười.

Xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ gồm 3 thôn: thôn Sinh Tàn, thôn Sinh Trên, thôn Sinh Dưới. 3 thôn có hơn 1.000 nhân khẩu, hiện chưa có điện sinh hoạt. Ảnh: thôn Sinh Tàn.