13 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh

Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh tọa lạc tại ấp Khoán Tiều, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; cách trung tâm thành phố Trà Vinh 50 km, về hướng đông nam và các thị xã Duyên Hải 12 km về hướng đông. Đây là ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm duy nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.


Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang, gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ. Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ Giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

12 thg 12, 2018

Chùa Phổ Minh - Rạch Giá

Rời chùa Sắc Tứ Tam Bảo - một ngôi chùa được xem là phải đến tại Rạch Giá, vì là một di tích quốc gia ở đây - thì trời đã sụp tối, tui hỏi Lê thị Hữu Tâm: còn chỗ nào để tham quan nữa không trước khi đi ăn tối? Tâm suy nghĩ rồi nói: Gần đây còn chùa Phổ Minh, chùa lớn, đẹp và cũng đông Phật tử đến viếng lắm.

Nếu bạn cũng như tui, search Google để tìm hiểu trước những điểm tham quan khi đến một nơi nào đó, như Rạch Giá chẳng hạn, thì bạn sẽ không thấy một gợi ý nào đến tham quan ngôi chùa Phổ Minh này. Điều đó cũng dễ hiểu: chùa Phổ Minh không là một ngôi chùa cổ vì chỉ mới được tạo dựng năm 1964, bên trong chùa không có những tượng Phật đặc sắc, quý giá; chùa tuy cũng khá rộng lớn, nhưng đó là so với diện tích hạn hẹp của những ngôi chùa ở giữa thành phố; chùa không hề là di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh, không có kỷ lục gì cả...

Cổng chùa

Về Nam Ô ăn gỏi cá

Rong ruổi trên đường “thiên lý” Bắc - Nam, bạn hãy dừng chân ở Nam Ô, một làng chài ven biển nằm dưới phía Nam chân đèo Hải Vân, nổi tiếng với nghề làm nước mắm. Bạn được mục kích không gian khoáng đạt của núi rừng, sông, biển và thưởng thức món đặc sản gỏi cá Nam Ô với nhiều hương vị độc đáo dễ “nơi mô” có được.

Sự khác biệt rõ nét ấy là nhờ những loại rau, lá rừng ăn kèm với gỏi chỉ ở vùng này mới có. Để giữ vị ngọt thanh của cá, món gỏi luôn được chế biến từ cá tươi mới vớt lên từ biển (phải là cá từ các tàu đánh bắt gần bờ, còn tàu đánh bắt xa bờ thì cá phải qua ướp đá không thể làm nên món gỏi cá hấp dẫn) và phải là loại cá có thịt chắc. Cá trích thường được chọn làm nguyên liệu vì đáp ứng được mọi yêu cầu chế biến và được đánh bắt quanh năm.

Cá trích cỡ bằng lóng tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai rồi đem ướp với riềng, gừng, tỏi băm nhuyễn và thính. Trước khi ướp, cá được vắt lấy nước để làm món nước chấm: nước cá tươi đem đun sôi hòa thêm với nước mắm, ớt, bột năng, bột ngọt. Khi dọn ăn, trộn thêm vừng và lạc rang giã nhỏ vào nước chấm.

Cá được người dân Nam Ô lựa chọn ăn gỏi luôn là cá trích. 

Ngôi làng hơn 70 năm làm cờ Tổ quốc

Người dân Việt Nam đã quen với việc treo cờ Tổ quốc trong các dịp lễ tết nhưng có lẽ ít người biết đến nơi tạo ra những lá cờ đỏ sao vàng. Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 30km, làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội chính là nơi đã có hơn 70 năm làm nghề truyền thống tạo nên những lá cờ Tổ quốc. 

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Từ xa xưa, làng Từ Vân nổi tiếng bởi các sản phẩm thêu, dệt truyền thống. Vào tháng 8/1945, các nghệ nhân đã được Ủy ban kháng chiến kêu gọi thêu cờ Tổ quốc chuẩn bị cho khởi nghĩa Cách mạng tháng 8. Trong dòng người náo nức và rừng cờ phấp phới trên quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 đã có những lá cờ đỏ sao vàng được tạo nên bởi bàn tay tài hoa của những người thợ làng Từ Vân. Và từ đó cho đến nay, người dân làng Từ Vân vẫn luôn tự hào về nghề may cờ Tổ quốc và vẫn còn đó những thế hệ được kế thừa và tiếp nối nghề thêu cờ Tổ quốc vinh quang của làng.

Gia đình chị Đào Thị Duyên là một trong số hộ làm cờ quy mô lớn nhất ở làng Từ Vân. Ảnh: Việt Cường

Làng gốm Thanh Hà: Dấu xưa hồn đất

Không theo con đường chính trải nhựa từ phố cổ tới Thanh Hà. Tôi men theo dòng Thu Bồn, qua hàng tre trúc xanh rì mát lành và bến thuyền neo đậu bên sông. Một khung cảnh làng quê Việt đẹp yên bình trải dài cho đến làng gốm có tuổi đời hơn 500 năm. 

Bảo tàng sống về nghề gốm cổ truyền
Sáng sớm, ngôi làng Thanh Hà trong vắt sương mai, tiếng chim lảnh lót bên những hàng rào cây thấp đặc trưng. Hàng rào cây bao bọc những ngôi nhà ngói xưa của Thanh Hà tạo thành một mê cung xanh với những ai lần đầu đến ngôi làng gốm cổ. Trong mê cung ấy, bên những đèn, chậu, bát, hủ, lu, nồi, niêu, các vật trang trí bằng gốm chung một màu hồng đỏ trầm mặc bao giờ cũng có một thợ gốm với bàn xoay cần mẫn.

Nghệ nhân làng gốm Thanh Hà đang tạo dáng cho sản phẩm. 

Làng cổ Cự Đà vàng óng sắc miến dong

Cự Đà - ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội là một làng nghề thủ công nổi tiếng với nghề làm miến.

Làng Cự Đà cách trung tâm Hà Nội gần 20 km về phía Tây, nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.