15 thg 11, 2018

Chợ Nại – chợ quê hút khách ngoại

Dù chỉ là ngôi chợ tạm quê mùa nhưng chợ Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Bởi chợ quê này tọa lạc tại ven đầm Nại nên thơ, đầy cá tôm giá rẻ. 

Chợ Nại, hay còn gọi là chợ Khánh Hải, nằm ven thị trấn Khánh Hải, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 10km. Ngôi chợ này nằm bờ luồng nước nối Đầm Nại với biển, 1 bên là cây cầu Ninh Chữ, 1 bên là cầu Tri Thủy nối đôi bờ cửa biển và cạnh đó là bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng. Chính nhờ vị trí độc đáo này mà chợ Nại rất thu hút khách du lịch đến tham quan dù đây chỉ là 1 chợ cá nhỏ, tạm bợ. 

Vị trí đắc địa của chợ Nại 

Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ Thái Tây Bắc

Nghệ thuật làm đẹp, giữ gìn sắc đẹp của phụ nữ các dân tộc vô cùng phong phú. Phụ nữ Thái có nét độc đáo rất riêng để họ phát huy thế mạnh phái đẹp ở vùng Tây Bắc mộng mơ.

Vẻ đẹp trời cho ở xứ sở hoa ban
Một trong những yếu tố làm nên sự nổi trội của vẻ đẹp người con gái Thái đó là do sinh cảnh sinh sống, không gian cư trú, biết cách làm đẹp, biết cách giữ bền lâu vẻ đẹp trời cho của họ. Từ giữa thế kỷ trước vùng này đã lưu truyền những câu thơ nổi tiếng về vẻ đẹp phụ nữ Thái: “Má thơm mùi quả lê cao gạc/ Miệng nêu khiếu khi hát/ Chân nêu công khi xòe/ Biết làm nương đi xúc, dệt thêu/ Tung nắm tấm hóa ra đàn gà/ Khua cái chày hóa ra gạo trắng/ Đụng vào cơ là cơ chết nắng/ Vuốt bụi lúa bụi lúa trổ bông/ Êm ái ru con ngủ đêm khuya/ Thủ thỉ làm hiềm khi chồng đang giận…”

Phụ nữ Thái làm duyên bên chiếc khăn piêu. 

Chùa Ba Vàng - điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Từ năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa

14 thg 11, 2018

Lễ đặt tên cho con của người Mạ

Dân tộc Mạ là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Nông, hiện có khoảng 10.000 người, chủ yếu cư trú ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), huyện Đắk Glong và một phần của huyện Đắk R’lấp.

Người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cúng thần rừng, lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới... Trong đó, nghi lễ đặt tên cho con mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vòng đời người. Nghi lễ này nhằm để dòng họ công nhận đứa trẻ chính thức là một thành viên mới trong gia đình và là dấu mốc đầu tiên trong đời người. 


Sau khi chủ lễ làm Lễ đặt tên xong, các thành viên trong gia đình đứa trẻ đeo dây hạt cườm để cầu chúc cho đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chóng lớn 

Sáng lửa nghề rèn xứ Phuống

Đã thời cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhưng nghề rèn truyền thống ở chợ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương) vẫn luôn đỏ lửa, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất của người dân địa phương này. 

Từ bao đời nay, chợ Phuống (xã Thanh Giang) luôn là nơi thợ rèn khắp nơi tìm đến bởi vị trí địa lý thuận lợi với nhiều đồng bãi canh tác và là trung tâm mua bán của cả cụm Bích Hào của huyện Thanh Chương gồm 6 xã: Thanh Giang; Thanh Lâm; Thanh Xuân; Thanh Mai; Thanh Hà; Thanh Tùng. Ảnh: Diệp Phương 

13 thg 11, 2018

Tản mạn về mít - mít trong văn học

Trái mít thơm ngon như vậy, cây mít hữu dụng như vậy, nhưng không hiểu sao hình ảnh cây mít, trái mít qua thơ ca nếu không thô tục thì cũng hạ cấp. Bài thơ nổi tiếng nhất về trái mít có lẽ là bài Quả mít của Hồ Xuân Hương:

Thân em như quả mít trên cây

Vỏ nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay

Bài này hay như thế nào thì sách vở đã nói nhiều rồi, chỉ xin đăng lại để nhắc thôi, không dám bình. Ai thắc mắc nó tục như thế nào thì xin hỏi... Hồ Xuân Hương.


Dùng dao, búa cạy hạt rừng làm món ngon ở vùng cao xứ Nghệ

Những hạt rừng nhỏ chỉ bằng chiếc đũa hay ngón tay nhưng rất cứng buộc phải dùng đến dao, búa mới cạy ra được lại trở thành món ăn ngon của người dân vùng cao xứ Nghệ. 

Những loài cây mọc tự nhiên bên các khe suối, núi rừng miền Tây như sấu, chà uốm... lâu nay với bà con vùng cao là món ăn thơm ngon trong những ngày Thu se lạnh. Ảnh: Đào Thọ 

Mùa cốm thơm ở miền Tây xứ Nghệ

Bắt đầu vào vụ gặt trên nương rẫy, người dân vùng cao xứ Nghệ lại chọn những bông lúa nếp xanh non về chế biến một món “đặc sản” là cốm - món không thể thiếu trong lễ mừng lúa mới. 

Món cốm từ lâu là món ăn ưa thích đối với cộng đồng người Thái ở vùng cao Nghệ An. Muốn làm cốm, người ta phải chọn những hạt lúa nếp còn ngậm sữa hái từ nương rẫy về. Ảnh: Đào Thọ.

Thơm ngon kẹo lạc Xứ Lường

Nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Đô Lương (Nghệ An), làng nghề sản xuất bánh đa, kẹo lạc Vĩnh Đức với lịch sử gần 300 năm làm nghề sản xuất bánh kẹo, một thời được biết đến là làng giàu nhất huyện Đô Lương. 

Được công nhận làng nghề từ năm 2009, làng nghề kẹo lạc bánh đa Vĩnh Đức - Thị trấn Đô Lương chủ yếu sản xuất bánh đa và kẹo lạc, kẹo cu đơ. Ảnh: Đức Anh 

Hà Nội có một mùa hoa mang tên Dã Quỳ

Tháng 11, tới Vườn Quốc gia Ba Vì ngắm hoa dã quỳ nở rộ, như những dải lụa vàng rực rỡ uốn mình theo sườn núi.

Dã Quỳ nở hồn hậu ven đường, níu chân những ai có ý định đi qua...