12 thg 11, 2018

Ngôi nhà lộn ngược đầu tiên ở Đà Nẵng

Với bối cảnh được sắp đặt đảo lộn, một ngôi nhà ở Đà Nẵng thu hút du khách đủ mọi lứa tuổi đến check-in. 

Nằm trên đường Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn, ngôi nhà đảo ngược khiến du khách có cảm giác "phá vỡ trọng lực". 

Đà Lạt lạnh 'nồng nàn' bên ly sữa đậu nành

Sữa đậu nành vốn không phải là thứ thức uống cao sang, mỹ vị gì nhưng với xứ lạnh Đà Lạt thì nó là đặc sản dân dã mà ai ghé đến cũng muốn thưởng thức. 

Ảnh Nhật Diễm 

Có người từng nói Đà Lạt là một nhà băng kín tiếng cất giữ thật nhiều mối tình của người Sài Gòn. Thật hiếm có chàng trai Sài Gòn nào khi yêu không một lần nghĩ tới việc đưa bạn gái đi chơi Đà Lạt. Thành phố mộng mơ với cái lạnh se sắt khiến cho người ta như muốn gần nhau hơn.

10 món ăn hoài không chán khi đến Đà Lạt

Bánh căn, bánh mì xíu mại hay kem bơ là những món ăn luôn được du khách tìm kiếm mỗi khi có dịp khám phá Đà Lạt. 


Bánh mì xíu mại chén

Đây có lẽ là món ăn "thương hiệu" của ẩm thực Đà Lạt mà du khách không nên bỏ qua. Những viên xíu mại thơm ngọt nằm trọn trong chén nước chấm nóng. Chấm miếng bánh mì giòn vào đây rồi chậm rãi đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.

Để hương vị trọn vẹn hơn, bạn có thể xin thêm miếng da heo hoặc cho thêm xíu ớt cay vào chén nước chấm. Suất ăn thường bán theo kiểu: 4.000 đồng một viên xíu mại, 2.000 đồng một ổ bánh mì, ăn bao nhiêu thì tình tiền bấy nhiêu.

Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo như quán chị Thuý ở ấp Ánh Sáng, góc hàng nhỏ ở ngã ba đường Bùi Thị Xuân và Thông Thiên Học. Bạn lang thang quanh khu Hoà Bình cũng sẽ tìm thấy món này. 

Về miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long

Với hệ thống sông rạch chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những vườn trái cây trĩu quả, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang là điểm đến ưa thích của khách quốc tế trong hành trình khám phá sông nước miệt vườn, môi trường sinh thái và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc. 

Thủ phủ trái cây của Việt Nam
 


Là vùng thuộc hạ lưu sông Mê Kông nên ĐBSCL có địa hình sông ngòi chằng chịt. Phù sa sông Mê Kông là nguồn dinh dưỡng chính cho cây trồng, cùng với khí hậu ôn hòa quanh năm là điều kiện rất thích hợp để hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái. Chính những yếu tố tuyệt vời này đã biến ĐBSCL trở thành vựa trái cây lớn nhất nước với nhiều loại như: Chôm chôm, xoài, sầu riêng, nhãn, ổi, xoài, cam, mận…

Có thể kể ra một số vườn trái cây đặc trưng ở vùng ĐBSCL đã làm nên tên tuổi, nổi tiếng xa gần như: vườn trái cây Cái Bè, Vĩnh Kim, Chợ Gạo (Tiền Giang), Cái Mơn (Bến Tre), Cù lao An Bình (Vĩnh Long), Mỹ Khánh (Cần Thơ)…

Vườn Quýt ở Lai Vung Đồng Tháp. Ảnh Đặng Kim Phương

Bưởi Diễn ở Hoàng Nông

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nghề trồng lúa sang làm mô hình trồng cây bưởi Diễn, người dân ở xã Hoàng Nông (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) ngày càng có thu nhập kinh tế cao. 

Xã Hoàng Nông nằm cách trung tâm thị trấn Đại Từ khoảng 13km. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên khi mới đặt chân vào đến đây là xung quanh các khu nhà đều bạt ngàn màu vàng chín mọng của những lứa bưởi Diễn đang chuẩn bị được thu hoạch.

Chúng tôi ghé thăm vườn bưởi Diễn được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp chứng nhận mô hình trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP của hộ nhà anh Nguyễn Văn Chức. Anh Chức cho biết, ban đầu bắt tay trồng cây bưởi Diễn, vợ chồng anh chỉ đơn giản học hỏi từ bạn bè và tự về dưới đất bưởi Diễn ở Hà Nội để mua giống về trồng. Sau đó được cán bộ khuyến nông của xã Hoàng Nông cũng như huyện Đại Từ quan tâm đến mô hình, gia đình anh được cho đi tập huấn về chăm sóc và kỹ thuật để nâng cao an toàn chất lượng sản phẩm và bắt đầu chuyển sang tập trồng theo quy trình VietGAP.

Các hộ dân ở xã Hoàng Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng bưởi Diễn đã đem lại hiệu quả về kinh tế.

Mùa cốm xanh về

Cốm Mễ Trì đi vào những câu hát nằm lòng của nhiều người Hà Nội mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Nhớ mùa thu Hà Nội: “...Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua..”. 

Trải qua hơn 100 năm, nghề cốm ở Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) vẫn duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Đến làng Mễ Trì mùa này, ngay từ cổng làng, chúng ta sẽ nghe tiếng đập cốm chan chát đi kèm đó là hương thơm của cốm tỏa ra từ 50 hộ làng cốm của làng. Những gánh lúa mới gặt còn thơm mùi sữa được thu mua ở các tỉnh lân cận chở về và phơi trong làng. Những hạt lúa tròn mẩy, sóng đều và thơm phức sau khi tuốt hạt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép thì đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. 


Lúa nếp non là nguyên liệu để làm ra những hạt cốm thơm ngọt.