29 thg 9, 2018

“Phố Tây” Sài Gòn nhộn nhịp về đêm

Đêm ở phố Tây đa dạng sắc màu và dường như không ngơi nghỉ, với nhiều điều thú vị, buồn vui trong nhịp sống Sài Gòn.

Khu phố Tây – Sài Gòn là cách gọi dân dã của người Sài Gòn và khách du lịch về khu dân cư thuộc các phố Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu và lân cận, thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

27 thg 9, 2018

Lễ cầu mưa của người Cor

Trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Cor, lễ cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng, có từ rất lâu. Đây là một nghi lễ truyền thống, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cây cối sinh chồi nảy lộc, đâm hoa kết trái. Bên cạnh đó, nghi lễ cầu mưa còn thể hiện khát vọng sống của người Cor về ước mong xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp, ấm no, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc.

Người Cor cầu mưa, cầu no ấm


Già làng Hồ Văn Nghĩa (76 tuổi), thôn 3, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Lễ cầu mưa, là một lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực, được diễn ra trong thời gian hạn hán kéo dài nhiều tháng. Từ bao đời nay, cuộc sống của người Cor còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, họ tin thần linh phù hộ sẽ đáp ứng mong muốn nếu họ thực tâm nguyện cầu”. Hằng năm, vào khoảng tháng 6 (âm lịch), sau khi dọn sạch rẫy cũ, việc gieo trồng lúa rẫy và hoa màu của mùa vụ đã xong, người Cor tổ chức lễ cầu mưa, để hạt giống nảy mầm, cây cối xanh tươi và phát triển tốt. 

Những người già dân tộc Cor am hiểu phong tục tập quán thực hiện trang trí và dựng cây nêu chuẩn bị lễ cầu mưa của làng. 

Khuôn bánh trung thu làng Thượng Cung

Vào mỗi dịp cận kề Tết Trung thu, không khí ở thôn Thượng Cung (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) lại trở nên nhộn nhịp bởi những tiếng gõ, đục đẽo của các gia đình làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. 

Theo quan niệm xưa của người Việt, Tết Trung thu là Tết của trẻ em hay còn gọi là Tết trông Trăng. Chính vì vậy, trẻ em rất mong chờ đến ngày này vì thường được tặng đồ chơi thủ công, rước đèn trung thu…và đặc biệt được phá cỗ ăn bánh nướng, bánh dẻo. Để có được những chiếc bánh thơm ngon với mẫu mã hình thù đa dạng, bắt mắt chính là nhờ đến bàn tay khéo léo của những người thợ đã tạo ra những chiếc khuôn đó.

Để tìm hiểu kĩ hơn về nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống này chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Trần Văn Bản có hơn 35 năm với nghề làm khuôn bánh trung thu bằng gỗ ở thôn Thượng Cung (Thường Tín, Hà Nội).

Ông Bản cho hay, trước đây ở làng Thượng Cung có nhiều hộ gia đình làm nghề này nhưng vì lý do thời vụ nên nhiều hộ đã bỏ nghề, giờ chỉ còn vẻn vẹn vài nhà bám trụ lại với nghề trong đó có gia đình ông.

Người Thượng Cung với đôi bàn tay khéo léo chạm lên nững chiếc khuôn bánh truyền thống sinh động.

Trung Lương - điểm dã ngoại lí tưởng

Nếu trước đây Coco beach khiến giới trẻ phát cuồng với khu cắm trại view biển tựa thiên đường thì nay khu dã ngoại Trung Lương nơi được ví như đảo Jeju của Việt Nam chính là cái tên khiến bạn phải đứng ngồi không yên . Một điểm đến thú vị đang được các bạn trẻ mê mệt với những khung cảnh lãng mạn như trời Tây đủ các loại cảnh đẹp núi non, biển cả, khiến bạn chỉ muốn “xách ba lô lên và đi” ngay lập tức.


Trung Lương là một trong những bãi biển khá quen thuộc với người dân Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về phía đông, nằm trên đường ĐT 639, thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Dù chỉ mới mở được một thời gian ngắn, nhưng khu dã ngoại Trung Lương đã là một trong những điểm đến “HOT” nhất hiện nay.

Suối Tiên Mũi Né – đường mòn địa chất và những bờ cát hơn 8000 năm tuổi

Suối Tiên nằm cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) được du khách gọi là chốn "bồng lai tiên cảnh" giữa trần gian. Nhưng không nhiều người biết đây là một “con đường mòn địa chất” cùng những bờ cát đỏ hơn 8000 năm tuổi. 

Suối Tiên nhìn từ không ảnh 

Suối Tiên là một điểm đến thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đếm tham quan, bởi đây là một bức tranh thiên nhiên với nhiều gam màu tương phản, sống động cùng nhiều hình thù kỳ quái.

26 thg 9, 2018

Độc đáo những ngôi làng trong hóc núi

Dọc theo gần 100 km bờ biển vùng giáp ranh giữa hai mảnh đất Phú Yên và Khánh Hòa, lâu lâu lại gặp một ngôi làng be bé, có khi chỉ hơn chục hộ dân lẩn khuất trong những hóc núi. Những ngôi làng lạ như thế này, tôi chưa gặp bao giờ trên dặm dài đất nước.

“Ngón tay Chúa” trên núi Đá Bia. Ảnh: TL