3 thg 9, 2018

Không có “tháng cô hồn” trong quan niệm của người Thái

Nhiều người e ngại khi cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm cổ xưa của người Thái thì thời đểm này trùng với tháng Giêng “bươn chiêng”, tháng đầu năm. Theo những chuyên gia về văn hóa thì trong quan niệm của cộng đồng người Thái xưa nay vốn không có “tháng cô hồn”. 

Trong suy nghĩ của nhiều người, tháng 7 âm lịch không tốt lành. Nó còn được gán cho là “tháng cô hồn” và rằng đó là thời điểm Diêm Vương mở cửa âm phủ cho những vong hồn lên dương thế. Nhiều người có những kiêng kỵ như không kinh doanh, không mua vàng trong tháng này vì cho rằng nó không mang lại may mắn. 

Bộ lịch cổ xem ngày lành tháng tốt vẫn được người Thái ở Nghệ An dùng. Ảnh: Hữu Vi 

Người Thái ở Nghệ An ăn Tết vào ngày rằm tháng 7

Đến hẹn lại lên, đúng vào ngày Rằm tháng 7, dân tộc Thái khăng ở Nghệ An lại tổ chức đón Tết truyền thống của đồng bào mình với nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Người Thái Tày Khăng ở Kỳ Sơn hiện có gần 2.000 hộ dân, sống tập trung ở 15 bản làng thuộc các xã Hữu Lập, Phà Đánh, Mỹ Lý, Na Loi, Mỹ Lý và xã Nậm Cắn. Cứ đúng vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm, dân tộc này lại tổ chức đón Tết truyền thống của mình. Ảnh: Lữ Phú 

Dân dã Châu Me

Địa danh Châu Me, ở xã Phổ Châu (Đức Phổ) từ lâu đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng thật khó phai với những con sóng rì rào, những món hải sản tươi ngon. 

Bãi biển Châu Me nằm ở cực Nam của huyện Đức Phổ, cách TP.Quảng Ngãi hơn 60km. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này một vùng biển đẹp, với bãi cát trắng mịn dáng hình cung, được bao bọc, che chắn bởi những rạn đá chìm dưới lòng nước nối liền những dãy núi phía ngoài xa.

Một góc biển Châu Me, xã Phổ Châu (Đức Phổ). 

Quán Cơm ở phía đầu cầu...

Lớp người ngoài tám mươi tuổi ở huyện Sơn Tịnh, thường định danh về vị trí cầu Trà Khúc ở phía bắc bằng một tên gọi mơ hồ: Đầu cầu Quán Cơm. Xin được lưu ý là, trong văn bản hành chính, cầu Trà Khúc chỉ có một tên gọi duy nhất ấy, còn Quán Cơm là để xác nhận nó nằm ở đầu cầu phía bờ bắc. Nếu là tên gọi khác của cầu Trà Khúc thì nó chỉ tồn tại trong dân gian mà thôi. 

Có lẽ từ khi cầu đường bộ bắc qua sông Trà được xây dựng, giới thương hồ xuôi ngược sông Trà hoặc khách bộ hành trên đường thiên lý Bắc-Nam phải định danh thêm một lần nữa để những ai chưa quen với chiếc cầu mới, thì cũng biết được vị trí mà mình cần tìm: Đầu cầu Quán Cơm. Điều này cũng có nghĩa, “quán cơm” đã có trước cây cầu- dĩ nhiên rồi. Vì sao lại có quán cơm tại đây để dân gian đặt “chết” cái tên ấy, rồi gắn với một công trình giao thông lâu đời và quy mô nhất tỉnh Quảng Ngãi này?


2 thg 9, 2018

4 món ngon ở Phú Quốc

Gỏi cá trích, bánh canh bột lọc chả cá thu, ghẹ Hàm Ninh, bánh xèo hải sản chinh phục thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức.

Đảo ngọc Phú Quốc không chỉ nổi tiếng có nhiều bãi tắm đẹp mà còn là nơi phong phú sản vật của biển. Món quà mà thiên nhiên ưu đãi nơi đây, qua bàn tay chế biến của người dân Phú Quốc, tuy đơn giản nhưng cũng trở thành các món ngon khiến thực khách ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Ghẹ Hàm Ninh hấp
Từ trung tâm thị trấn Dương Đông, ngược lên hướng đông bắc gần 20 km, du khách sẽ đến với xã Hàm Ninh. Nơi đây nổi tiếng với làng chài Hàm Ninh - nằm nép mình dưới chân dãy núi Hàm Ninh. Tồn tại lâu đời, làng chài này vẫn giữ vẻ nguyên sơ, giản dị và bình yên vốn có.

Người dân địa phương cho biết, đến Phú Quốc mà chưa thưởng thức ghẹ Hàm Ninh hấp thì xem như chưa chuyến đi chưa trọn vẹn. Ghẹ ở đây có thịt chắc, tươi ngon vì được bắt ngay tại bến. Món ghẹ hấp sẽ thêm đậm đà nhờ chấm cùng muối ớt chanh.

Món ghẹ hấp sẽ thêm đậm đà nhờ chấm cùng muối ớt chanh. 

Làng nghề bánh tráng 1.000 đồng ở xứ Huế

Bánh tráng truyền thống ở làng Lựu Bảo được trộn nghệ để tạo màu vàng bắt mắt cho sản phẩm, giá mỗi chiếc 1.000 đồng.

Người dân làng Lựu Bảo (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) phơi bánh tráng. 

Nằm bên dòng sông Bạch Yến, làng Lựu Bảo nổi tiếng xứ Huế với ba thế kỷ giữ lửa nghề bánh tráng, bánh ướt.