28 thg 6, 2018

Kẻ mộng mơ

Ở Đà Lạt, qua thời gian người ta chợt nhận ra rằng những nghệ sĩ tử tế xứ này đều là những kẻ đơn độc (có người chịu không nổi phải bỏ chạy!). Và kẻ đơn độc nhất hiện nay có tên là Lữ Trúc Phương, hành nghề vẽ nhà vẽ cửa...

KTS Lữ Trúc Phương

Ông là một kiến trúc sư “có tiếng” ở phố núi du lịch sang trọng này. Hằng ngày tôi thấy ông lầm lũi đi về trong bộ đồ nâu xám cũ kỹ, trên một ngọn đồi ở ấp Hồng Lạc, cạnh ngôi chùa sư nữ nhỏ rêu phong trên đường Phạm Hồng Thái.

Ông không nói chuyện với ai, kể cả khi ở quầy bán báo bà Chương (cửa hàng báo trên 40 năm ở đường Ba Tháng Hai), mà chủ yếu dồn tất cả cho cuộc độc thoại trường kỳ với căn phòng ngợp các bản thiết kế, tranh, tượng gỗ, sách, máy tính... Nhìn vào không gian sống ở căn phòng 20m2 kia đủ nhận ra nỗi cô đơn, tự kỷ, trầm tĩnh (và chịu đựng), cùng vẻ ẩn sĩ của một kiến trúc sư kỳ dị giữa buổi cuộc sống đang tốc hành, nhốn nháo thực dụng...

Đường lên trăng - kiến trúc bước ra từ cổ tích

KTS Lữ Trúc Phương nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ 20 với 2 công trình “Nhà trăm mái” và “Đường lên trăng”. Với ý tưởng dựa vào các câu chuyện truyền thuyết về lịch sử và cổ tích Việt Nam, khắc họa cả những vật liệu truyền thống về kiến trúc là tre, trúc, gỗ, đá, gốm… con gái ông đang tiếp tục triển khai ý tưởng của ba mình để hoàn thiện công trình hình chữ “đ” kỳ bí mang tên “Đường lên trăng”…

Nơi đây sẽ có một nàng Trăng

26 thg 6, 2018

Ấn tượng Cu Vai

Bản Cu Vai giữa ngát xanh. Ảnh. Từ Thức 

Với Cu Vai, đó là ấn tượng về một vùng đất đẹp như mơ trong sự nguyên sơ, bình dị của cảnh vật và sự hồn hậu, mộc mạc của con người. 

Mùa trứng cá chuồn

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày hè, tôi vẫn thường “săn” trứng cá chuồn để bữa cơm gia đình có thêm chút vị quê hương. 

Quê tôi ở làng biển An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Lúc còn nhỏ, nghỉ hè được về quê chơi, các bác thường cho tôi lên thuyền gỗ chạy vòng vòng xem câu cá, kéo lưới. Con thuyền nhỏ lướt một mạch ra biển, bốn bề là nước, phóng tầm mắt ra xa chỉ nhìn thấy đường chân trời như vạch kẻ chỉ phân chia biển, trời. 

Món trứng cá chuồn chiên. 

Nơi khỉ đùa bên sóng

Đàn khỉ rượt đuổi nhau trên những ngọn cây gây náo loạn cả xóm, cây lá tả tơi như vừa qua một trận bão lớn. Chiều phai nắng, chúng biểu diễn trò đánh đu trên ngọn tre thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ. Tre uốn cong nghiêng ngã sau những cú vươn nhảy - chụp bám, cảnh tượng trông như màn trình diễn xiếc. Khi đói, chúng nhảy ùm xuống biển lặn bắt hải sản rồi ăn ngon lành…

Chớm hạ, những cơn gió phiêu bồng và phóng đãng mơn man trên da thịt như dìu lòng người vào cõi thiên thai. Tôi đeo máy ảnh rong ruổi xe máy về Sa Huỳnh (Đức Phổ) để ghi lại hình ảnh “con cháu Tôn Ngộ Không” nơi đảo khỉ, vùng núi đồi nằm giữa làng và biển cả bao la.

“Phá như khỉ”
Bao đời, cư dân trong thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) luôn sống chan hòa và giàu lòng hiếu khách. Nghe tôi hỏi chuyện đàn khỉ trú trên núi cạnh làng, nhiều người vui vẻ: “Chúng phá phách nhưng cũng lắm chuyện vui!”.

Một chú khỉ vừa rời khỏi hang 

25 thg 6, 2018

Mê hoặc điệu Bài Chòi miền Trung bộ

Loại hình nghệ thuật dân gian Bài Chòi đã phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch đặc sắc với các hình thức Hô Bài Chòi, Hội đánh Bài Chòi, Bài Chòi chiếu, Bài Chòi ghế... được các tầng lớp nhân dân miền Trung vô cùng yêu thích và đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Điệu hát sáng tạo của người lao động
 


Theo lưu truyền, từ xa xưa, người nông dân vùng Trung bộ dựng những cái chòi trên đồng ruộng có treo trống, mõ, phèng la... để canh giữ thú rừng ra phá hoại hoa màu. Khi có thú rừng tới thì đồng loạt các chòi đánh trống mõ đuổi thú và khi yên tĩnh thì họ hò hát với nhau cho vui. Trên cơ sở ấy, đã hình thành hát Bài Chòi, tức là ngồi trên chòi hát theo tên con bài. Từ đó nhân dân lao động miền Trung phát triển thành Hội Bài Chòi và hát có bài bản, có nhạc đệm.

Theo tiến trình lịch sử, Bài Chòi trở thành hội của người dân miền Trung mỗi dịp lễ, Tết. Bộ Bài Chòi có 30 thẻ, thường có 9 chòi được dựng lên. Anh Hiệu (người diễn xướng trong Bài Chòi) bốc trúng thẻ bài nào sẽ hát kể một câu chuyện vui để đưa đến đích là tên thẻ bài đó. Ai trúng được cả 3 thẻ bài sẽ là người thắng cuộc, được nhận bao lì xì, được chúc rượu…


Nghệ thuật dân gian Bài Chòi là loại hình sân khấu ca kịch đặc sắc được các tầng lớp nhân dân miền Trung yêu thích và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh Tất Sơn

Bí quyết săn nấm mối cả triệu đồng một kg ở miền Tây

Những tay săn nấm bắt đầu hành trình đi tìm đặc sản "bạc triệu" khi trời vừa chớm nắng sau những ngày mưa nặng hạt. 

Đây là loại nấm tự nhiên, không thể trồng được và thường xuất hiện gần những tổ mối đất trong vườn. Loại mối này làm tổ nơi đất cao ráo, có nhiều cây mục. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám, có khi kéo dài vài mét. Biết được đặc điểm này, người dân đi săn nấm mối phải dậy từ lúc trời còn khuya, xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn. 

Về xứ Quảng thưởng thức canh rau ranh ốc đá

Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. Có nhiều cách chế biến ốc đá và rau ranh. Trong đó, thơm ngon độc đáo nhất là món canh rau ranh ốc đá.

Nguyên liệu chính để nấu canh rau ranh ốc đá. 

Ở miền núi xứ Quảng, rau ranh và ốc đá có quanh năm nhưng ngon nhất là vào thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè. Lúc này, rau ranh tươi non, ít đắng. Còn ốc thì thịt nhiều và ngọt. Mùa này lên các huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bắc Trà My, Tiên Phước…, không khó để tìm được ốc đá, rau ranh. Nếu ghé lại nhà người dân, du khách thường sẽ được mời dùng cơm với canh rau ranh, ốc đá.

Ngọt ngon hến kình sông Thoa

Bột nêm đủ đầy vị cay, mặn, ngọt quyện với vị chua của tắc (quả quất) làm cho thịt hến thêm dai và ngọt mềm. Lần đầu thưởng thức hến luộc chấm với bột nêm cùng ít nước tắc khiến tôi ngỡ ngàng. Chợt thấy lòng lâng lâng vui sướng tựa lúc thả thuyền lững lờ trôi thưởng ngoạn cảnh sắc trên dòng sông Thoa hiền hòa và thơ mộng. 

Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức. Khi vào địa phận Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển, nên được xem là sông mẹ.

Bao suối khe, kênh rạch đôi miền xuôi - ngược hòa nước chung dòng, tạo vẻ thơ mộng cho sông Thoa trước khi đổ ra biển lớn qua cửa biển Mỹ Á. Nơi cuối dòng sông lượng thủy sản khá phong phú, nuôi sống bao đời dân quê hiền hòa và hiếu khách.


Đĩa hến luộc chấm bột nêm vắt tí nước tắc. 

Bí ẩn con đèo chết chóc ở Khánh Hòa

Đèo Rù Rì thuộc phường Vĩnh Hải (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Theo người dân địa phương, tên đèo gắn với tên loài chim sinh sống quanh những ngọn đồi gần khu vực. Khi chiều tối, loài chim này cất tiếng kêu nghe rất thảm thiết, sau đó là những tiếng rù dài trong cổ họng nên có tên gọi chim rù rì.

Ngoài ra, còn tồn tại luồng ý kiến khác về xuất xứ của tên đèo, cho rằng ngọn đèo cao lại ngoằn ngoèo, xe cộ đi qua đều rất chậm, nên dân trong vùng gọi là đèo Rù Rì. Di chuyển chậm vậy nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra. Người dân vùng đèo đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, họ gọi đoạn đèo tang tóc này là cung đường “ma ám”. May mắn con đèo này nay đã không còn được sử dụng bởi đã có đường tránh thay thế. Giờ đây, nó chỉ còn là nơi cho dân phượt lang thang tìm cảm giác lạ.