3 thg 5, 2017

Biển lở nơi miệng rồng

Nhiều người cho rằng Hàm Luông có tên gốc là Hàm Long. Thời nhà Nguyễn do “kỵ húy” để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua) nên gọi chệch là Luông, lâu dần thành quen.

Những người nông dân ở bên cửa sông Hàm Luông luôn lo lắng trước nguy cơ sạt lở đất - Ảnh: Tấn Đức

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả vùng cửa sông này như sau:

“Sông rộng như là vực rồng, hang giao, thường có cá to, sấu lớn trồi lên hụp xuống. Nước sông thường trong, ngọt, sóng gió dập dình, có cái hứng nhìn một cái trông rõ mênh mông vạn khoảnh”. Nhưng bây giờ...

Cửa Tiểu không còn như xưa

Chưa làm “biến mất” một dòng sông, nhưng thời gian qua nhiều cồn bãi có diện tích lớn đã và đang hình thành nơi cửa sông Cửa Tiểu.

Cửa Tiểu nhìn từ phà Đèn Đỏ - Ảnh: Tấn Đức

Đổi đời ở cửa Trần Đề

Khi chưa có cảng, Trần Đề là xóm ngụ cư của những gia đình làm nghề đóng đáy và nghề lưới, phần đông là hộ nghèo nhưng bậy giờ thì đã đổi khác.

Một góc khu thị tứ bên cảng cá Trần Đề - Ảnh: Tấn Đức

Ông Trần Văn Niên, cựu trưởng ban nhân dân tự quản ấp Cảng (thị trấn Trần Đề), nhớ lại: “Hồi trước, khi chưa có cảng, nơi đây là xóm ngụ cư của những gia đình làm nghề đóng đáy và nghề lưới, phần đông là hộ nghèo, làm ăn nhỏ lẻ, chưa có phương tiện công suất lớn để ra khơi xa.

Nhưng bây giờ thì đã đổi khác, nhiều ngư dân trong tay có cả chục chiếc tàu, làm ăn khấm khá, cất được nhà lầu ba, bốn tầng”.

Đó là những gì đang diễn ra ở cảng cá Trần Đề, một điểm sáng nghề biển ở bờ nam cửa sông Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng).

Ba Lai - chia hai mặn ngọt

Sông Ba Lai chảy qua bốn huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), tổng chiều dài khoảng 55km.

Những con rạch phía ngoài cống đập Ba Lai thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri thường xuyên cạn kiệt do bồi lắng nhanh - Ảnh: Ngọc Tài

Hơn mười năm trước, người ta đã xây cống đập Ba Lai chắn ngang dòng sông. Từ đấy cuộc sống của người dân bắt đầu thay đổi...

Nơi cửa sông đã mất

Chính xác hơn là cả dòng Ba Thắc (Bassac) dài rộng, “lội không tới bờ, lặn không tới đáy” như ký ức của nhiều kỳ lão ở miệt đồng bằng sông nước Cửu Long, giờ đã biến đi đâu?

Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông

Cửu Long chín cửa sông, nay đã mất một. Ba Thắc đâu rồi? Để có câu trả lời, chúng tôi tìm tới UBND xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nơi cửa sông Ba Thắc từng tồn tại trong một thời gian dài.

Sóc Trăng đất cảng

Về vị trí địa lý, tỉnh Sóc Trăng giáp biển Đông ở phía đông và đông nam với bờ biển dài 72km và ba cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển.

Lâu nay người ta thường biết Sóc Trăng như là vùng đất nông - ngư nghiệp có đông người Khmer sinh sống, ít ai nghĩ rằng xưa kia nơi đây từng có một thương cảng lớn chẳng kém cù lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai).

Nơi đây ngày xưa là thương cảng Bãi Xàu (nhìn từ phía sau chợ Mỹ Xuyên) với cầu Chà Và bắc qua sông Bãi Xàu - Ảnh: Hoàng Thạch Vân