4 thg 1, 2017

Săn mây, đón bình minh trên núi Bà Đen - Tây Ninh

Nếu bạn thích du lịch thì không thể bỏ qua trải nghiệm săn mây, đón bình minh tại núi Bà Đen, Tây Ninh, để thấy vẻ đẹp huyền ảo đầy chất thơ. 

Ngoài những câu chuyện huyền bí về đức tin, tín ngưỡng của người dân Tây Ninh, thì núi Bà Đen còn được biết đến như là nóc nhà của vùng Nam Bộ, với đỉnh cao nhất là 986 m, diện tích 24 
km2, được hình thành bởi ba ngọn núi: núi Heo, núi Phụng, núi Bà Đen.

Khung cảnh như cõi mộng ở Bà Đen. Ảnh: Nam Phạm. 

Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu

Vẻ đẹp hoang sơ núi rừng trong mây, cùng với những cảnh quan kỳ vĩ nơi ải Bắc Lai Châu đang là điểm đến của hàng nghìn du khách.

Khi ánh bình minh hé sáng trên đỉnh núi, bắt đầu cho một ngày mới của vạn vật, muôn loài cũng là lúc những dòng sông mây hình thành dưới những thung lũng. 

Vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm phương Nam

Được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lý – Trần, Thiền viện Trúc Lâm phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng đất Tây Đô. 

Thiền viện Trúc Lâm phương Nam được xây dựng từ nguyện vọng của tăng ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tp. Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm thuần Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Điểm ấn tượng đầu tiên mà du khách đến viếng thăm thiền viện là lối kiến trúc độc đáo. Cổng chính là những vòm mái vuốt cong với hình đầu rồng cách điệu, cửa làm bằng gỗ. Bên trái cổng là tượng Vi Đà Hộ Pháp (ông Thiện) bảo vệ ngôi Tam Bảo. Bên phải là tượng Tiêu Diện Đại Sĩ (ông Ác) chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh. Qua cổng chính là khoảng sân gạch rộng lớn khiến du khách cảm nhận ngay được sự thoáng đãng của chốn thanh tịnh. Từ sân gạch, du khách phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ uy nghi của Chánh điện (còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện).

Cổng chính vào Thiền viện Trúc Lâm phương Nam.

"Thế giới băng giá" giữa vùng nhiệt đới

Công viên Văn hóa Đầm Sen ở quận 11, Tp. Hồ Chí Minh đã triển lãm các tác phẩm nghệ thuật tạc từ băng đá mô phỏng các công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ du khách trong mùa Giáng sinh 2017. 

Với chủ đề "Thế giới băng giá", triển lãm trưng bày tái hiện 18 công trình kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước bằng chất liệu nước đá nguyên khối như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Cầu Rồng (Đà Nẵng), chợ Bến Thành (Tp. Hồ Chí Minh), Khải hoàn môn (Pháp), đền Lotus (Ấn Độ), đền Angkor Wat (Campuchia), tháp Vạn Tượng (Lào), Nhà thờ Basil (Nga)… Để xem được những tác phẩm này, du khách sẽ được phát áo choàng giữ ấm và bao tay vì ở đây lúc nào cũng lạnh -100C.

Triển lãm được tạo bởi hơn 50 kỹ sư, kỹ thuật viên Việt Nam và 20 nghệ nhân điêu khắc băng đến từ Cáp Nhĩ Tân (Hắc Long Giang, Trung Quốc). Toàn khu triển lãm có diện tích 2.000m², sử dụng 750m³ băng, 2.000 bóng đèn màu được xử lý đặc biệt để chịu lạnh ổn định. Đặc biệt, các kỹ sư đã nghiên cứu lắp đặc hệ thống chiếu sáng tự động ở những vị trí có góc chụp ảnh đẹp để du khách có thể những bức ảnh lưu niệm ưng ý.

Cổng chào được trang trí bắt mắt để thu hút khách tham quan.

3 thg 1, 2017

Hồ nước xanh được mệnh danh 'Tuyệt Tình Cốc' ở Hải Phòng

Hồ nước màu xanh độc đáo tọa lạc ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đang là điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều phượt thủ. 

Xuất phát từ một vài hình ảnh được chia sẻ trên một nhóm phượt uy tín, hồ nước màu xanh ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng bỗng dưng trở nên nổi tiếng và được rất nhiều người mê xê dịch tìm đến để “sống ảo”. 

Hồ Cổ Yếm với màu nước xanh ngọc bích đẹp mắt. 

Khám phá 'Tuyệt tình cốc' ở Ninh Bình

Thời gian gần đây, dân du lịch truyền tai nhau một địa điểm có biệt danh "Tuyệt tình cốc" của Việt Nam với vẻ đẹp không thua kém những sơn trang nổi tiếng trong phim kiếm hiệp. 
Đó là chùa động Am Tiên nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, nơi vua Đinh Tiên Hoàng từng nuôi hổ báo, xây pháp trường, đồng thời có ngôi chùa Thái hậu Dương Vân Nga tu hành cuối đời. 

Cổng vào động chùa Am Tiên. Ảnh: Phi Ba Ngơ.