29 thg 9, 2016

Nghề làm heo đất ở Lái Thiêu

Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành trên đất Bình Dương, làng nghề heo đất Lái Thiêu (thị xã Thuận An) là nơi tạo nên những chú heo đất ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Sản phẩm heo đất Lái Thiêu hiện được tiêu thụ tại các tỉnh Tiền Giang, An Giang, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ, và còn xuất sang các thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan... 

Giữa vùng đất đang thay đổi từng ngày của quá trình đô thị hóa, các cơ sở sản xuất heo đất ở Lái Thiêu vẫn nhộn nhịp sản xuất để cho ra đời những “lứa” heo mới, thơm nức mùi sơn như minh chứng cho sức sống của nghề này.

Tại cơ sở heo đất của gia đình bà Tăng Thị Tám, người đã có 3 đời và hơn 40 năm làm nghề này, gần chục công nhân đang sơn heo, vẽ họa tiết, trang trí để kịp giao hàng cho thương lái. Theo bà Tám, gia đình làm heo đất từ những năm 70 của thế kỷ trước. Khi đó, nhà bà còn có cả lò nung heo đất, từ làm đất, nặn đất sét, đổ khuôn, cho vào lò cho đến sơn phết, trang trí - đủ tất cả các công đoạn cho ra một chú heo đất. Tuy vậy, với việc hạn chế các lò nung thủ công gây ảnh hưởng đến môi trường, số lò ít dần và thường tập trung tại một số điểm hoặc sử dụng lò nung công nghiệp. Cơ sở của gia đình bà Tám cũng khoảng 30 cơ sở heo đất ở Lái Thiêu lúc này chủ yếu thực hiện các công đoạn từ lúc heo ra lò cho đến khi hoàn thiện.

Sản phẩm heo đất khi mới ra lò.

27 thg 9, 2016

Ngôi đình phim trường

Đình cổ Tân An (phường Tân An, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nằm bên sông Sài Gòn, được mệnh danh là "Ngôi đình phim trường" vì không gian nơi đây đã từng là trường quay của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng. 

Đến Đình Tân An, du khách ấn tượng trước nét thơ mộng, rêu phong cổ kính với bộ rễ của cây đa trên trăm tuổi quấn chằng chịt trên nóc cổng đình. Vào năm 1896, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình là nơi thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long.

Theo các tài liệu xưa, Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, từng được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Ông là người chủ trì công việc xây dựng Khuê Văn Các tại Văn miếu Hà Nội (1805), công trình văn hóa được xem là một biểu tượng cho văn hiến của đất Thăng Long (Hà Nội). Tuy vậy, ông đã bị bọn nịnh thần ghen ghét, gièm pha với vua Gia Long nhân vụ án “văn chương” của con ông là Nguyễn Văn Thuyên vào năm 1817. Nhà vua nghi ngờ cha con ông có ý phản nghịch, nên đã bức tử ông và hơn nửa thế kỷ sau, năm 1868, ông mới được giải oan dưới triều vua Tự Đức 

Cổng Đình Tân An được người dân các thời kỳ trùng tu, trang hoàng mang nhiều nét kiến trúc trong văn hóa Việt .

Hai lần di dời ngôi mộ cổ Thượng thư Ngô Nhân Tịnh

Lăng mộ Thượng thư Bộ Công Ngô Nhân Tịnh tọa lạc trong khuôn viên chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM).

Mộ xây dựng vào năm 2004, kích thước rộng 5 m, dài 12 m. Kết cấu ngôi mộ từ ngoài vào trong gồm: Bình phong tiền, sân tế, bệ thờ, bia mộ, nấm mộ và bình phong hậu, bao quanh là lớp tường thành kết hợp với trụ biểu).

Ngô Nhân Tịnh (1761-1813) còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhơn Tịnh, tên tự là Nhữ Sơn, tiên tổ là người Quảng Đông (Trung Quốc) sang nước Nam đến Gia Định. 

Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp vùng giáp ranh xứ trầm hương

Tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh giáp ranh đều có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và cả trong khu vực. 

Đặc biệt, có tuyến đường QL1 đi qua Đèo Cả có tổng chiều dài trên 12 km. Đây là con đèo khá ngoạn mục, bởi có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn qua những cánh đồng, cánh rừng và đặc biệt là cả vùng biển phía Đông con đèo rất đẹp.

Ðá Bia, thuộc tỉnh Phú Yên, một di tích lịch sử từ ngàn xưa và là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh.

Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây, đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

Thu về hoa ngô đồng nhuộm đỏ Cù Lao Chàm

Hội An không chỉ hấp dẫn bởi phố cổ lung linh sắc đèn lồng; còn có một Cù Lao Chàm rực rỡ khi hoa ngô đồng vào mùa trổ bông. 

Chỉ cách bờ biển Cửa Đại, Hội An 15km, quần đảo xinh đẹp nhấp nhô giữa làn nước biển trong xanh khoác lên mình tấm áo choàng rực rỡ mỗi độ thu về hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn mùa thu này. 

Ảnh: Vivu Tours 

Khi tiết trời đang giao thoa, những vệt nắng vàng đã bớt chói chang cũng là lúc từng vệt đỏ tươi rực rỡ bao phủ khắp triền núi, men xuống tận những cánh đồng dưới chân núi, cả không gian được bao phủ bởi một màu đẹp huyễn hoặc của những bông hoa ngô đồng đỏ tươi. 

Mắt cá ngừ - từ phần bỏ đi thành đặc sản đất Phú Yên

Vị ngọt béo, hương thơm đậm chất biển, mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc Bắc là món ăn 'bất đắc dĩ' trở thành đặc sản Phú Yên.

Trong vô số những món ăn làm nên tên tuổi của vùng đất Tuy Hòa (Phú Yên) như bò một nắng, cơm gà, sò huyết đầm Ô Loan, cơm niêu... thì mắt cá ngừ đại dương là món ăn lạ mà các hướng dẫn viên thường giới thiệu với du khách phương xa bởi nét độc đáo của nó. 


Cá ngừ đại dương còn có tên gọi khác là cá bò gù, loại hải sản không phải chỉ có ở Phú Yên nhưng không biết từ bao giờ, các món ăn chế biến từ cá ngừ, đặc biệt là mắt cá ngừ lại gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân Tuy Hòa. Theo cách lý giải của những đầu bếp có tiếng tại miền đất này, ban đầu khi làm cá người ta thường bỏ mắt, nhưng thấy mắt cá ngừ to mà bỏ thì quá uổng nên làm thử, đến khi ăn thì lại thấy quá ngon.

25 thg 9, 2016

Bún mắm Bạc Liêu

Không biết vì cớ làm sao tui lại khoái ăn bún mắm, lẩu mắm miền Tây - nếu có chất Khmer thì càng khoái. Bởi vậy lê la các tỉnh miền Tây tui không thể bỏ qua bún mắm (hoặc lẩu mắm) Long An, Cần Thơ, Châu Đốc, hoặc một dạng khác của nó là bún nước lèo ở Sóc Trăng, Trà Vinh... Ấy, nhưng mà lại chưa ăn bún mắm Bạc Liêu.

Trưa nọ đang lang thang ở Sài Gòn thì mắc mưa, chợt thấy có quán Bún mắm Bạc Liêu trên đường Lạc Long Quân. Cơn ghiền nổi lên nên tui liền tấp vô ăn. 

Bãi Rạng - Bãi Ôm, nơi vẻ đẹp tự nhiên còn nguyên vẹn

Lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên, Bãi Rạng - Bãi Ôm ở Phú Yên đang trở thành hai bãi biển thu hút nhiều khách du lịch. 

Bãi Rạng - Bãi Ôm là vùng biển hoang sơ cách Vịnh Xuân Đài hơn 15 km. Muốn vào đến tận nơi, bạn phải hỏi người dân rồi len lỏi trên con đường nhỏ hẹp, quanh co gập ghềnh đầy cát và đá. Nhưng bao nhiêu nhọc nhằn được đền bù xứng đáng khi trước mắt bạn mở ra một khung cảnh vô cùng tuyệt diệu.

Bãi Rạng như thiên đường của trời biển. 

Thơm ngon mọc vịt Lục Yên

Món mọc vịt của huyện Lục Yên, Yên Bái được xem là đặc sản và là món ăn mang đậm chất văn hóa của cư dân nơi đây. 

Món mọc vịt Lục Yên - Ảnh: DIỆM MY 

Vịt bầu ở huyện Lục Yên ngon nổi tiếng vì được thả ở suối trong suốt quá trình nuôi, chúng ăn ốc, tép, rêu đá và nhiều loài thủy sinh, vì vậy thịt ngon và chắc, khác hẳn so với các nơi khác. Vì thế đến Lục Yên mà chưa ăn thịt vịt thì xem như chưa đến Lục Yên.

Bánh chao của một thời xưa cũ

Đang ngồi quán cà phê vỉa hè, thấy chiếc xe đạp chở đầy bịch bánh đi qua chào mời, bạn nhìn sững, rồi chỉ tay vào bịch bánh tròn tròn màu đỏ sậm rắc mè thốt lên ngạc nhiên: ôi, bánh chao! 

Bánh có màu đỏ của chao và vị béo của mè - Ảnh: BẢO KHÔI 

Chị bán hàng mỉm cười: “Dạ, bánh chao. Bánh mới chứ không phải là bánh trung thu cũ chiên lại đâu”. Bạn cười, vui mua luôn mấy bịch rồi cả đám... đàn ông tuổi 40 xúm xít xin chủ quán ly trà nóng, ngồi rả rôm chuyện ngày xưa.