16 thg 9, 2016

Tuy Phong- Bình Thuận đẹp như miền viễn Tây nước Mỹ

Không chỉ được tận hưởng những dịch vụ du lịch độc đáo mà khi đến với Tuy Phong, Bình Thuận bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt đẹp, huyền bí mê hoặc lòng người sánh ngang với vẻ đẹp của miền viễn Tây nước Mỹ. 

Hình ảnh thiên nhiên miền Tây nước Mỹ thường hiện lên qua những thước phim về những anh chàng cowboy lãng tử, tài giỏi cùng thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ. Nếu bạn mê mẩn vẻ đẹp đó mà chưa có dịp tới xứ sở cờ hoa thì đừng lo, ở Việt Nam cũng có một vùng đất Tuy Phong (Bình Thuận) tuyệt đẹp như thế. 

Ngày bình yên ở một làng chài

Quy Nhơn có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng, như Bãi Rạng, Bãi Bàng, Bãi Dài, Bãi Trứng, Bãi Hoàng Hậu… được rất đông khách du lịch tìm đến. Đặc biệt, Bãi Xép thu hút một lượng lớn du khách, nhất là khách nước ngoài, muốn tìm kiếm loại hình du lịch yên tĩnh, hoang sơ, tránh cái náo nhiệt và đông đúc.

Bãi Xép thu hút một lượng lớn du khách, nhất là khách nước ngoài.

Chúng tôi đón chuyến xe buýt trước cổng trường Đại học Quy Nhơn để đến Bãi Xép. Làng chài Bãi Xép thuộc phường Ghềnh Ráng, xuôi về hướng đông nam cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 13 km. Đường vào làng chài có những con dốc nhỏ cong cong, sau vài phút đi bộ, chúng tôi đã thấy bãi biển hiện ra ở cuối đường. Ngay cái nhìn đầu tiên, ai nấy trong chúng tôi không khỏi ngẩn người một lúc, trầm trồ trước vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Xép, những bờ cát vàng mịn trải dài đón những con sóng nhấp nhô, những rặng đá tự nhiên màu nâu trầm mặc nổi lên giữa bãi cát…

15 thg 9, 2016

Mùa Trung thu về thăm 'làng đèn ông sao' Báo Đáp

Ít ai biết rằng những chiếc đèn ông sao từ Bắc vô Nam, từ những con phố nhộn nhịp như Hàng Mã đến những con đường làng quê yên bình đều được làm ra ở ngôi làng Báo Đáp (Nam Định).

"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu 
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu..." 

Hình ảnh chiếc đèn ông sao đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của mỗi người, một món quà đồ chơi truyền thống không thể thiếu và đã trở thành biểu tượng của đêm Trung thu. Nhưng ít ai biết rằng hàng triệu chiếc đèn ông sao được bán khắp miền Nam Bắc hầu như đều có xuất xứ từ một ngôi làng yên bình của đồng bằng Bắc Bộ: làng Báo Đáp.

Làng Báo Đáp nằm cách thành phố Nam Định 8 km, thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, với hơn một nửa số hộ trong làng gắn bó với nghề truyền thống làm đèn ông sao, mỗi năm sản xuất ra khoảng hơn 2 triệu chiếc đèn. 

Từ cổng làng ta đã bắt gặp hình ảnh những chiếc đèn ông sao quen thuộc. 

Nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền

Cái nghề một thời được coi là nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền đang ngày càng mai một. Dù không còn nhiều khách và chỉ mang tính thời vụ nhưng ông Phạm Văn Quang (Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn gắn bó với nghề tạo khuôn bánh trung thu suốt mấy chục năm nay. 

Ông Phạm Văn Quang (59 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong số những người thợ cuối cùng ở Hà Nội còn gắn bó với nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống. 

Bánh đa kê - món quà vặt dân dã của người Hà Nội

Món ăn đơn giản chứa đựng cả một nét văn hóa và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên nơi phố cổ Hà Nội. 

Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố vốn đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Người bán bánh đa kê chẳng cần nhiều đồ nghề gì. Túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng ở đầu ghi đông xe, nồi kê được chằng dây cho chắc ở yên sau, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính là có thể rong ruổi khắp phố phường. 

Bánh đa kê được làm từ những nguyên liệu giản dị, rẻ tiền. Ảnh: Sticky Rice 

Tiệm mì 'thảy' gia truyền nổi tiếng ở Vũng Tàu

Cứ mỗi buổi sáng và chiều, tiệm mì thảy trên đường Ba Cu, bãi trước Vũng Tàu nườm nượp khách ra vào. Cái tên mì "thảy" vốn lạ lẫm với nhiều người nếu chưa từng ăn tại quán, tuy nhiên khi ghé qua, bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên.

Trải qua mấy đời chủ cha truyền con nối, tiệm vẫn giữ vững phong độ với kỹ năng thảy (quăng, ném) mì điêu luyện của đầu bếp như một màn trình diễn nghệ thuật nấu ăn. Mì được chia thành từng vắt đều nhau, cho vào chiếc vợt chuyên dụng để trụng nước sôi. Vừa trụng, đầu bếp vừa thảy lên không trung mấy vòng cho ráo nước trước cho vào tô.

Xe mì theo kiểu người Hoa cũ kỹ trước cửa tiệm. Tại đây thường diễn ra những màn thảy mì bằng vợt độc đáo của đầu bếp.