20 thg 7, 2016

Đâu rồi những đồi sim?!

Với ý nghĩ tìm lại những nét đặc trưng về thiên nhiên, con người ở Quảng Trị đã ghi sâu vào ký ức tuổi thơ, hai đề tài tôi dành nhiều thời gian suy nghĩ và tìm kiếm nhất là hình ảnh những đồi sim, nắng và gió Lào ở Quảng Trị.

Sim bên triền đập Trấm, tháng 6/2014

Những “đồi sim” chứ không chỉ là hoa và trái sim. Và với thằng nhóc 6 tuổi như tôi hồi đó, chưa hề biết gì đến bài thơ của cụ Hữu Loan, chỉ thấy thích khi biết loại trái ngon, ngọt đầy ắp rổ của mấy bà ngồi bán dọc đường Phan Bội Châu vô chợ Đông Hà, lại có thể hái ăn thoải mái, không phải mua vì cây sim mọc hoang đầy trên đồi. Hồi đó, nhà tôi ở cái xóm nhỏ thuộc thôn đệ Nhị, cạnh đồng lúa làng Tây Trì. Nếu tính theo đường QL9 thì qua khỏi nhà thờ là “ngoại ô” rồi, con đường lên dốc và quẹo tay trái về hướng tây; bên trái là đồi đất chập chùng mọc đầy sim, bên phải là vùng đất thấp kéo dài ra bờ sông Hiếu. Đi lên, qua khỏi đường sắt là đã thấp thoáng những xóm người Thượng (cách gọi người dân tộc thiểu số hồi ấy).

Dân dã xôi đường xứ Quảng

Cứ mỗi lần về quê ngoại ở Quảng Nam giỗ chạp, ăn xong bữa, đến lúc đứng lên thể nào tôi cũng được dúi vào tay một bịch xôi đường. Thứ xôi gì mà kỳ, màu thì đen nghìn nghịt, vậy mà cắn một miếng thấy mê tơi, phải cắn miếng thứ hai, rồi hết veo hồi nào không hay. 


Kiểu ngọt của xôi đường không làm người ăn cảm thấy ngấy, xôi đường Quảng Nam ngọt rất dịu, rất cuốn hút, cộng thêm cái vị dẻo của nếp, bùi bùi của đậu đen, thơm lựng của mè rang và cay nồng quyến rũ của gừng... ôi chao, ngon đến khó cưỡng. 

Người cồn Sơn làm du lịch kiểu chơn chất

Du lịch cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) không còn xa lạ với nhiều du khách ưa khám phá cảnh đẹp sông nước vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, chính cách làm du lịch độc đáo và lối sống mộc mạc, chân chất của người dân nơi đây mới là điều níu chân du khách. 

Đua… xuồng, một trò chơi tận dụng ưu thế từ hệ thống kênh rạch ở cồn Sơn - Ảnh: CHÍ QUỐC 

Chỉ mất khoảng năm phút qua phà Cô Bắc trên đường Lê Hồng Phong (quận Bình Thủy), du khách có thể đặt chân lên cồn Sơn, một khu đất cồn giữa sông Hậu với 79 hộ dân sinh sống, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 6km, hiện là một trong những điểm du lịch trải nghiệm lý thú cho du khách.

Cỏ hoa Khánh Vĩnh níu chân người

Trong các cuộc hành trình du lịch và khám phá mọi miền đất nước, việc chọn những nơi có hoa để vui chơi và chụp ảnh là điều không chỉ những người trẻ mà hầu như lứa tuổi nào cũng thích. Vào những mùa hoa, các đơn vị du lịch luôn lên chương trình, mời gọi du khách. Chẳng hạn đã có các tour khám phá mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang, mùa hoa hướng dương ở Nghệ An, mùa hoa cúc họa mi ở Hà Nội, hoặc đến các cánh đồng hoa lavender ở Đà Lạt…


Ngay bản thân tôi, một người đi đây đi đó nhiều, cũng luôn tìm đến những cánh đồng hoa, mê hoặc với chúng, ngẩn ngơ với chúng.

Phượt Pù Luông - chuyến đi liều lĩnh và đáng nhớ

Mất 3 tiếng để vượt qua 11 km tìm đến bản Kho Mường (Thanh Hóa) nằm sâu trong thung lũng nhưng chúng tôi đã được ăn bữa cơm ngon và lắng nghe những câu chuyện không thể nào quên. 

Rời Hà Nội từ 5h30, chúng tôi lên xe hướng thẳng đại lộ Thăng Long, tìm đường đến xã Lũng Vân, Tân Lạc, Hòa Bình. Đường lên Lũng Vân cứ cao dần với những con dốc không tên, trời nắng đẹp nên chúng tôi tranh thủ dừng nghỉ bên suối và chụp ảnh.

Cảnh vật bên đường không có núi non trùng điệp hay đá tai mèo dựng đứng như ở Hà Giang, không nhiều ruộng bậc thang như ở Mù Cang Chải mà là một cánh đồng ngô trải rộng miên man. Ngô ở đây trồng từ trên triền đồi, triền núi rồi tràn ra khắp các thung lũng như một tấm thảm khổng lồ.

Không giống nhiều người đi trước, thường qua lối Mai Châu, Hòa Bình, chúng tôi rẽ theo một con đường vẫn chưa có trên bản đồ để đến khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ở Bá Thước, Thanh Hóa. Đường bê tông rộng đủ cho xe khách đi qua, nhưng lại dốc xuống theo từng khúc cua tay áo làm xế có cảm giác như cả xe và người đang lao xuống vực.

Đây là đoạn đường phá từ vách đá còn dang dở, bên núi không kè đất, còn bên vực sâu hút. Đi ngày nắng không sao nhưng mùa mưa đất đá có thể rơi từ trên núi xuống lòng đường rất nguy hiểm. 

Những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa đổ nước để chuẩn bị vụ mới. 

Quán bánh ướt lòng gà 3 đời ở Đà Lạt

Nằm ngay khu trung tâm thành phố, hương vị của ở quán bánh ướt lòng gà nhiều năm qua không chỉ thu hút dân địa phương mà cả những du khách phương xa.

Quán Trang nằm trên đường Tăng Bạt Hổ, ngay trung tâm thành phố Đà Lạt. Trải qua 3 đời, quán không chỉ đem lại hương vị đặc trưng của Đà Lạt tới thực khách mà còn là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của phố núi. 

Không gian giản dị của quán bánh ướt lòng gà 3 đời ở Đà Lạt. Ảnh: Phong Vinh 

Nếu như ở vùng khác, món này thường đi kèm chả thì ở Đà Lạt, bánh ướt được biến tấu lạ miệng với thịt và lòng gà. Sự kết hợp giữa miếng bánh ướt mềm cùng thịt gà thơm ngọt và lòng gà dai dai tạo thành một món ăn chơi thú vị.

Quán chè xưa được thanh niên mê thích ở Hà Nội

Thay vì hẹn nhau ở các quán cà phê hiện đại, thực khách Hà Nội lại thích thú với quán chè truyền thống có không gian đậm chất thơ trong khu phố cổ.

Chè là món quà vặt phổ biến khắp mọi vùng miền Việt Nam. Địa điểm bán món ăn này thường là ở các khu chợ, bên lề đường, trong các quán chè chật chội với vài bộ bàn ghế nhựa, thực khách ăn xong thường đứng dậy ngay. Tuy nhiên, ở quán chè Lutulata số 39 Hàng Cót, bạn có thể ăn uống và nghỉ ngơi, thư giãn như khi đi uống cà phê cùng bạn bè. Hàng nghìn bức ảnh chụp tại đây đã được check-in trên mạng xã hội nhờ chè ngon, quán đẹp, gợi nhớ một thoáng tinh tế rất xưa của vùng đất Hà thành. 

Quán trình bày món ăn đẹp mắt và chọn lựa cẩn thận từng vật dụng nhỏ xinh. 

Làng đúc đồng Đại Bái

Là một trong số những làng có nghề gò, đúc đồng truyền thống lâu đời, đến nay làng Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đã khẳng định được vị thế của làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các sản phẩm phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Theo ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Chủ tịch xã Đại Bái thì làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái đã có lịch sử cách đây hàng trăm năm do cụ tổ Nguyễn Công Truyền truyền dạy cho dân làng. Trải qua biến cố thăng trầm lịch sử, người dân Đại Bái vẫn giữ gìn nghề truyền thống do ông cha xưa để lại. Đến nay, với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo trí óc của những nghệ nhân cùng sự hỗ trợ cải tiến máy móc kỹ thuật, các sản phẩm đúc đồng của Đại Bái ngày càng được phát triển rộng ra thị trường trong nước và sang một số nước khu vực Đông Âu, Tây Âu.

Một Sơn La, ba điểm đến

“Một Sơn La, ba điểm đến” là câu nói quen thuộc về ba thế mạnh nổi trội của tỉnh Sơn La hiện nay. Đó là cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của lòng hồ thủy điện Sơn La; là cao nguyên Mộc Châu, vùng đất được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”; là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với chính sách cởi mở và thân thiện.

Bước chuyển thần kỳ trên cao nguyên xanh Mộc Châu


Trong những năm gần đây, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất nổi tiếng được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”. Còn nhớ, cách đây chừng hơn chục năm, cuộc sống ở Mộc Châu rất khó khăn. Người dân ở đây đa phần là đồng bào các dân tộc Thái, Si La, La Ha di dân từ vùng lòng hồ thủy điện lên nên hầu như không biết gì đến việc trồng chè và nuôi bò sữa, vì thế gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mới. Thậm chí có nhà khoa học khi đi khảo sát thực tế đã phải thốt lên rằng: “Mộc Châu có chè siêu củi và bò siêu xương”, ý nói bà con trồng chè thì chè chỉ cho củi, còn nuôi bò thì bò gầy giơ xương!!!

19 thg 7, 2016

Khám phá Sơn Dương

Chúng tôi may mắn được đi lại nhiều lần bằng cả thuyền trên sông Lô lẫn xe máy men theo con đường dọc khúc sông này, từ mạn Việt Trì lên đến TP Tuyên Quang, theo dòng Lô - Gâm tới vùng Chiêm Hóa, Na Hang. 

Gốc đa ở đình Hồng Thái hiện được xem là cây có tuổi đời cao nhất ở vùng này - Ảnh: H.DƯƠNG 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng đất Sơn Dương có đến 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh, các dân tộc Tày, Nùng ở đây cũng chiếm số đông so với các dân tộc còn lại. Theo các cụ cao niên ở mạn đôi bờ sông Lô, trước đây nhiều thiếu nữ Tày và Nùng biết chơi đàn tính (hay còn gọi là tính tẩu).