20 thg 7, 2016

Một Sơn La, ba điểm đến

“Một Sơn La, ba điểm đến” là câu nói quen thuộc về ba thế mạnh nổi trội của tỉnh Sơn La hiện nay. Đó là cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của lòng hồ thủy điện Sơn La; là cao nguyên Mộc Châu, vùng đất được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”; là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với chính sách cởi mở và thân thiện.

Bước chuyển thần kỳ trên cao nguyên xanh Mộc Châu


Trong những năm gần đây, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất nổi tiếng được ví như “Đà Lạt của vùng Tây Bắc”. Còn nhớ, cách đây chừng hơn chục năm, cuộc sống ở Mộc Châu rất khó khăn. Người dân ở đây đa phần là đồng bào các dân tộc Thái, Si La, La Ha di dân từ vùng lòng hồ thủy điện lên nên hầu như không biết gì đến việc trồng chè và nuôi bò sữa, vì thế gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mới. Thậm chí có nhà khoa học khi đi khảo sát thực tế đã phải thốt lên rằng: “Mộc Châu có chè siêu củi và bò siêu xương”, ý nói bà con trồng chè thì chè chỉ cho củi, còn nuôi bò thì bò gầy giơ xương!!!

19 thg 7, 2016

Khám phá Sơn Dương

Chúng tôi may mắn được đi lại nhiều lần bằng cả thuyền trên sông Lô lẫn xe máy men theo con đường dọc khúc sông này, từ mạn Việt Trì lên đến TP Tuyên Quang, theo dòng Lô - Gâm tới vùng Chiêm Hóa, Na Hang. 

Gốc đa ở đình Hồng Thái hiện được xem là cây có tuổi đời cao nhất ở vùng này - Ảnh: H.DƯƠNG 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng đất Sơn Dương có đến 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh, các dân tộc Tày, Nùng ở đây cũng chiếm số đông so với các dân tộc còn lại. Theo các cụ cao niên ở mạn đôi bờ sông Lô, trước đây nhiều thiếu nữ Tày và Nùng biết chơi đàn tính (hay còn gọi là tính tẩu).

Hòn Thiên Nga trên vịnh Bái Tử Long bị mất đầu

Hòn đảo đá có hình dáng giống con thiên nga trên vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) bỗng dưng bị mất hơn nửa phần thân trên. 

Hòn Thiên Nga sau khị bị mất nửa phần thân trên - Ảnh: CẤN ĐÌNH LOAN 

Văn hóa ẩm thực bình dân ở Quảng Ngãi

Cũng như hầu hết cư dân ven biển miền Trung, người Quảng Ngãi sống trên mảnh đất có những dải đồng bằng hẹp phù sa sông, xen kẽ với những dải đất bạc màu, nghiêng về phía biển là lô nhô cồn cát, đầm, phá, cù lao. Cá từ biển, cây trái từ nguồn theo đường bộ, đường sông giao lưu hai chiều xuôi ngược, ngang qua những vùng đồng bằng, nhiều gạo, nhiều ngô khoai, khiến bữa ăn của người Quảng Ngãi nhiều khi thấy đủ cả hương vị của rừng, sông, ruộng, biển.

Tuy chẳng có được những cánh đồng “thẳng cách cò bay” như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, nhưng phù sa bồi đắp từ các con sông Trà Bồng, sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu cùng với sức chịu đựng mưa nắng nhọc nhằn của người Quảng Ngãi từ đời này qua đời khác cũng tạo lập được nhiều cánh đồng lúa nổi tiếng phì nhiêu, nhiều thóc như Bến Ván, Trì Bình (Bình Sơn), Tú Sơn, Thi Phổ (Mộ Đức), Phong Niên, Diên Niên (Sơn Tịnh), La Hà (Tư Nghĩa), Đồng Dinh, Đồng Kè (Nghĩa Hành).

Gỏi mít. 

Những cổ vật nghìn năm tuổi tại ngôi đền thiêng nhất Nghệ An

Đền Quả Sơn nằm yên bình bên bờ sông Lam tại xã Bồi Sơn (huyện Đô Lương) hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật gần một nghìn năm tuổi từ thời nhà Lý, có giá trị lịch sử to lớn. 

Đền Quả Sơn là một trong 4 ngôi đền linh thiêng nhất ở Nghệ An. Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn. 

18 thg 7, 2016

Bản Lác - Mai Châu

Những năm gần đây Bản Lác - Mai Châu hình như không còn hấp dẫn nữa với khách du lịch, bởi đó là địa danh đã quá quen thuộc và hình thành cũng đã lâu. 

Bản Lác nhìn từ trên cao - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Có thể gọi nơi này là trung tâm du lịch của huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, bởi xung quanh bản Lác còn có khá nhiều điểm du lịch khác đang hình thành như bản Văn - cách bản Lác khoảng 2km, đi bộ hoặc đi xe đạp vòng quanh các bản làng: bản Pom Coong, bản Nhót... hoặc có thể thăm Hang Chiều, Hang Mỏ Luông...