16 thg 3, 2016

Về miền Tây ăn chuột cống

Xin nói rõ liền để mọi người khỏi hết hồn. Không phải ăn thịt con chuột cống (í ẹ), mà là ăn thịt chuột đồng và bánh cống.

Hồi nẳm, tui dìa Long Xuyên chơi, được đãi ăn 2 món đặc sản miền Tây là thịt chuột và bánh cống, gọi tắt là... chuột cống.

Thịt chuột đồng thì khỏi nói rồi, nó ngon như... thịt gà, và chuột ở ngoài đồng ăn lúa thì sạch sẽ chớ không như chuột nhà (và dĩ nhiên không như con chuột cống ở ống cống). Xưa kia, dân miền Tây làm ruộng, làm rẫy, chuột phá hoại hoa màu, họ bắt chuột và sẵn tiện chế biến làm món ăn luôn. Nay, chuột đồng được bán ở chợ miền Tây, không cần làm ruộng làm rẫy cũng có thể ra chợ mua về xơi. Còn làm biếng nữa thì cứ ra nhà hàng kêu món thịt chuột!

Dĩa thịt chuột ngon lành, góc trên là dĩa bánh cống

Ăn vặt ở chợ Hàn

Nếu có dịp đến chợ Hàn ở Đà Nẵng, bạn đừng chỉ lo thăm thú, mua sắm, hãy ghé khu ẩm thực để lê la “ăn hàng”. Chỉ cần dạo quanh một vòng, thử vài món con con cũng đủ khiến bạn no nê hả hê.


Tôi đến chợ Hàn vào một buổi trưa mưa rả rích, bụng đói meo. Vừa vào chợ, không tận hưởng thú vui “shopping” như thường lệ, tôi tất tả chạy đi kiếm hàng ăn để lấp đầy cái bao tử đang sôi sùng sục. May thay, mấy sạp bán đồ ăn vẫn bày ra la liệt, ngay lối đi, ở chỗ dễ tìm nhất, dù chợ trưa đang vắng khách mua. 

Ra Hà Nội ăn nem chua Ấu Triệu

Những que nem dài, nướng thơm phức, chấm kèm tương ớt cay cay, ăn cho đủ sức thì phải mỗi người một chục mới đủ. Đấy là món bạn nhất thiết nên thử khi ra Hà Nội, dù trong những ngày đông rả rích hay ngày hè nắng oi. 

Có một chút chua chua nhẹ nhàng của nem vừa tới, một chút cay cay khi chấm kèm tương ớt kiểu Bắc, một chút giòn sần sật vừa phải của bì 

Ra Hà Nội nhiều lần, lần nào tôi cũng cố ăn cho hết đặc sản ở phố cổ, có vài thứ tôi thích, có vài thứ thì không và có vài món tôi… tiếc. Tiếc vì không thử sớm hơn, không ăn nhiều hơn và nem chua nướng ở phố Ấu Triệu (quận Hoàn Kiếm) là một món như thế. 

Chuyện ít biết về ngôi đình cổ duy nhất thờ người Việt làm quan triều Tần

Người Việt đầu tiên làm quan xứ Bắc

Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, cách trung tâm Hà Nội về phía Tây khoảng 12km là một ngôi đình uy nghi cổ kính, có niên đại hàng nghìn năm lịch sử. Đình Chèm (còn gọi là đền Chèm) thuộc làng Chèm, xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam, nơi thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước. Cho đến nay, ngôi đình vẫn còn giữ nguyên hiện trạng như những ngày đầu mới xây dựng. 

Cụ Hiệu giới thiệu về ngôi đình

Kỳ thú hồ Sông Ray mùa nước cạn

Thoạt nhìn, đó chỉ là hồ nước bình thường, nhưng đặt chân đến đây mới biết Sông Ray là hồ nước khá đặc biệt và ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh kỳ thú trong mùa nước cạn này. 

Hồ Sông Ray nhìn từ bờ hồ phía đông bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Ở địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu, một ngày đến với hồ Sông Ray, chúng tôi chỉ đủ thời gian đi khám phá ba khu vực hồ, tương ứng với ba hướng khác nhau cùng với những góc nhìn thú vị riêng có.

Mùa khô, mực nước trong hồ giảm xuống gần nửa, nhiều nơi nước cạn để lộ những “đảo đất” màu nâu đỏ với những hình dạng và đường nét kỳ lạ đến ngỡ ngàng. 

15 thg 3, 2016

Giấm nuốc - món bún có một không hai ở Huế

Bún giấm nuốc là một món ăn rất Huế. Vào mùa hè, nhất định bạn phải thử khi có dịp ghé qua đây. 


Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt - một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốt cùng họ với sứa nhưng nhỏ chỉ bằng khoảng nửa trái chanh. 

Vào mùa hè, nuốt thường nổi thành từng mảng dày, ngư dân vớt lên, ngâm vào nước và bán nhiều ở các chợ. Nuốt được chia làm hai phần gồm tai và chân. Phần tai rất thích hợp để kẹp rau sống chấm ruốc hoặc làm gỏi. Nhưng đặc sắc phải kể đến chân nuốt, giòn giòn, sần sật - làm nên linh hồn của món trứ danh: Bún giấm nuốc.