18 thg 12, 2015

Về Đà Lạt ăn bánh căn co ro

Với vài người, bánh căn Đà Lạt chẳng có gì ngoài... một cục bột - thích thì chỉ thêm được ít trứng gà, hay trứng cút, không hơn. Nói vậy không sai gì, chỉ tiếc rằng, như thế nghĩa là chưa biết thưởng bánh căn.

Không nhân tôm, nhân mực như bánh căn miền Trung, bánh căn Đà Lạt được đúc đổ trong khuôn đất nấu than, thêm một ít trứng (nếu khách có nhu cầu), thưởng cùng nước chấm nhiều mỡ hành. Nhưng, cái thú co ro giữa tiết trời luôn lạnh và ẩm, nêm ớt xay cay đến hít hà, đợi từng khuôn bánh đến lượt mình... là cái thú mà ngoài Đà Lạt ra, chẳng nơi nào có được. 

Không nhân tôm, nhân mực như bánh căn miền Trung, bánh căn Đà Lạt được đúc đổ trong khuôn đất nấu than, thêm một ít trứng, thưởng cùng nước chấm nhiều mỡ hành. 

Lần đầu “đánh chén” bánh canh Trảng Bàng

Ở Sài Gòn hơn 4 năm, đi ra đường hay thấy hàng quán treo bảng “đặc sản bánh canh Trảng Bàng”, vậy nhưng chưa một lần thưởng thức, cho đến một hôm… 

Có lẽ chủ quán này biết cách nấu ngon, hương vị thanh tao mà đậm đà, ăn không thấy ớn dù cục sườn heo khá to, kèm thêm mấy miếng thịt giò rút xương nữa 

Có lẽ do tính tôi từ nhỏ không khoái lắm món bánh canh nên bản đồ ẩm thực trong đầu tôi khi lớn lên thường “khuyết” món này. Không khoái lắm món ăn dân dã này nó cũng lý do. Thuở nhỏ ở quê, những lúc thiếu gạo nấu cơm, nhà tôi hay sử dụng bột sắn để làm bánh canh cho cả nhà ăn chống đói. Lúc trước cũng vì điều kiện khó khăn nên món bánh canh thuần túy là… bánh canh, chỉ có có bánh (sợi bột lọc cắt nhỏ) và canh (toàn nước). Tôm, thịt hoặc giò heo, sườn heo… dường như đều rất xa xỉ. Đơn giản thế chỉ vì không có tiền để mua tôm, mua thịt. Ăn bánh canh hồi ấy kiểu như ăn chay vậy, hoàn toàn không có thịt thà gì cả. Mà bánh canh làm từ bột lọc thì nhiều người biết rồi, nếu như nấu ra không ăn kịp, để một lúc thì nó đặc sánh lại thành cục. Muốn ăn thì phải xắn ra, nhai mỏi cả răng. Bánh canh ở quê của tôi luôn được nhớ đến như là món của cảnh khổ ngày xưa. 

Lãng mạn món ngon phá Tam Giang

Nếu bạn chưa biết phá Tam Giang của miền đất “mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”, có thể hình dung qua câu ca: "Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

Người ta bảo cá tôm ở phá Tam Giang là “vàng sống” vì nó phong phú, nhiều vô kể, tạo sinh kế cho bao gia đình từ xưa đến nay 

"Truông nhà Hồ" thì chắc ai cũng biết rồi. Đây là khu rừng dữ, từng là nơi ẩn trú của lục lâm thảo khấu trên con đường thiên lý Bắc Nam đoạn chạy ngang tỉnh Quảng Trị. Vậy còn vì sao người xưa lại sợ phá Tam Giang đến mức ám ảnh như thế? Thống kê về mặt địa lý, phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Tôi từng nghe kể, trên đầm phá này xa xưa cũng có lục lâm thảo khấu (dân gian còn gọi là “rợ đầm”). Người dân thuở trước đi ghe nhỏ trên đầm phá, nếu vào mùa mưa bão dữ dội, thì đi hoài cũng không đến được bờ. Có lẽ nỗi ám ảnh sợ phá Tam Giang là vì thế.

17 thg 12, 2015

Nhà thờ Ba Đông

Địa chỉ : 144/5 KP.1, P.Hố Nai, Biên Hoà, Đồng Nai

Năm 1954, một số giáo dân Giáo xứ Ba Đông cùng với các xứ lân cận thuộc Giáo phận Hải Phòng đã đến định cư tại cây số 6 vùng đất Hố Nai, Biên Hòa. Tại đây, Cha Gioakim Nguyễn Hữu Phúc cùng với cộng đoàn thành lập Giáo xứ Ba Đông và dựng một nhà nguyện tạm để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.




Sáu năm sau, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Khoát kế nhiệm Cha Gioakim phụ trách cộng đoàn này. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Ba Đông xây dựng nhà thờ mới để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa

Nhà thờ Thái Hiệp

Địa chỉ : 94/16 KP. 8, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, khoảng 200 giáo dân gốc Giáo phận Thái Bình đến định cư tại ấp Tân Hiệp, xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và lập nên giáo điểm. Thời gian đầu, giáo dân tại giáo điểm này sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Tân Hải (Thuận Hòa). Vì số giáo dân di cư về ấp Tân Hiệp ngày càng đông, nên ngày 24.09.1961 Giáo xứ Thái Hiệp được chính thức thành lập dưới sự coi sóc của Cha Augustinô Phạm Khắc Nghiễm. Cùng năm, Cha Augustinô và giáo dân xây dựng ngôi thánh đường đầu tiên để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Đến năm 1969, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo kế nhiệm Cha Augustinô đến phụ trách Giáo xứ Thái Hiệp. Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thái Hiệp xây nhà thờ thứ hai bằng vật liệu kiên cố với diện tích 15m x 50m và khánh thành ngày 24.12.1970.


Nhà thờ Thái Hiệp 1970


Nhà thờ Thuận Hòa

Địa chỉ : KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, một số gia đình công giáo, đa số thuộc Giáo Phận Hải Phòng đến khu đất Bãi De được gọi là ấp Tân Hải, xã Bình Trước, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa định cư lập nghiệp và lập thành Giáo xứ Tân Hải do Cha Đaminh Nguyễn Hữu Độ coi sóc. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Tân Hải dựng một nhà thờ tạm bằng gỗ để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Ba năm sau, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền chính thức đổi tên Giáo xứ Tân Hải thành Thuận Hòa và cắt cử cha Đaminh Phạm Quang Khanh làm Cha xứ tiên khởi. Năm 1958, Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thuận Hòa xây lại nhà thờ mới bằng tường gạch và kèo gỗ (13m x 35m).


Nhà thờ Thuận Hòa 1958