17 thg 9, 2015

Nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn

Nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn tọa lạc tại 227/4 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ được bắt đầu xây dựng lại trên nền đất cũ vào năm 2009, và hoàn tất vào năm 2013.

Bên trái Nhà thờ là dãy nhà hai tầng đươc dùng trong việc hội họp của Giáo xứ. Bên phải là Tháp chuông, Đài Đức Mẹ, Nhà Hiệp Thông, và Nhà xứ được xây dựng trong từng thời kỳ. Nhà thờ với diện tích 12m x 25m, được chia làm ba gian; mặt tiền nhà thờ được trang trí hai bức phù điêu “Mười điều răn” và “Tám mối phước.” Ngoài ra, còn có ba bức tranh kiếng: Tranh Thánh Antôn ở giữa, bên trái là bức "Vườn địa đàng" và bên phải là bức "Tiệc ly", để lấy ánh sáng cho nhà thờ. Trên tháp cao nhất trong 3 ngọn tháp trước mặt Nhà thờ là tượng Thánh Antôn- vị Thánh quan thầy của Giáo xứ. Cung thánh được bố trí trang nghiêm nhưng giản đơn với Thánh giá và Nhà tạm ở giữa; bên phải là tượng Thánh Giuse và bên trái là tượng Đức Mẹ. Vì lòng nhà thờ có diện tích nhỏ, nên Cha sở Gioan Bt. Nguyễn Văn Sáng đã cho xây thêm 2 gác ở hai bên hông dành cho giáo dân trong những dịp lễ lớn.

Giáo xứ Thánh Antôn nằm trên địa bàn các phường 2, 8, 9 và xã Tân Mỹ Chánh thuộc Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang; Là một giáo xứ ở vùng ven Thành phố, với khoảng 700 giáo dân sống rải rác xen kẻ với lương dân trên địa bàn khá rộng.

Nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho

Nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho hiện nay là ngôi nhà thờ thứ ba của họ đạo Mỹ Tho, tọa lạc tại số 32 Hùng Vương, phường 7, TP Mỹ Tho.

Khởi đầu là Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê. Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, chỉ là một mái nhà bằng tranh lá nằm nép mình bên ngã rẽ giữa hai nhánh sông Tiền và sông Bảo Định, do các cha thừa sai dựng nên. Đây là nơi phượng tự chính thức của các tín hữu Mỹ Tho lúc ban đầu.

Kế đến là Nhà thờ Vĩnh Tường. Cùng với sự lớn mạnh của cộng đoàn Mỹ Tho là nhu cầu phải có một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn. Bởi đó, nhà thờ Phanxicô Xaviê đã trở thành nhà nguyện nhỏ, nhường chỗ cho một ngôi nhà thờ mới rộng lớn hơn ra đời. Năm 1866, Đức Cha Miche long trọng đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới. Trải qua gần 10 năm gian khó, với các đời cha sở Lizé, Marc, Sorel và Moulins, ngày 12/03/1876, Đức Cha Colombert, Giám quản Tông toà Tây Đàng Trong, đã long trọng làm phép ngôi nhà thờ mới có tên gọi Nhà Thờ Vĩnh Tường. Nhà thờ được dâng kính Thánh Tâm, nên cũng được gọi là Nhà Thờ Thánh Tâm. Nhà thờ khá rộng lớn và kiên cố, được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp - Rôma thời Phục Hưng, với nhiều đường nét tinh tế, toạ lạc trong khuôn viên trường dòng Lasan. Nhà thờ có tháp cao 36 mét, chiều dài 42 mét, rộng 18 mét. Kể từ đầu thế kỷ XX, Nhà Thờ Vĩnh Tường không thể được tiếp tục sử dụng vì xuống cấp. Tuy nhiên, vết tích của nền nhà thờ này vẫn còn lưu dấu trong khuôn viên trường Lasan xưa.

16 thg 9, 2015

Bác sĩ nông học Lương Định Của

Bác sĩ Nông học Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, tốt nghiệp khoa Nông nghiệp trường Đại học Quốc lập Kyushu (tỉnh Fukuoka, trên đảo Kyushu) năm 1945 và làm việc trong Viện thực nghiệm, Trường Đại học Quốc lập Kyushu. Một thời gian sau, Ông ghi tên học ngành Di truyền chọn giống ở Tây Kinh (Kyoto), chuyên sâu về tế bào học. Với sự thông minh, nghiêm túc và cần cù trong học tập, nghiên cứu, Lương Định Của đã tốt nghiệp, được nhận bằng Bác sĩ Nông học loại ưu. Đây là học vị cao nhất trong ngành Nông học Nhật Bản và Lương Định Của là người thứ 96 trên nước Nhật được nhận học vị này. Chính phủ Nhật phong Lương Định Của là Giáo thụ trường Đại học Quốc lập Kyushu. Năm 1952, được sự đồng tâm của người vợ Nhật, bà Katamura Nobuko, Lương Định Của và vợ cùng 2 người con đã xuống tàu sang Hồng Kông để tìm đường về nước. Đến Hồng Kông, toàn bộ đồ đạc bị thất lạc, nhờ sự giúp đỡ của một người bạn học là anh Trương Văn Hi, Lương Định Của và gia đình nhỏ của Ông mới về đến Sài Gòn an toàn cùng với 1 chiếc va-li lúa giống mà Ông luôn cẩn thận mang theo người.

Đình Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Đình Hòa Tú I thuộc ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên được hình thành vào năm 1852, sắc phong đình do Vua Tự Đức phê ngày 25 tháng 11 năm 1852. Nơi này còn là địa điểm gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Ngôi Đình hiện nay được xây dựng mới vào 2010, có 03 gian nối tiếp (chữ tam), cổng đình nhìn ra hướng Đông Bắc. Mái đình lợp ngói âm dương. Trong đình, từ cột kèo, bài vị, bệ thờ, câu liễn, câu đối đều được chạm trổ khéo léo tinh vi. Gian đầu là gian võ ca, gian giữa là nhà khách, gian sau là điện thờ thần, có 02 đầu hồi là 02 máng hình tam giác dựng đứng trên đầu mái, được xây kín bằng gạch trát xi măng và không có trang trí. Hai mái còn lại ở trước và sau có độ nghiêng.Toàn bộ khung sườn đình được đúc bằng xi măng cốt thép.

Chùa La Hán, Sóc Trăng

Chùa La Hán nằm trong nội ô Tp. Sóc Trăng, tọa lạc tại xóm Cầu Đen, thuộc Phường 8. Đây cũng là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của đồng bào người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng. Chùa La Hán được xây dựng cách đây rất lâu, bằng vật liệu tre, lá và ván. Sau một cơn bão lớn vào năm 1956, ngôi chùa bị hư hại nặng. Sau đó, chư tăng cùng Phật tử đóng góp xây dựng lại chùa với quy mô nhỏ với vật liệu bằng gạch và lợp ngói. Năm 1990, ngôi chùa được xây dựng lại và mở rộng khang trang như ngày nay.

Nhìn chung diện tích ngôi chánh điện không lớn nhưng rất thoáng nhờ không gian khuôn viên sân chùa rộng. Chùa có 2 tầng, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau, trên mỗi góc mái có trang trí hoa văn theo kiến trúc nghệ thuật dân tộc Hoa. Tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát. Tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu. Khuôn viên sân chùa có thờ tượng Phước Đức Lão Ông, Phật Bà Quan Âm, kết hợp của cảnh vật như ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng phượng, ngọc kỳ lân, hồ rùa và ngôi đình tạo nên phong cảnh thanh bình và thoáng mát. Mọi cảnh vật, không gian đã góp phần tạo nên cho ngôi chùa một sắc thái hài hòa, thanh nhã.

Chùa Phật Nổi – Ngã Năm, Sóc Trăng

Chùa Phật Nổi hay còn gọi là chùa Bửu Long, thuộc ấp Tân Lập, xã Long Tân, thị xã Ngã Năm. Ngôi chùa hình thành vào năm 1962 và được xây dựng mới, khang trang vào năm 1993, trong khuôn viên đất rộng 6.000 m².

Tương truyền, thuở xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng rậm. Thời pháp thuộc, ông Lê Phát Tân lãnh khẩn hoang, chiêu mộ dân đến làm ruộng; lúc ấy có người phát hiện một tượng Phật bằng đá, nhưng ông Tân không cho mang về chùa. Một thời gian sau, ông bệnh mất, vùng đất ruộng này cũng đổi chủ, dân chúng cũng quên lãng việc ấy.

Đến năm 1961, trong một lần cày ruộng, ông Phan Văn Lùng phát hiện hai bàn chân trần, đứng trên một bục đá. Ông lấy làm lạ, trân trọng mang về đặt trên bàn thông thiên trước nhà. Một năm sau, vào dịp nhà ông đang có đám giỗ, ông kể lại toàn bộ câu chuyện về hai bàn chân trần cho bà con cùng nghe. Bà con nghe xong, bàn bạc rồi đồng tâm hiệp lực ra mảnh ruộng tìm kiếm, hy vọng sẽ phát hiện thêm phần thân trên. Quả thật, trong số những người thành tâm ấy có ông Tám Tà đã tìm thấy tượng Phật và tri hô, mọi người cùng nhau đến móc đất mang tượng lên.

Bánh chưng Tranh Khúc

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ bao đời nay được biết đến là nơi có sản phẩm bánh chưng với hương vị thơm ngon đặc biệt. Hiện nay, nghề làm bánh chưng gia truyền đang là nghề chủ đạo để địa phương này phát triển kinh tế. 

Chúng tôi về làng Tranh Khúc vào dịp gần ngày rằm, thời điểm mà người dân trong làng tất bật với những mẻ bánh chưng chuẩn bị ra nồi.

Tại nhà bà Trần Thị Thịnh, một trong những gia đình có nhiều thế hệ làm bánh chưng có tiếng của làng, chúng tôi được chứng kiến những người Tranh Khúc từ già đến trẻ đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, sắc cạnh, đều tăm tắp mà không cần khuôn.

Bà Thịnh chia sẻ, gia đình đã nối nghiệp làm bánh chưng của các cụ đời trước hơn 40 năm nay. Bí quyết làm bánh chưng ngon của làng Tranh Khúc bởi người làm phải rất cầu kỳ từ khâu chọn lá, gạo và đỗ.

Gạo nếp quýt đỏ được người làng Tranh Khúc mua tận Hải Dương sử dụng gói bánh chưng.

15 thg 9, 2015

Nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định tọa lạc tại số 289 Hai Bà Trưng, quận 3, TPHCM, là một trong những ngôi nhà thờ xưa nhất Sài Gòn còn tồn tại đến nay. Cũng có thể không phải "một trong những" nữa mà chính là ngôi nhà thờ được hoàn thành sớm nhất tại Sài Gòn. Nhà thờ Tân Định khởi công năm 1870 và khánh thành ngày 16/12/1876. Trong khi đó Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công năm 1877 và hoàn thành năm 1880. Ngoài ra, theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì chưa thấy nhà thờ nào xưa hơn mà hiện nay vẫn còn tồn tại ở Sài Gòn. Rất mong các bạn góp ý thêm.

Nhà thờ Tân Định. Ảnh: P.H. Nhân

Khám phá làng phở sắn Quế Sơn

Nhiều du khách ngang qua xứ Quảng đã tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú... 

Những tấm phở sắn được phơi dọc các con đường, nơi gò đôi - Ảnh: T.LY 

Có dịp đặt chân đến vùng đất Quế Sơn (Quảng Nam), bạn sẽ được thăm suối Tiên, suối Nước Mát - đèo Le… Không chỉ có thế, đất Quế còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống như làng nón Quế Minh nằm ở tả ngạn sông Ly Ly, làng gốm Sơn Thắng (xã Quế An), nơi làm gốm không dùng bàn xoay, sản phẩm được nung chín bằng lửa rơm…

Nhà thờ Tin lành xưa nhất tại Việt Nam

Nhà Thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng
(Tài liệu: Thư khố Christian and Missionary Alliance)

Theo các sử liệu hiện có, nhà thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng, được xây từ năm 1894, có lẽ là nhà thờ Tin Lành xưa nhất tại Việt Nam.

Bối Cảnh

Các tín hữu Tin Lành Hòa Lan đã đến Việt Nam từ thế kỷ 16. Sau đó, Công Ty Đông Ấn Hòa Lan đã thành lập trụ sở tại Kẻ Chợ (Hà Nội) từ 1637-1700. Một thời gian sau, Công Ty Đông Ấn Anh cũng đặt văn phòng tại Kẻ Chợ (1672-1695).