3 thg 9, 2015

Đặc sắc bánh đa Đô Lương xứ Nghệ

Bánh đa - món ăn dân dã có ở khắp Việt Nam. Nếu như bánh đa miền Bắc có kích thước khá lớn, thơm bùi vị lạc, vừng thì bánh đa miền Trung chỉ bé vừa chiếc đĩa, nhưng khi ăn có đủ tứ vị chua, cay, mặn, ngọt nhờ gia vị được thêm vào với bột xay từ loại gạo mới trong quá trình làm bánh. 

Nhắc đến bánh đa miền Trung là nhớ ngay đến bánh đa Đô Lương của Xứ Nghệ. Suốt cả vùng Nghệ Tĩnh, người dân đã có thói quen sử dụng và rất ưa chuộng món ăn bình dân này. 

Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Người làm bánh đã khéo léo đem tỏi, ớt, hạt tiêu... giã nhuyễn, trộn đều với bột gạo (loại gạo hảo hạng của địa phương), tạo nên vị cay nồng, đậm đà, vô cùng hấp dẫn. 

Bánh đa Đô Lương - món quà quê dân dã nhưng đầy ý nghĩa của người miền Trung 

Thân thương khổ qua rừng Bình Định

Trong một lần được mời ăn cỗ theo phong cách ẩm thực của người Bình Định xưa, chúng tôi đã được thưởng thức những món ăn vừa ngon vừa lạ. Trong đó, có một loạt các món ăn được làm từ khổ qua rừng như: gỏi, kho, canh, muối chua ngọt… Riêng khổ qua rừng trộn tôm thịt là món được mọi người thưởng thức và khen ngợi nhiều nhất. 

“Chừng nào ớt ngọt như đường
Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương”
(Ca dao miền Nam) 

Nhắc đến khổ qua là nhắc đến cái vị đắng khó lẫn đặc trưng của loại hoa trái này. Khổ qua đắng nhưng ăn lại mát gan, giải độc. Đối với nhiều người, việc ăn và ăn được nhiều khổ qua giống như một thử thách với vị giác. Món khổ qua rừng trộn, lạ thay, lại có thể hoá giải được vị đắng khó nuốt đó một cách thật dễ chịu. 

Món khổ qua rừng trộn tôm thịt nếu được trộn đúng cách với những nguyên liệu ngon thì ăn hoài, ăn mãi không ngán. Nó có đủ các dư vị trên đời: chua, cay, mặn, đắng, ngọt. 

1 thg 9, 2015

Lạ miệng món canh xổm lôm của người Thái đen

Lần này, tôi có dịp đi thực địa ở tỉnh Sơn La để tìm hiểu về ẩm thực của dân tộc Thái đen. Những món ăn của người Thái mang cái tên rất lạ tai như: pa pỉnh tộp, phắc nôm, pịa, canh bon… 

Canh xổm lôm thì có vị béo ngậy của mỡ, da bò cùng vị chua của lá vón vén 

Dù là nhiều loại nhưng vẫn mang một nét chung là bề ngoài rất giản dị, thậm chí là không bắt mắt nhưng đến khi ngồi vào mâm, thưởng thức cùng với gia chủ thì chúng thực sự kích thích vị giác , khiến ta nhớ mãi. Tôi có thể ví các món ăn ấy như những con người nơi đây tôi gặp: bề ngoài họ chất phác, bình dị nhưng bên trong lại chứa đựng nhiều điều đặc biệt. 

Ngất ngây đặc sản Tuyên Quang

Cùng tìm hiểu những đặc sản lẫy lừng của mảnh đất nổi tiếng với mĩ danh "miền gái đẹp".

1. Rượu ngô Na Hang


Rượu ngô Na Hang không chỉ dễ "say như điếu" bởi chất ngô ngọt lử mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp…Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.

Nghị lực phi thường của vị võ sư một chân

Phải cưa chân trái quá đầu gối sau một tai nạn vào năm 21 tuổi, tưởng chừng Tạ Anh Dũng sẽ đầu hàng trước số phận, nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường của một người đam mê võ thuật, ông đã tiếp tục theo đuổi ước mơ, trở thành võ sư làm rạng danh môn phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn.

Võ sư Tạ Anh Dũng sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ học ở Tp. Hồ Chí Minh. Bố của ông là võ sĩ Tạ Ánh Đăng, biệt hiệu là Ánh Sáng, thường tham gia thi đấu võ đài thời Pháp thuộc. Lúc lên 4 tuổi, Tạ Anh Dũng đã được bố dạy đứng tấn, đi quyền, tập những bài võ cơ bản của võ cổ truyền Việt Nam.

Khi vào tiểu học, trong trường có mở lớp dạy võ Takewondo nên ông đăng ký theo học. Vì muốn tìm tòi học hỏi thêm các thế võ của môn phái khác để tìm ra ưu - khuyết điểm cũng như cách hóa giải chúng nên khi lên trung học, ông lại học thêm Aikido (Nhật Bản) và võ Thiếu Lâm (Trung Quốc).

Ngọn lửa nhiệt huyết của ông đang cháy mãnh liệt thì bị dập tắt bởi một tai nạn đã cướp mất của ông một chân ngay độ tuổi thanh xuân. Ông bồi hồi nhớ lại: “Khát vọng, ước mơ của tôi dường như bị dập tắt hoàn toàn. Việc đi lại, sinh hoạt cá nhân bằng một chân đã khó, huống chi muốn học võ”. Nhưng với tình yêu võ học cùng sự động viên của gia đình đã giúp ông bình tâm lại, từng bước phục hồi sức khỏe và tiếp tục theo đuổi nghiệp võ bằng những cách rất sáng tạo để phù hợp với khiếm khuyết của cơ thể.


Võ sư Tạ Anh Dũng thi triển bài “Độc lư thương” – một trong 10 bài quốc võ trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam.

31 thg 8, 2015

Về Thổ Hà thưởng thức bánh đa nướng

Những mẻ bánh đa vàng rộm, giòn tan khi ăn có vị thơm bùi của vừng, của lạc, béo của dừa nạo rất hài hòa và trọn vị đã làm nên danh tiếng của làng nghề Thổ Hà bấy lâu nay. 

Làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vốn là nơi làm gốm Bắc vang bóng một thời. Nhưng rồi nghề gốm cũng mai một theo thời gian, thay vào đó là nghề làm bánh đa, và nổi danh từ những năm 90 tới nay.


Bánh đa Thổ Hà nổi tiếng thơm ngon bởi nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng và cách nêm gia vị khéo léo. 

Những chiếc bánh đa sau khi đã nướng xong chuẩn bị được đóng gói và chuyển đi các đầu mối bán hàng. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chú Xuyên bán được khoảng 300 chiếc bánh với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/chiếc. 

Cháo quẩy ruốc ở phố cổ Hà Nội

Đối với những du khách mới lần đầu ra Hà Nội, chắc hẳn sẽ tìm ăn những món đặc trưng như chả cá, bún thang, nộm, phở cuốn... Ngoài ra, bạn cũng nên tìm đến khu phố cổ, đoạn giao giữa Lý Quốc Sư và ngõ Huyện để thử qua món cháo quẩy ruốc (hay còn được gọi là cháo sườn). 

Bạn có thể ngồi trên những chiếc ghế nhựa, ăn bát cháo quẩy ruốc và nhìn ngắm mọi người qua lại trên phố cổ. Ảnh: Thảo Nghi 

Món ăn này chế biến khá đơn giản với cháo trắng nhuyễn đặc quánh, bên trên thêm quẩy và ruốc, rắc thêm chút ớt bột để tăng độ cay nồng... Tuy nhiên, cái cảm giác thưởng thức bát cháo quẩy ruốc giữa không gian phố cổ - nơi dân địa phương và khách Tây qua lại thường xuyên, bạn sẽ phần nào thấy món này thêm thú vị.

Bún riêu cua ăn với tỏi ở Lý Sơn

Không có cà chua và nhiều rau ăn kèm như ở miền Bắc, bún riêu cua Lý Sơn lại được thêm hành lá, tỏi và thịt cua làm thành viên mọng, thơm.

Đến huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi du khách có thể dễ dàng bắt gặp các nhà hàng phục vụ món ngon từ cua huỳnh đế, mực, tôm hùm và nhiều loại sản tươi ngon khác. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức một món dân dã, đơn giản, bún riêu cua Lý Sơn sẽ nằm trong danh sách “nên thử” khi tới đây.

Không nằm ở những vị trí đông đúc, ồn ào tập trung nhiều du khách như cảng Lý Sơn hay trong thị trấn, bún riêu cua chủ yếu được bán trong các quán nhỏ nằm sâu trong đảo. Chạy xe máy quanh các ngõ nhỏ trên đảo, bạn có thể bắt gặp ngay những hàng bún của dân địa phương. Khách ăn chủ yếu là những người dân trên đảo và một số du khách ưa thích sự bình dị.

Khác với ngoài Bắc, riêu cua sẽ tan trong nước dùng, thưởng thức tới đâu thì mùi thơm và gạch cua chạm đầu lưỡi tới đó. Ở Lý Sơn, phần riêu cua được làm thành từng viên, thả vào trong bát bún. Khi ăn, vị của cua không bị lẫn vào các thành phần khác. Với thực khách thích cảm giác được cắn những miếng thịt cua mọng nước, thơm mùi hành khô và cua; một tô bún riêu Lý Sơn sẽ đem lại cho bạn cảm giác trọn vẹn. 

Một bát bún riêu cua đảo Lý Sơn bao gồm những thành phần chính: riêu cua, trứng cút, giò tai, huyết heo và một vài loại rau sống ăn kèm. Ảnh: Minh Đức 

30 thg 8, 2015

Núi Minh Đạm

Nếu bạn search thông tin trên mạng, sẽ thấy rằng núi Minh Đạm thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nay là huyện Long Đất. Thế nhưng trên thực tế thì hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu không còn huyện Long Đất nữa, chỉ còn huyện Long Điền. Vậy núi Minh Đạm hiện nay thuộc huyện Long Điền? Cũng không! Núi này hiện thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ!

Thôi kệ, chuyện lộn xộn xảy ra là do nhà nước ta đổi tên và chia tách huyện, không cần quan tâm, miễn ta biết đường đi tới núi Minh Đạm là được. Từ Long Hải, bạn đi theo con đường dọc bờ biển (tỉnh lộ 44A) khoảng vài km là tới địa phận thị trấn Phước Hải, cứ thế bạn đi tiếp khoảng vài ba km nữa nhìn bên trái có bảng chỉ đường lên núi Minh Đạm, cứ thế đi lên khoảng 5 km là tới nơi.

Núi Minh Đạm. Ảnh: Saigon Times

Thăm "con sông quê hương" của Tế Hanh

Đến Quảng Ngãi, xuôi dòng Trà Bồng về xã Bình Dương - quê hương của nhà thơ Tế Hanh - bạn sẽ cảm nhận được nhiều hơn về làng quê êm đềm bên dòng sông bốn mùa xanh biếc... 

Xuôi dòng Trà Bồng về Bình Dương - Ảnh: V.Q.Cầu 

Bình Dương như một ốc đảo nằm sâu trong đất liền ba bên bốn bề đều tiếp giáp với sông nước.

Từ thị trấn Châu Ổ về Bình Dương cứ nhằm hướng ngã ba Lý Bình đi một mạch chừng vài cây số qua những cánh đồng xanh, qua chiếc cầu mới bắc ngang dòng sông Dâu - một nhánh sông đổ ra sông Trà Bồng - là tới xã Bình Dương.