11 thg 6, 2015

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở

Hầm Hô ở cách Quy Nhơn 50 km, thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn. Đây là một danh thắng tuyệt mỹ, nằm giữa ngút ngàn rừng xanh dưới chân dãy Trường Sơn, một sự kết hợp tuyệt hảo giữa nước, núi đá và rừng xanh.

Vậy đó, mà tới Bình Định nhiều lần, tui mới đến đây lần đầu. Ngơ ngác bước vào khu du lịch sinh thái này, tui nhìn vào sơ đồ Hầm Hô để xác định lộ trình.


Bạn nhìn đi! Trên sơ đồ này bạn chú ý đến điểm nào nhất? Nếu giống tui, bạn sẽ quan tâm đến... Ờ, phải rồi, đá Bóp Vú!

Khu tránh nóng đẹp mê hồn ở chảo lửa miền Tây xứ Nghệ

Trong khi mọi người rủ nhau đi tránh nóng ở Tam Đảo, Sa Pa, Mộc Châu… thì chúng tôi lại được mấy người bạn ở Đô Lương, Nghệ An rủ đi giải nhiệt tại... chảo lửa miền tây xứ Nghệ. 

Những thanh niên ưa mạo hiểm bơi lội tắm mát ở thác Khe Kèm (Lục Dạ, Con Cuông) - Ảnh: Hải Dương 

Mới nghe qua mọi người đều nghĩ kế hoạch đó điên rồ bởi miền tây xứ Nghệ những ngày nóng toàn trên dưới 40 độ C với những con gió Lào bỏng rát. Nhưng rồi mấy con người liều lĩnh vẫn tiến hành chuyến đi như để tìm sự khác biệt.

Cua biển miền Tây

Nếu cua đồng con nhỏ, màu nâu đen, thường làm hang ở các bờ ruộng, rãnh cày… thì cua biển lớn hơn, có màu vàng nâu, vàng xanh thường sống ở vùng sông rạch gần biển. 


Người ta bắt cua biển bằng cách đặt lọp, đặt đáy hoặc câu: Ai ơi bền chí câu cua/ Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai (ca dao).

Cua biển con đực càng lớn, yếm nhỏ, cua cái càng nhỏ, yếm lớn. Nhiều lão nông đoan chắc rằng vòng đời con cua đực khá ngắn ngủi: cua trưởng thành sau khi hoàn thành nghĩa vụ duy trì nòi giống là chết rũ, cá biệt con nào tránh được nghĩa vụ ấy thì “bỗng” trở thành… thái giám và lớn hết cỡ mà dân gian gọi là cua kềnh.

Trong chiến tranh vẫn cất lời Tình ca

Từ Sài Gòn vòng xuống Mỹ Tho để vào Chiến khu Đồng Tháp Mười, băng qua nhiều năm chiến tranh, nhạc sĩ Hoàng Việt lúc nào cũng nghe thấy lời tình ca trong hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trong gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba.

Nhạc sĩ Hoàng Việt và vợ - Ảnh: tư liệu

Bàn chân giẫm gai lòng không thở than

Lên ngàn (1952) - bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt có âm hưởng của những điệu hò trên dòng sông Vàm Cỏ Đông chảy xiết dường như đã trở thành một ám ảnh với nhà báo Thạch Minh, báo Tây Ninh. Ba mươi năm ở Tây Ninh, ông Minh chỉ muốn biết chắc chắn địa danh trong lời ca “Em chèo thuyền đi lên rẫy Trảng Cồng/Cắt lúa thay chồng, thay chồng nuôi con” ở đâu. Rồi, ông cũng tìm thấy. Đất có tên Trảng Còng (trong bài hát chệch thành Trảng Cồng) nhằm ghi dấu cây còng - thứ cây sinh trưởng mạnh, thân cây lâu năm to hơn vòng tay, gỗ dẻo, có thể uốn làm cán dao rựa, cũng như làm cót thay bồ chứa lúa. Đấy cũng là chiến khu xưa.

NSND Út Trà Ôn - Anh nông dân thành đệ nhất danh ca

Bài vọng cổ Tình anh bán chiếu hầu như người dân miền Nam nào cũng biết, bởi giọng ca Út Trà Ôn đã làm thăng hoa nó lên, biến nó thành “kinh điển”. Và ngược lại, bài vọng cổ ấy cũng làm thăng hoa tên tuổi Út Trà Ôn, một nghệ sĩ lẫy lừng được tôn là “đệ nhất danh ca” của miền Nam.

Ảnh: gia đình NS cung cấp

9 thg 6, 2015

Chiều ở biển Nhơn Lý

1.
Nhơn Lý thuộc thành phố Quy Nhơn, nhưng là xã, không phải phường. Xã Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai, cách Quy Nhơn bởi đầm Thị Nại. Trước kia, khi chưa có cầu Thị Nại, việc lưu thông từ Quy Nhơn sang xã Nhơn Lý rất khó khăn nên nơi đây là xã nghèo, ít dân cư. Cầu Thị Nại được xây dựng xong năm 2006 (cho đến giờ vẫn là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam: 7 km) với mong muốn phát triển kinh tế cho bán đảo Phương Mai. Đến nay đã gần 10 năm, kinh tế nơi đây có phát triển hơn... một chút!

Xã Nhơn Lý là phần tô hồng trên bản đồ.

Nhơn Lý có diện tích 12 km2, dân số khoảng dưới 10.000 người (mật độ chỉ khoảng 800 người/km2). TP Quy Nhơn đang quy hoạch Nhơn Lý thành khu du lịch biển. Cũng từ đó người ta nghe nói đến những điểm du lịch đẹp của nơi này: Eo Gió, bãi Kỳ Co, hòn Sẹo...