25 thg 12, 2014

Cà phê chim Tao Đàn, thú vui tao nhã của người Sài Gòn

Vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa thưởng thức tiếng hót líu lo của những chú chim là nét hấp dẫn của cà phê chim ở công viên Tao Đàn diễn vào những ngày cuối tuần.

Tao Đàn là một công viên nổi tiếng của Sài Gòn, nằm trên bốn trục đường lớn là Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Định, Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Du. Với hàng cây cổ thụ có tuổi đời hơn trăm năm che phủ tạo bóng mát nên Tao Đàn luôn là điểm hẹn cuối tuần của nhiều người Sài Gòn. Các cặp gia đình đến vui chơi, thiếu nhi sinh hoạt cuối tuần, người về hưu đến tập dưỡng sinh và trong đó không thể thiếu những người chơi chim kiểng ở Sài Gòn.

Một góc quán cà phê trên đường Cách Mạng Tháng 8 thường là nơi hẹn hò của những người chơi chim vào các buổi sáng cuối tuần.Tại cổng gửi xe du khách đã thấy hàng trăm chiếc lồng chim treo lủng lẳng, xa xa vang những tiếng hót véo von nghe rất vui tai, đầy thích thú làm cho ta quên đi mệt nhọc thường nhật nơi phố thị xô bồ. 

Vừa thưởng thức cà phê, vừa ngắm và nghe chim hót là điểm thú vị của cà phê Tao Đàn. Ảnh: Văn Trãi. 

Bánh ngải của người Tày ở xứ Lạng

Món ăn được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, lễ tết và được coi như một vị thuốc quý của người dân vùng đất nhiều núi thấp và đồi này.

Theo lời của những người phụ nữ Tày, do khí hậu Lạng Sơn quanh năm mát mẻ nên ngải cứu mọc nhiều trong vườn nhà, không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới nước là đã lên xanh tốt.

Loài cây này thường cao ngang ngực người, lá non xanh và có mùi thơm, ít vị đắng. Người dân bản địa xếp ngải cứu vào danh sách những thứ rau để ăn hàng ngày và là nguyên liệu để làm bánh trong ngày nông nhàn. Nhiều người đã nhìn vào cách một người phụ nữ Tày làm bánh ngải để đoán biết được độ khéo léo của họ. 

Thoạt nhìn, bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh, tuy nhiên thay bằng màu trắng thì chiếc bánh lại có màu xanh, bóng nhẫy trông rất tươi mát. Ảnh: Kiều Như. 

Lăng Cô giữa lưng chừng biển, mây và núi

Nép mình dưới chân đèo Hải Vân hùng vĩ, lưng chừng giữa mây núi, lửng lơ giữa biển xanh, Lăng Cô duyên dáng chứng minh mình là một trong những vịnh biển đẹp nhất hành tinh.

Một góc thị trấn Lăng Cô nhìn từ đèo Hải Vân 

Lăng Cô là thị trấn nhỏ ven biển, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 70km, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 30km. Nơi đây phong cảnh hữu tình như tranh, vừa có biển, vừa có núi.

Lãng mạn hồ Trị An

Hồ Trị An (Đồng Nai) dần được du khách Sài Gòn biết đến trong khoảng gần 2 năm nay. Càng ngày hồ càng đẹp và có nhiều hoạt động vui chơi thơ mộng.


Nếu như trước đây, nơi đây chỉ là điểm hẹn lý tưởng của dân nghiền câu cá thì nay nó là điểm đến thú vị cho các gia đình. Hoạt động được nhiều gia đình thích thú nhất là du thuyền trên hồ đón bình minh hay đợi hoàng hôn, mang đến cho bạn những khoảng khắc tuyệt vời.

24 thg 12, 2014

Viếng ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang

Những ngày mùng 1 hay rằm, du khách đến Nha Trang sau khi tham quan cảnh đẹp thường tìm đến chùa Long Sơn thắp hương và thưởng thức các món chay. Từ trên chùa nhìn xuống, có thể ngắm thành phố Nha Trang trải rộng ra đến biển.


Chùa Long Sơn còn có những tên gọi khác như Chùa Phật trắng (Phật lớn), Kim Thân Phật tổ, Đăng Long tự… Đây là ngôi chùa nổi tiếng, nằm trong danh sách tham quan của một số tour du lịch đến Nha Trang. Có những Phật tử từ nhỏ đến lớn chỉ đi mỗi chùa Long Sơn vào ngày rằm, mùng một. Với dân Nha Trang, chùa Long Sơn còn là nơi hẹn hò, vãn cảnh và thưởng thức các món ăn chay. 

Thăm làng nghề thổ cẩm ở Châu Phong

Đến làng nghề ở An Giang, ai nấy đều trầm trồ khi chạm tay vào những dải thổ cẩm đa dạng, nhiều màu sắc, được dệt nên từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Nằm dọc hai bên bờ kênh Vĩnh An, đối diện thị xã Châu Đốc là làng Chăm Châu Phong, thuộc thị xã Tân Châu. Đây là ngôi làng cổ, còn mang đậm nét đặc trưng văn hóa Chăm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Thời gian dệt được một tấm thổ cẩm kéo dài khoảng 9 ngày hoặc cả tháng. Ảnh: Lâm Chiêu. 

Hoa trạng nguyên rực rỡ đường lên biên giới

Con đường dẫn lên Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An mùa này rực rỡ bởi những đóa hoa trạng nguyên đỏ rực hai bên đường.

Hoa trạng nguyên to gần bằng hai bàn tay 

Dù đã lên vùng giáp biên giới với Lào nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy loài hoa sặc sỡ này. Giữa cái lạnh như thấu vào xương, sắc đỏ của hoa trạng nguyên hiện lên giữa núi rừng trùng điệp, mang lại cho người qua đường chút hơi ấm hiếm hoi.

Bản Áng mùa này đẹp như 'thôi miên'

Thôn Bản Áng thuộc xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La), chỉ cách trung tâm huyện lỵ Mộc Châu khoảng 2 km. Thời điểm này tới Bản Áng, bạn sẽ bị 'thôi miên' bởi vẻ đẹp của những hồ nước thơ mộng, thung lũng hoa cải trắng, trạng nguyên đỏ thắm và cả những đồi thông dễ khiến người ta lầm tưởng đang lạc lối ở Đà Lạt.

Rừng thông Bản Áng ngày nắng 

23 thg 12, 2014

K'pan: Ghế độc mộc độc đáo

K'pan là tên một chiếc ghế của người Ê đê. Chỉ là chiếc ghế thôi, nhưng đây là chiếc ghế hết sức độc đáo.

Về mặt tinh thần, đây là chiếc ghế cao quý, mà mỗi buôn làng chỉ 1 đến 2 gia đình được sở hữu. Họa hoằn lắm, nếu buôn làng rất sung túc, giàu có thì mới có 3 hoặc tối đa là 4 gia đình có có k'pan. Gia đình được phép có k'pan chẳng những phải là gia đình khá giả mà còn là gia đình có lòng hào hiệp, thường giúp đỡ người trong buôn.

Về mặt vật chất, k'pan là một chiếc ghế dài khoảng 15 met, rộng 65 - 85 cm, dày khoảng 7 - 8 cm, 2 đầu hơi uốn cong, được đẽo từ một thân gỗ duy nhất! K'pan chính là một chiếc ghê độc mộc. Thời nay khi cây rừng đã bị tàn phá, không dễ gì làm được một chiếc k'pan.

Chính vì k'pan quan trọng như vậy cho nên từ lúc xin phép được làm k'pan, chọn cây để làm k'pan, thi công làm k'pan trong rừng... người chủ k'pan đều phải trãi qua những nghi lễ hết sức trịnh trọng. Đặc biệt là khi k'pan đã được làm xong, lễ rước k'pan từ rừng về nhà là một lễ hội lớn với những nghi thức trọng thể của cả buôn làng.

Lễ rước k'pan từ trong rừng về. Ảnh: Báo Công an TPHCM.

Đậm đà lẩu mực Đại Lãnh

Biển Đại Lãnh thuộc xã Đại Lãnh (H.Vạn Ninh, Khánh Hòa), nằm giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã. Nơi đây ngoài cảnh đẹp với bãi biển hoang sơ còn có nhiều món hải sản ngon, mà nổi tiếng nhất là mực.

Lẩu mực gồm một nồi nước súp, trong đó có cà chua, thơm chín, gừng và một số gia vị khác kèm theo - Ảnh: Tấn Trực 

Đại Lãnh có hàng chục quán ăn, nhà hàng bán mực dọc hai bên đường. Quán nào cũng mực nướng, bún mực, gỏi mực, mì mực nhưng khách vẫn ưa nhất là món lẩu mực. Đặc biệt mực ở nơi đây luôn tươi. Hỏi ra mới biết ngư dân vùng này chuyên hành nghề đi mực bằng cách câu, giăng mành hoặc nhử lồng. Vì vậy lúc nào cũng có đủ các loại mực ống, mực cơm, mực nang chính hiệu.