7 thg 12, 2014

Pa pỉnh tộp, món cá nướng đặc biệt của người Thái

Món cá nướng (pa pỉnh tộp, nghĩa là cá gập nướng) thường có cách làm cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, người dân tộc Thái thường sử dụng cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. 

Cá được tẩm ướp các loại gia vị và rau thơm. 

Tiếp theo, cá được sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử bớt mùi tanh và chắc thịt. Những gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá. 

Tép bạc miền Tây Nam Bộ

Ca dao có câu Buổi chợ đương đông con cá lòng tong còn chê lạt/ Buổi chợ tan rồi con tép bạc khen ngon; đây chỉ là cách chơi chữ theo cách hiểu ngược nghĩa của người bình dân: mượn từ bạc để liên tưởng đến sự bạc bẽo của thói đời là nghĩa hàm ẩn mà câu ca dao muốn gửi đến người nghe, chứ thực ra tép bạc hẳn ngon hơn cá lòng tong nhiều lắm!


Ở miền Tây Nam bộ, người ta bắt tép bạc bằng cách đặt nò, cất vó hay đặt đuôi chuột (dụng cụ bắt cá làm bằng lưới dày, thân kéo dài nhỏ dần về sau, nên được gọi vậy). Tép bạc con cỡ ngón tay cái, sống ở vùng nước mặn, nước lợ.

Khám phá 4 làng nghề hấp dẫn nhất Phan Thiết

Nếu chỉ đến Phan Thiết để ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, vài lần bạn sẽ cảm thấy chẳng còn gì khám phá. Bạn có thể làm mới chuyến đi của mình bằng tour tham quan 4 làng nghề nổi tiếng Phan Thiết: nước mắm, dông, tranh cát, bánh kẹo.

Phan Thiết có vô vàn đặc sản, sẽ thật thú vị nếu bạn có dịp ghé thăm, tiếp cận cách thức người dân nơi đây tạo ra các đặc sản như: nước mắm, các món ngon từ dông đất, cốm sữa, tranh cát…

Xưởng nước mắm 


Nước mắm và nghề làm nước mắm gắn bó với người dân Phan Thiết từ những ngày đầu lập địa và đến tận bây giờ nó vẫn là một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại đây. Phổ biến đến độ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những sân mắm, những thùng lều cao nghều trải dài… cảm nhận vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, mắm khi vừa bước đến ngưỡng cửa Phan Thiết, đặc biệt là những ngày mùa. 

4 thg 12, 2014

Ngỡ ngàng trước “sóng núi” Chợ Chu

Cảnh đúng là “thiên tạo” với những “sóng núi” sừng sững, nhấp nhô uốn lượn quanh thung lũng. Ai một lần đến Định Hóa, Thái Nguyên cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của phố núi Chợ Chu. 

Phố núi Chợ Chu nằm yên bình dưới chân núi- Ảnh: N.T.Lượng 

Đi theo quốc lộ 3 Thái Nguyên - Bắc Cạn, cách thành phố Thái Nguyên 50km sẽ gặp thị trấn Chợ Chu bình dị có tự bao đời nay.

Ngắm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Tây nguyên giữa tháng 11, hoa dã quỳ đã bung nở khắp nơi mời gọi du khách bốn phương. Là những đường hoa lên Đà Lạt mộng mơ, những thảm hoa vàng rực trải dọc quốc lộ 14 đi phố núi Buôn Ma Thuột... 

Du khách thưởng ngoạn dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya mùa hoa dã quỳ - Ảnh: Tiến Thành 

Và có lẽ hùng vĩ hơn cả là những rừng hoa khổng lồ trên sườn núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), một địa danh còn ít người biết tới. Đây chính là một trong những dấu tích núi lửa điển hình có từ hàng triệu năm trước.

Chùa Keo - Kiến trúc chùa đẹp bậc nhất Việt Nam

Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một trong những công trình kiến trúc chùa đẹp nhất Việt Nam, sẽ là điểm dừng chân thú vị với du khách ghé thăm Thái Bình.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình được khởi công xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê.