22 thg 1, 2014

Troh Bư, ý tưởng về một khu bảo tồn lan rừng

Cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 12 cây số theo đường Nguyễn Thị Định, vườn Troh Bư nằm ở địa phận Buôn Niêng, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn đang là điểm đến du lịch thu hút người yêu hoa lan trên cả nước. 

Từ một thung lũng xinh đẹp bị chặt phá trơ trọi, một người yêu rừng, yêu Tây Nguyên đã vất vả trong suốt gần hai mươi năm để tái tạo lại cảnh rừng xưa.

Hiện nay Troh Bư là một khu vườn cảnh với những con đường đi dạo quanh co uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Vườn có cả một bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa, đặc biệt là lan rừng.

Một góc vườn Troh Bư

Làng lá dong Tràng Cát vào mùa

Thời điểm này, người dân thôn Tràng Cát, xã Kim An (Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật việc cắt tỉa, thu hoạch những vườn dong có lá to, đẹp, vận chuyển đi khắp nơi phục vụ người dân gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán. 

Ông Trịnh Văn Thủy, người dân Tràng Cát, tất bật với việc thu hoạch lá dong - Ảnh: Phạm Nhâm

Lá dong Tràng Cát là giống lá dong nếp, bầu lá tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Khi luộc chín, bánh có màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn. Đây là loại lá dong được thị trường ưa chuộng, có chiều rộng 25-35cm, dài 50-60cm, vừa vặn với khuôn bánh chưng.

Vấn vương hương vị bánh trôi tàu phố Cổ

Đêm Hà Nội những ngày đông trời lạnh buốt, lang thang trên những ngõ nhỏ của phố Cổ, thưởng thức món bánh trôi tàu mới thấy Hà Nội không chỉ đẹp mà còn rất thi vị.

Bánh trôi tàu phố cổ cũng là món ăn được rất nhiều khách tây tìm tới thưởng thức - Ảnh: Thảo Nga

Hà Nội những ngày đông khắc nghiệt, trời lạnh thở ra cả khói tưởng chẳng ai muốn ra đường, thế nhưng những con đường nhỏ trên phổ Cổ vẫn tấp nập người qua lại.

Dọc theo con đường nhỏ trên phố Hàng Giầy, Hàng Đào, Hàng Bồ… những chiếc biển với những cái tên lục tào xá, chí mà phù, phá xa… gây tò mò cho khách qua đường để rồi khi thưởng thức tất cả đều mang lại những xúc cảm khó quên cho thực khách. Trong đó, bánh trôi tàu vẫn là món truyền thống được nhiều thực khách yêu thích.

Giản dị và ấm áp, những chén bánh trôi tàu nóng hổi như làm dịu đi chút gió lạnh cuối đông và những hàng quán đơn giản chỉ một chiếc bàn với vài chiếc ghế nhựa cũng đủ để chiều lòng khách.

Ghé vào một quán nhỏ trên phố Hàng Giầy, người bán hàng bộc bạch: Ngày xưa, phố Hàng Giầy có 98% là người Hoa với biết bao món ăn bình dân của người Tàu như bánh bao xíu mại, tỉm xắm, lồ mại phàn, phá xa... thế nên mọi người cứ truyền nhau công thức làm bánh và bánh trôi tàu trở nên phổ biến ở khu phố cổ này.

Cũng vo, cũng nặn như bánh chay, cái đặc biệt của món bánh trôi tàu này nằm ở khâu chế biến nước gừng. Đường để nấu nước dùng cho thức bánh này không thể và cũng không bao giờ là đường trắng. Phải là đường phên, còn giữ được mùi nguyên thủy của mía, có mầu nâu đỏ, đun tan trong nước gừng đập giập, sôi sùng sục trên bếp, khi ăn, đổ ngập cái bánh nóng từ trong nóng ra và rắc thêm ít lạc rang hơi quá tay giã dối.

Chén bánh trôi tàu được hoàn thiện bởi những hạt lạc rang chín tới, dậy mùi thơm và bùi bùi, beo béo, cùng lớp nước cốt dừa trắng ngần, ngầy ngậy… Tất cả hương vị quấn lấy nhau, đọng lại nơi đầu lưỡi, cùng với cái lạnh của những buổi tối cuối đông sẽ tạo thành những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Mặc dù trời lạnh nhưng những quán vỉa hè vẫn không thiếu khách hàng tới ăn - Ảnh: Thảo Nga

Với bánh trôi tàu, nếu thiếu vị gừng thì quả là một thiếu sót. Hơi ấm khi nhấc từ trên bếp xuống là chưa đủ mà còn cần chút nóng của gừng tan vào đầu lưỡi. Bánhsau khi luộc chín, cho ra bát ngập nước đường đậm vừa, những sợi dừa trắng tinh nằm gọn trên mắt thật thích mắt. Chút vừng và lạc rắc đều càng làm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Một bát bánh trôi tàu đúng kiểu bao giờ cũng có hai viên bánh to bằng hai quả trứng gà. Một viên nhân đậu xanh nghiền nhuyễn với đường cát trắng, một viên nhân vừng đen xay. Lúc nào bát bánh trôi tàu cũng có đủ hai viên với hai loại nhân như sáng với tối dầm trong thứ nước đường màu vàng sóng sánh như hổ phách, thơm phức mùi gừng.

Bưng bát bánh trôi nho nhỏ, hơi ấm từ món ăn lan tỏa làm ấm lòng thực khách. Nhân đậu xanh mềm mượt, dừa dẻo nhưng vẫn giữ được độ giòn sần sật tự nhiên: nhân vừng đen thơm bùi mộc mạc, tất cả được gói khéo léo trong lớp bột nếp mỏng, dẻo quánh, bóng mướt một màu ngà ngà.

Bạn có thể cảm nhận được cả cái hiền lành của ngũ cốc quê nhà, cái dịu dàng khó tả của bột sắn, thoang thoảng hương gừng, vị gừng cay khiến cái lạnh chợt tan biến, cả cơ thể ấm dần lên. Trong ngọt có cay, trong mềm có rắn, trong cong có thẳng hòa quyện với nhau tạo thành một thức ăn thơm, béo, bùi, cay thật khó tả.

Dường như cả vũ trụ được thu nhỏ lại trong chiếc bánh trôi này...

Nằm trên phố Hàng Giầy, cách đây hai năm hàng bánh trôi tàu nóng của bác Bằng "hói" lúc nào cũng nườm nượp khách nhất là ngày đông giá rét. Nhiều người ban đầu tới ăn vì nghe tiếng bác diễn viên hài lừng danh nhưng chả biết thế nào, dần dần đâm nghiện món bánh trôi ở đây. Nhưng không rõ vì lý do gì, cửa hàng của bác không mở cửa nữa, nhưng vẫn rất nhiều thực khách hỏi thăm và tìm tới để thưởng thức. 

Dù nguồn gốc xa xôi, nhưng những người làm nên những chiếc bánh trôi tàu đã mang cả vào đó các nguyên liệu quê hương để rồi tên bánh thì nghe như xa lạ ấy lại trở thành một nét ẩm thực đặc trưng trong lòng phố cổ Hà Nội.

THẢO NGA

Tỏi quý Lý Sơn

Ngay sau ngày thống nhất, giữa bộn bề trăm khó nghìn khăn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã lặng lẽ xuống thuyền trực chỉ đảo Lý Sơn.

Người dân mua bán tỏi tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Ảnh: Trà Minh

Đó là chuyến thuyền mà ông đã miêu tả hết sức sinh động ở đoạn mở đầu truyện ngắn Lý Sơn mùa tỏi.

Có thể nói đó là tác phẩm văn học đầu tiên viết về... tỏi Lý Sơn, và may mắn thay khi được viết bởi một cây bút truyện ngắn bậc thầy như Nguyễn Thành Long, đó là một truyện ngắn rất hay. Tôi đã nhờ đọc Lý Sơn mùa tỏi mà biết quê mình có một đặc sản lúc bấy giờ ít người để ý là... tỏi.

Phố chợ Đồng Văn

Du ngoạn Hà Giang, mọi người thường nói nhiều về Cao nguyên đá Đồng Văn, mùa hoa tam giác mạch, cột cờ Lũng Cú và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì...Với nhóm chúng tôi, dừng chân ở phố chợ Đồng Văn là khoảng thời gian lý thú với nhiều kỷ niệm đẹp về một thị trấn vùng cao lặng lẽ.

Sau chuyến đi dài hơn 400km từ Hà Nội, đến tối mịt xe mới tới thị trấn Yên Minh. Sáng hôm sau, từ Yên Minh nhìn lên hướng Đồng Văn, bình minh ửng hồng trên chập chùng dãy núi đá cao ngất, hệt như một bức tranh sơn thủy cực kỳ hùng vĩ. Từ đây mới bắt đầu chuyến hành trình đường núi lạ lùng, hấp dẫn và nhiều đoạn không kém phần mạo hiểm. 

Từ Yên Minh nhìn lên phía Đồng Văn 

21 thg 1, 2014

"Viên ngọc xanh" giữa lòng Hà Nội

Nằm giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một bức tranh tuyệt tác. Cùng với các kiến trúc cổ như Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn... Hồ Gươm không chỉ là điểm đến được yêu thích mà còn là nơi gắn bó, tình yêu và niềm tự hào của người Hà Nội.

Từ ngõ phía Nam, chạy theo Phố Huế, đi thẳng Hàng Bài là gặp Hồ Gươm. Hai con đường hình cánh cung Đinh Tiên Hoàng và Lê Thái Tổ bao bọc, làm cho Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội. 

Hồ Gươm như viên ngọc xanh trong veo giữa lòng Hà Nội 

Hoa Mai Anh Đào nở hồng đất trời Lạc Dương

Cách Đà Lạt khoảng 50km, tại hai xã Đa Nhim và Long Lanh (Lạc Dương - Lâm Đồng) du khách mê mẩn với không gian hoa Mai Anh Đào rực nở hai bên đường.

Nét đẹp hoa Mai Anh Đào

Hoa Mai Anh Đào được người dân ở Lạc Dương trồng rất nhiều, và thường xuyên chăm sóc, có nhiều gốc hoa lớn, dễ chừng đã có trên hai mươi năm tuổi. Việc Mai Anh Đào nở rực khắp mọi nơi tại đây được người dân giải thích tại khí hậu ở đây ảnh hưởng rừng nguyên sinh, lạnh hơn Đà Lạt nên kích thích hoa Mai Anh Đào ra hoa đúng hẹn.

Gói bánh tét, một góc hồn quê Nam bộ

Chỉ riêng món bánh tét, tới chiều cuối năm bà con mới bắt đầu gói và nấu để kịp cúng giao thừa khiến cho không khí tết trở nên ấm cúng diệu kỳ.

Mỗi lần nghe gió bấc về xôn xao, ngoài đường mai vàng chớm nụ là tôi lại nhớ đến tết quê. Chính nơi đây, vào những ngày giáp tết, nhà nhà đều chuẩn bị làm bánh, nơi này quết bánh phồng, chỗ kia tráng bánh thật vui vẻ sum vầy. 

Gói bánh tét nếp cẩm nhân đậu xanh

Bánh tét cốm dẹp

Ăn hoài mà không biết ngán, đối với bà con người Khmer ở Cầu Kè (Trà Vinh), ngoài việc lễ cúng, đãi khách bánh tét cốm dẹp còn là thức ăn trang trí để tăng thêm phần long trọng ngày tết.

Ngon lành bánh tét cốm dẹp - Ảnh: Hưng Phú

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có nhiều đặc sản hấp dẫn đã quyến rũ du khách các nơi như dừa sáp, chuối quá tạ, trái quách… Riêng về ẩm thực thì món bún nước lèo, xá pấu vốn làm nên danh phận xứ Cầu kè. Nhưng có một món ăn dân dã mà ngon ít người biết đến là bánh tét cốm dẹp đặc biệt của người Khmer làm trong những ngày lễ, tết.

Cá bông lau nấu lá giấm

Trong kho tàng ẩm thực dân gian vô cùng quý báu mà ông cha ta đã dày công trải nghiệm có rất nhiều “món ăn vị thuốc”, vừa ngon vừa bổ dưỡng, chẳng hạn như món canh chua cá bông lau nấu với lá, trái giấm.

Cá bông lau trên dòng sông Hậu - Ảnh: Hoài Vũ

Bông lau là loại cá sinh sống nhiều ở lưu vực sông Cửu Long, bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt vào thời điểm trước tết cho đến tháng 2 âm lịch.

Được ca ngợi là loại cá ngon nhất trong họ cá tra (Pangasiidae), thịt cá bông lau màu trắng, khi nấu chín mùi vị thơm ngon, ngọt nước và hiền nên nhiều người đã ban tặng cho loài cá này là “đặc sản đệ nhất miền Tây”. Thuôc loại cá béo, chắc thịt nên các bà nội trợ thường dùng cá bông lau nấu canh chua, nếu không thì kho mẳn hoặc chiên phi-lê, thứ nào cũng ngon nhất xứ.