23 thg 11, 2013

Bánh canh Trảng Bàng nức tiếng Tây Ninh

Không chỉ đơn thuần là đặc sản địa phương, bánh canh Trảng Bàng còn mang trong mình nỗi nhớ niềm thương về mảnh đất Tây Ninh nắng gió.

Trảng Bàng (Tây Ninh) là địa danh đi vào lòng du khách với những đặc sản địa phương và làng nghề thủ công truyền thống như bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh. Trong đó, tô bánh canh Trảng Bàng được coi như nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Ninh, khó lòng mà trộn lẫn. 

Nước dùng của bánh canh Trảng Bàng cũng giống như nước lèo của bún mắm, nước dùng của phở. Ảnh: kyluc.vn 


Cà Ná, cung đường biển gọi

Cung đường biển gọi Cà Ná mê hoặc lòng người bởi sự hòa hợp đầy sáng tạo của thiên nhiên giữa biển cả, núi rừng và trời mây.

Cung đường Cà Ná là một đoạn của quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang 30 km về phía nam. Tên gọi đặc biệt của cung đường xuất phát từ địa danh cổ của người Chăm nơi đây. 

Núi và biển giao hòa. Ảnh: daumaytoaxe.com. 

Để thưởng ngoạn cung đường này tốt nhất là bạn nên đi xe máy từ thành phố Phan Rang. Khoảng 40 phút sau, khi cánh đồng Phước Nam rộng lớn khuất xa, những tiếng sóng đầu tiên ùa về thì đường cong tuyệt mỹ của cung đường Cà Ná đã ở ngay trước mắt bạn.


Núi Phượng Hoàng đầu đông

Trên núi là bầu không khí mát mẻ, trong lành, dưới chân là dòng nước trong xanh như ngọc, chừng ấy là đủ để du khách tìm về danh thắng bậc nhất Thái Nguyên.

Nhắc đến Thái Nguyên chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến những đồi chè xanh mướt hay hồ Núi Cốc với biết bao huyền thoại. Ít ai biết rằng, ở mảnh đất gang thép anh hùng cũng tồn tại những hang động nhũ đá tuyệt đẹp làm nao lòng du khách gần xa, trong đó phải kể đến núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.

Theo quốc lộ 3 từ Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, bạn đi tiếp dọc quốc lộ 1B thêm khoảng 45 km nữa. Trong cơn gió đầu đông se lạnh bạn sẽ thấy hai bên đường, những con phố đông đúc và nhà cao tầng dần được thay thế bằng những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc. Không còn những hàng quán tấp nập mà chỉ là núi đá bao quanh, cứ thế con đường thẳng tắp xuyên qua thung lũng, thấp thoáng những bông hoa vàng cuối vụ. 

Đường lên hang Phượng Hoàng. Ảnh: vilide.com 

Vương quốc khỉ ở Cần Giờ

Cần Giờ còn có những cánh rừng ngập mặn với những hậu duệ của Tôn Ngộ Không tinh khôn, nghịch ngợm đủ trò… thật thú vị. 

Nằm trong Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên, xã Long Hoà huyện Cần Giờ, đảo khỉ là 1 trong 24 tiểu khu của rừng ngập mặn Cần Giờ. Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên không chỉ thu hút du khách bằng không khí trong lành chan hòa gió biển, những câu chuyện cảm động và ấn tượng về căn cứ Cách mạng Rừng Sác, Bảo tàng Cần Giờ. Ở đó còn có những cánh rừng ngập mặn với những “hậu duệ” của Tôn Ngộ Không tinh khôn, láu lỉnh, nghịch ngợm đủ trò…

Để gây dựng được “Vương quốc” khỉ như hôm nay là cả câu chyện dài với nhiều công sức, thời gian và đặc biệt nhờ có lòng yêu thiên nhiên, niềm đam mê công việc, ý thức trách nhiệm về việc giữ rừng, bảo vệ rừng của những người trong Tổ bảo tồn động vật tại Đảo khỉ. 

22 thg 11, 2013

Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn

Hồi mới giải phóng, lứa tuổi teen như tôi (teen là nói theo kiểu bây giờ cho dễ hiểu, chớ hồi đó không có khái niệm teen à nghen!) khoái hát bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (nhạc: Hoàng Hiệp - thơ: Phạm Tiến Duật). Khoái hát bởi vì đó là bản nhạc trữ tình lãng mạn và êm ái hiếm hoi giữa vô số những bài hung hăng, gào thét khác (Tiến về Sài Gòn, Sài Gòn quật khởi, Bão nổi lên rồi...).

Bài hát mở đầu nhẹ nhàng như lời tâm sự:


Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

và kết thúc bằng âm điệu vút cao tha thiết


Từ bên em đưa sang bên nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn


Đuông dừa, đặc sản miền Tây Nam Bộ

Người miền Tây đã chế biến đuông dừa thành nhiều món ngon như: đuông dừa nướng, đuông ngâm nước mắm hay chiên bơ...

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân miền Tây thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre, nơi có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Tuy là loại vật có hại, vì cây dừa nào bị chúng đục khoét thân đều bị chết, nhưng đuông dừa là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng.

Hàng năm, cứ vào mùa mưa là những con bọ rầy bắt đầu đục khoét vào ngọn dừa để sinh trứng. Khi nở thành ấu trùng, chúng bắt đầu ăn hủ dừa đến khi cây dừa héo úa cũng là lúc những con đuông dừa đã to béo. Khi đó, người dân chỉ cần đốn hạ cây dừa là có thể bắt đuông để chế biến thành những món ăn. 

Đuông thường sống trong các ngọn cây dừa, chúng to bằng ngón tay út, có màu trắng, béo tròn. Ảnh: Tiêu Phong. 

Đến Huế nhớ ăn bánh canh cá tràu

Bánh canh cá tràu phải ăn khi đang nóng, rắc thêm ớt bột, hạt tiêu… Ảnh: Sao Mai 

Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

Bánh canh cá tràu là món trông có vẻ bình dân nhưng trong đó lại chứa đựng sự tinh tế, cầu kì ở công đoạn chế biến, chính điều này đã mang đến cho ẩm thực cố đô sự phong phú khiến bất cứ ai cũng phải ấn tượng.

Thác Tầm Du: Tiềm năng cho du lịch sinh thái

Cách xã Phan Điền khoảng 5 cây số, men theo bìa rừng khoảng 15 phút đường bộ, những ai thích khám phá sẽ rất thích thú với cảnh đẹp nơi đây đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Dân địa phương quen gọi nơi hùng vĩ này là thác Tầm Du, không ai biết tên gọi ấy xuất phát từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ai đã đến một lần cũng muốn trở lại. 

Theo dân địa phương, ở khu vực này có rất nhiều thác, càng vào sâu bên trong (phía rừng), cảnh càng đẹp, càng hùng vĩ. Tuy nhiên, những người đi du lịch dã ngoại chỉ dừng chân ở thác Tầm Du bởi đường đi còn hiểm trở. Đến đây, mọi người tha hồ đắm mình trong dòng nước mát lạnh. Lên càng cao thác đổ càng mạnh, không khí càng trong lành. Khung cảnh ở đây gần giống với thác Bà (Tánh Linh), rất thích hợp cho du lịch sinh thái nếu được khai thác hết tiềm năng. 







M.Vân

Biển đen vẫn đen, người đi sao đành?

Mười năm trước, tôi đến bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, Bến Tre với sự tò mò muốn biết biển miền Tây khác biển Vũng Tàu và biển miền Trung thế nào. Đường đi không xa lắm (hơn 130 km nếu xuất phát từ TPHCM, hơn 160 km nếu xuất phát từ Biên Hòa) nhưng cực kỳ khó đi và mất thời gian. Hồi đó chưa có cầu Rạch Miễu, qua phà Rạch Miễu lâu lắc lâu lơ. Qua đến thị xã Bến Tre (hồi đó chưa là thành phố) đường từ đó về Bình Đại nhỏ và xấu, rất khó đi. Còn từ trung tâm huyện Bình Đại ra đến xã Thừa Đức - nơi có bãi biển - lại càng khó đi hơn nữa, đến mức có thể gọi là không có đường cũng được.

Và đến nơi, thật thất vọng. Biển đen ngòm như thế này:



21 thg 11, 2013

Quế Trà Bồng - thơm nồng đặc sản quà tặng Việt Nam

Đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung vì quế Trà Bồng nằm trong số 8 đặc sản quà tặng Việt Nam vừa được xác lập là kỷ lục châu Á mới.

Vỏ quế Trà Bồng 

Tin vui này đến trong thời điểm tháng 11, mưa bão đầy trời chứ không phải mùa thu hoạch quế vụ đầu tiên (bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán hay vụ quế “hậu” trong tháng 7 âm lịch hằng năm) nhưng cũng làm nức lòng người trồng quế ở hai huyện này.