30 thg 5, 2013

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Dĩa bông mỏ quạ xào tỏi. Ảnh: Phương Kiều 

Trong một dịp về thăm chị Ba, tôi đã được chị cho tận hưởng một bữa ngon nhớ đời. Chị rủ tôi ra vườn tìm hái những chiếc đọt và lá mỏ quạ non. Vừa hái, chị vừa chỉ những chiếc lá mỏ quạ hình trái tim màu xanh sậm và nói, đầu lá cong quặp giống chiếc mỏ con quạ nên người ta đặt tên cho nó như vậy.


Nhộng tằm xứ Quảng

Nếu có dịp về thăm những làng nghề trồng dâu nuôi tằm dọc đôi bờ sông Thu Bồn hay sông Vu Gia, thuộc các huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn ở Quảng Nam, bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon từ nhộng tằm. 

Nhộng xào. 

Mùa này những nương dâu dọc đôi bờ hai con sông Thu Bồn, Vu Gia xanh mướt một màu. Người dân nơi đây đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã nhiều đời nay. Ngoài sản phẩm lụa tơ tằm được nhiều người ưa chuộng thì nhộng tằm cũng là một trong những sản phẩm phụ thu được từ nghề này.


Mo So kỳ ảo

Bên trong hang động ở Mo So. Ảnh: Phương Kiều 

Từ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.

Người ta nói Mo So (ấp Ba Núi, xã Bình Yên, huyện Kiên Lương) là tên người Khmer đặt, có nghĩa là “đá trắng”. Đây cũng là ngọn núi đá vôi trong quần thể núi đá vôi vốn là đặc trưng của Kiên Lương và Hà Tiên (Kiên Giang), lừng danh cả nước với chùa Hang - hòn Phụ Tử, hòn Chồng, Thạch động, hòn Đá Dựng… Dù không sánh bằng các danh lam thắng cảnh trên nhưng Mo So vẫn là một điểm đến đáng được khách du lịch ưa khám phá tìm đến. Bởi đến với Mo So, du khách sẽ thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên gần như hoang sơ, hấp dẫn còn vì kỳ ảo.


29 thg 5, 2013

Choáng ngợp ở Sapa

Nghe tin tôi đi chơi Sapa, bạn tôi hỏi đã rèn luyện thể lực từ trước chưa, chứ như bạn là phải chạy bộ trên cầu thang văn phòng cả tháng. “Gì mà ghê vậy” - tôi cười cợt. Vậy nhưng, trải qua 3 ngày ở Sapa, tôi thấm thía lời nhắc nhở của bạn, bởi những hoạt động như trekking, trèo đèo, lội suối, đều đòi hỏi thể chất dẻo dai.

Bản Cát Cát, nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Để rong chơi hết một vòng bản Cát Cát, ngắm cảnh núi non hùng vĩ và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc H’Mông thì bạn quẩn quanh trong đấy cả ngày cũng chưa hết chuyện. Bản Cát Cát nằm trong thung lũng, nhìn đâu cũng thấy núi non, mây trời, nên thăm thú bản Cát Cát nghĩa là bạn phải leo dốc bở hơi tai đấy. 


28 thg 5, 2013

Cảnh đẹp ở đền Đuổm

Nằm ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đền Đuổm – quần thể kiến trúc cổ tọa lạc dưới chân một dãy núi đá là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong tỉnh. Đối với khách phương xa, đền cũng ngày càng được biết đến nhờ vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh hữu tình quanh các kiến trúc.

Đền Đuổm được người dân địa phương xây dựng, tu sửa trong nhiều thế kỷ để thờ phò mã Dương Tự Minh (Thánh Đuổm), một vị tướng người Tày có nhiều công trạng với nhà Lý nên được đức vua gả công chúa cho.

Đường vào đền


Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

Được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhà nguyện nằm trong khuôn viên tòa giám mục Tổng giáo phận tại quận 3 được xem là ngôi nhà cổ nhất TP HCM hiện nay.


Nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM, ngôi nhà cổ khá khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Nhà được xây từ đời vua Gia Long, thế kỷ 18 sát kênh Thị Nghè (nay là Thảo Cầm Viên). Theo linh mục Trần An Hiệp, từ vị trí ban đầu, nhà nguyện được chuyển chỗ 2 lần trước khi về đây.