29 thg 3, 2013

Thăm đất Cần Giuộc

Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.

Ngược dòng lịch sử, Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa, là nơi hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi thuộc xã Đông Thạnh cho thấy, vùng đất Cần Giuộc 2.000 - 3.000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu... Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, địa bàn Cần Giuộc chính thức thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Gia Định thành 6 tỉnh - “Lục tỉnh Nam Kỳ”, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì địa bàn Cần Giuộc nằm trong huyện Phước Lộc, thuộc phủ Tân An, tỉnh Phiên An (tỉnh Phiên An sau này lại được đổi tên thành Gia Định). 



Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là địa điểm tưởng nhớ một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ.

Sắc màu Phố Cáo

Tôi đã qua Phố Cáo vào những ngày mây mù, mù dày đặc đến nỗi có thể cảm nhận dùng tay cắt xén mù thành những miếng bánh như người Mông dễ dàng cắt mèn mén ở chợ Phố Cáo. Cũng có lần tôi qua Phố Cáo vào một ngày nắng đẹp, anh bạn Tiến đưa tôi đi chợ Phố Cáo như lạc vào mê cung của sắc màu thổ cẩm. Nhưng lần này, Phố Cáo của tôi lại khoác lên mình bộ cánh rực rỡ bởi sắc màu của hoa đào, hoa mận. 


«...

         Phố Cáo là một  của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xã Phố Cáo có khoảng 5000 nhân khẩu, hầu hết là người Mông. Chợ phiên Phố Cáo họp 6 ngày/phiên. Nhà cửa ở đây làm bằng tường trình, xếp hàng rào đá xung quanh và người Mông ở đây còn giữ nguyên trang phục, các nét sinh hoạt truyền thống. Phố Cáo là một địa chỉ du lịch không thể bỏ qua khi du ngoạn công viên địa chất Đồng Văn .
Nghĩ cũng lạ, cả cao nguyên đá bao la ngun ngút màu xám ngắt của đá tai mèo, vậy mà đất trời lại ban cho vùng này một loại cây mềm mại, có sức sống dẻo dai và đặc biệt xuân về có hoa như thắp lửa giữa mênh mông đá. Tôi quen anh bạn Tiến của tôi cũng gắn liền với loài hoa này. Có lần đi ngang qua Phố Cáo, thấy Tiến định chặt cây đào già nhiều nụ trước cửa nhà mình bán cho một khách chơi thì tôi ngăn lại. Trong tâm thức, tôi có ý định sẽ chụp bức ảnh cây đào này vào buổi sáng mai khi nắng ló rạng sau dãy núi đá xa hoặc khi khói chiều lên trên mái ngói âm dương nhuốm màu thời gian nhà Tiến. Tôi hỏi Tiến: “Cây đào này trồng bao lâu rồi?”. Tiến nói bâng quơ: “Tao không biết, cây này ông tao lên Lũng Cú lấy về trồng, nó đã có hoa từ khi tao còn bé, không biết được đâu”. Tôi lại hỏi: “Đẹp thế sao chặt đi, phí sức ông mày trồng”. Tiến lặng im một lúc rồi nói trống không: “Ờ, không chặt để bán nữa”. Lần này, cây đào trước cửa nhà Tiến đẹp rực rỡ. Thân cây ám một màu đen mốc xịt như xù mình để chống chọi lại cái lạnh mùa đông. Từ những điểm mốc meo đó lại mọc ra những bông hoa hồng thắm rực rỡ. Cũng chỉ có cái sắc hồng phai điểm tô cho cả một vùng đá xám xịt là tín hiệu của mùa xuân, của riêng Phố Cáo mà đã đến thì sẽ say mê, mộng du như lạc vào một chốn thần tiên nào đó.

Phố Cáo khoác lên mình sắc màu của hoa mận trắng muốt, hoa cải vàng rực.

An Giang cũng có ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang Tà Pạ. Ảnh: Cúc Tần

Nghe tôi tấm tắc, khoe ruộng bậc thang ở Tây Bắc đẹp "não nùng", anh bạn người Tri Tôn (An Giang) mỉm nụ cười khó hiểu rồi kéo tôi lên đường. 

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, chạy xe gắn máy chẳng bao xa, chúng tôi rẽ vào một con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là dường lên chùa Khmer Tà Pạ (xã Cô Tô). Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của người Khmer địa phương.


28 thg 3, 2013

Vẻ đẹp bình yên miền quê Đại Lộc

Nằm bên dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyện Đại Lộc mang vẻ đẹp đặc trưng của miền sơn cước Quảng Nam với nhiều đồi, sông, hồ, khe, suối và thác nước nên thơ. Đại Lộc cũng được dòng sông Thu Bồn tắm mát vào mùa hè, ban tặng phù sa vào mùa mưa, đưa khách thương hồ lên miền ngược hoặc xuôi về Cửa Đại, Hội An nên đời sống người dân từ xưa cũng có nhiều điều thi vị.

Sông Thu Bồn đoạn chảy qua Đại Lộc được gọi là sông Vu Gia. Sông Vu Gia uốn lượn qua những thôn làng làm nên vẻ đẹp đồng quê yên ả mà đầy sức sống.

Bên kia sông là cả vùng đất màu mỡ hằng năm đều được bồi đắp. Ngược lại, bên này sau những trận lụt đất ngày càng lở nhiều hơn.

Thả diều


Trên 7km đường ray

Ga Đà Lạt, khánh thành từ năm 1938, từng nổi tiếng là nhà ga đẹp nhất Đông Dương, gắn liền với quá khứ vàng son của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt.

Từ năm 2001, công trình này đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. 

Cô bé 8 tuổi này không giấu được sự hiếu kỳ khi lần đầu tiên đi tàu hỏa

Không ít du khách ghé đến đây nhìn ngắm nhà ga, chụp ảnh lưu niệm rồi… đi. Nếu chịu khó nán lại, họ có thể có cơ hội chu du trên tuyến đường sắt ngắn nhất Việt Nam: 7km.

27 thg 3, 2013

Ngôi làng Pháp trên đỉnh Bà Nà

Bà Nà Hills - khu du lịch đang trở thành cái tên nổi tiếng ở Đông Nam Á, khởi đi từ câu chuyện về những ngôi biệt thự Pháp hoang phế già nửa thế kỷ tại Bà Nà. 


Ngày nay, khách du lịch đến đây có thể nhìn ngắm sự lãng mạn huyền bí khi vạch lá, vén hoa để đến với quá khứ còn vương lại trên các bức tường đổ nát của những biệt thự.

Và trong ba năm qua, một thương hiệu Việt, Sun Group đã cố gắng viết tiếp câu chuyện văn hóa Pháp bằng các ý tưởng về một khu du lịch châu Âu tuyệt đẹp giữa núi non trùng điệp chỉ cách biển Đà Nẵng 25km. 

Phở Nam Định

Nhà văn Chu Văn từng bảo rằng nghề làm phở phát tích từ thôn Rao Cù huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định; hỏi các ông chủ tiệm phở ở Sài Gòn ở cả Vientian (Lào)… thì y như rằng cứ mười ông có chín ông gốc quê Nam Định!


Bây giờ thì khắp các nơi, Hà Nội, Hải Phòng… đâu đâu cũng nhan nhản những biển hàng “Phở gia truyền Nam Định”. Nhưng Nam Định có thật là quê hương của phở không thì lại là chuyện khác.


26 thg 3, 2013

Khám phá Yang Bay

Thuộc huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng 45km, trong khu vực Buôn Y Bay, thác Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglay có nghĩa là Thác Trời. Từ Nha Trang, theo đường 23/10, đến ngã ba Cầu Lùng Diên Khánh rẽ đường đi Đà Lạt, đi khoảng 5km thấy bảng chỉ dẫn đường vào thác Yang Bay.

Mộc Thần

Điểm tham quan đầu tiên sẽ là Mộc Thần hay còn gọi là cây Tình yêu. Đây là một cây cổ thụ độc đáo mà bà con người Raglay kính cẩn gọi là Mộc Thần. Với chiều cao khoảng hơn 25m, tán xòe tỏa bóng mát rộng, gốc cây khổng lồ này được tạo thành bởi hai cây si và da ghép lại phải đến 20 người ôm mới hết.


Phiêu diêu chốn Lộ Diêu

Núi chạy vòng ôm bãi Lộ Diêu tạo hình chiếc cung mà dây cung là những đợt sóng biển ì ầm vỗ. Gành đá chồm lên nhọn hoắt như những mũi tên lao ra biển. Nơi bí hiểm hoang sơ say đắm lòng người này từng là chỗ cho tàu không số vào trú ẩn.

Ảnh: Trường Đăng

Biển xanh cát trắng nắng vàng
Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu
Lộ Diêu một biển ba đèo
Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…



Nơi mỏm đất cực Bắc

Ấy là mốc 428 - điểm xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc hình chữ S. Một dải đất nhỏ nhưng chứa đầy cảm xúc với những người muốn khám phá từng điểm của dáng hình đất nước. 

Ở cột mốc 428 - Ảnh: CTV

Một “dân đi” có tên rất ngộ - Rắn Rong Ruổi - đánh dấu một điểm đỏ chói trên bản đồ. Và một lời rủ “đi mốc 428 nhé” đủ sức lôi kéo cả chục người thoát ra khỏi Hà Nội ồn ào để ngược về phía Bắc, lên Hà Giang đi tìm mốc đỏ.