12 thg 3, 2013

“Hồn về Sầm Nưa”…

Hành trình mùa xuân trên con đường “Tây Tiến” từ biên giới Việt - Lào đến Sầm Nưa. Một Sầm Nưa hoang dã, hút sâu như câu thơ kiêu bạc thuở nào của Quang Dũng, nơi bao nhiêu người lính của đoàn quân Tây Tiến đã nằm lại nay là quê hương thứ hai cho những người Việt tha xứ gầy dựng tương lai.

Con đường hoa đào liên tỉnh dài hàng chục cây số trên đất Lào - Ảnh Ngọc Quang

Miền tây Thanh Hóa. Đến Mường Lát, đã qua những “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” mà dặm trường hành quân của đoàn quân “không mọc tóc” ngày xưa vẫn chưa dừng lại. Vùng đất trong câu thơ cuối cùng nằm bên kia biên giới phía bạn Lào: “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”… 

Ừ, đã theo hành trình Tây Tiến thì ráng đi cho trọn một bài thơ…


Huyền Không Sơn thượng

Huế có một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp mà không phải khách thăm quan nào cũng biết. Đó là chùa Huyền Không Sơn thượng (HKST), thuộc địa phận thôn Nham Biền, huyện Hương Trà, cách Huế khoảng 10 km.

Từ trung tâm thành phố, đi ngược lên vùng ngoại ô Kim Long, ngang chùa Thiên Mụ rồi vòng qua một ngôi làng nhỏ, những con đường đất gập ghềnh, những vườn rau, cánh đồng lúa dập dờn, bạn sẽ đến núi Chằm. Một con đường đất đỏ dẫn lên núi, nơi có ngôi chùa, nằm giữa những hàng thông cao vút và ríu rít tiếng chim.

Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những cảnh quan kỳ ảo, đẹp như trong chuyện cổ tích. Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím ngát đưa khách bước vào Thanh tâm viên, sân trước toà Phật điện. Những dò hoa phong lan quí hiếm, được chọn trong 500 giỏ lan quý nuôi trồng ở vườn dưới sân chùa, được thay đổi mỗi ngày, với đủ sắc màu rực rỡ, đua sắc, khoe hương. Những cây sứ, thiên tuế, tùng, bách…cổ thụ hàng trăm năm tuổi, điềm đạm xòe những tán lá rậm rạp, ung dung che chở nắng gió cho những khoảng sân và lối đi lát gạch Bát Tràng màu nâu đỏ. Đây đó, dưới bóng những cây tre ngà lao xao, khu rừng trúc um tùm là những bộ bàn ghế để khách nghỉ chân, tận hưởng sự yên ả thanh bình nơi cửa Phật. 

Một góc Huyền Không Sơn thượng 

11 thg 3, 2013

Lạng Sơn bên dòng sông Kỳ Cùng

Nằm bên dòng sông Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn có nét thơ mộng của một phố thị vùng cao vừa có núi, vừa có sông hồ. Tọa lạc trên con đường giao thông huyết mạch nối liền vùng biên thùy với kinh đô, từ gần hai ngàn năm trước, nơi đây vốn đã là trung tâm của cả một vùng đất biên ải mênh mông.

Năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cử Ngô Thì Sĩ lên trấn thủ Lạng Sơn và nơi đây đã ghi lại nhiều bút tích của vị văn sĩ này. Cùng với việc xây dựng và củng cố thành Lạng Sơn, sách Dư Địa Chí của Nguyễn Nghiễm có viết: “Xung quanh trấn thành đã hình thành nên rất nhiều chợ và phố như: phố Kỳ Lừa, phố Trường Thịnh, Đồng Đăng, thu hút thương nhân, lái buôn trong nước và người Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa đông vui, tấp nập”.

Từ đầu thế kỷ XX, thị xã Lạng Sơn được chia làm hai khu vực tự nhiên, lấy sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía bờ nam gọi là “bên tỉnh”, phía bờ bắc gọi là “bên Kỳ Lừa”. Bên tỉnh là tập trung các cơ quan công sở hành chính.Bên Kỳ Lừa là nơi tập trung các phố chợ, diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán của người dân.

Thành phố Lạng Sơn


Lẩu cá chèo bẻo

Một bếp lửa than và chiếc lẩu đậy kín dậy tỏa mùi thơm lừng. Anh bạn chủ nhà giở nắp lẩu ra, khói bốc lên nghi ngút, mùi thơm rõ hơn, kích thích khẩu vị, trong đó là cơm mẻ, cà chua, gia vị và cá chèo bẻo được cắt thành từng thỏi ngụp lặn trong cái lẩu sôi sùng sục. 

Cá chèo bẻo làm sạch để ráo nước, chờ làm lẩu. Ảnh: Thụy Minh 

Anh chủ nhà cho biết, cá chèo bẻo là cá nước mặn, thuộc loại da nhám nên cách chế biến đòi hỏi người làm cá phải có kinh nghiệm trong việc cạo vảy cá. Trước hết, bắc chảo nấu nước sôi để trụng cá. Khi nước sôi, áp dụng theo liều lượng 7 nóng – 3 lạnh để trụng cá vào. Trụng cá xong, để làm sạch da cá, ta phải lấy “cước” loại chùi soong nồi chà nhè nhẹ để vảy da tróc từ từ. Sau đó mổ bụng cắt bỏ nội tạng. Rửa thật sạch cắt từng thỏi, để ráo nước. 


Làng gốm Bàu Trúc

Nghệ nhân Đàng Xem giới thiệu sản phẩm gốm của lò mình. 

Đến Ninh Thuận là vùng đất khô cằn, nhưng khách du lịch luôn có nhiều lựa chọn điểm đến cho những chuyến tham quan ngoài các ngày hội, tết của người Chăm ở các tháp Chàm cổ xưa như đồi cát Nam Cương, bãi biển NInh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, núi Chúa và cả những cánh đồng muối cổ xưa... Ngoài ra, đến mảnh đất “đầy nắng và gió” nầy ai cũng háo hức khám phá đời sống của cộng đồng người Chăm đông đảo ở đây. 

Có hai làng nghề của người Chăm nổi tiếng nhất ở Ninh Thuận là làng Mỹ Nghiệp dệt thổ cẩm và làng gốm Bàu Trúc. Làng gốm Bàu Trúc nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 10 cây số về hướng nam. Từ quốc lộ 1 đi vào chẳng bao xa, khách sẽ thấy những ngôi nhà trồng hoa champa cùng những hàng chữ Chăm trên những bảng hiệu, những cửa hàng cùng những ngôi nhà Chăm. Tất cả nằm im lìm trong cái không gian nắng gió ngập tràn tưởng chẳng lấy gì làm thú vị, nhưng hấp dẫn nhất là trong cái không gian im ắng ấy ta thấy những tượng, những phù điêu, những bình, những độc bình, nhiều kích cỡ bày ngoài hiên nhà, chiếm gần hết diện tích bên trong nhà. Đây là những cơ sở sản xuất gốm của làng gốm Bàu Trúc. 


Thăm bảo tàng Alexandre Yersin ở Nha Trang

Sự hấp dẫn của bảo tàng là những đồ vật phong phú về chủng loại nói lên sự thông thái, say mê nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của Alexandre Yersin. 

Ngược dòng lịch sử, tháng 7 năm 1891, chàng thanh niên người Pháp 28 tuổi Alexandre Yersin, đặt bước chân đầu tiên của mình lên bờ biển Nha Trang. Năm 1894, sau khi tìm ra vi khuẩn bệnh dịch hạch tại Hồng Kông, A. Yersin trở lại Việt Nam và quyết định ở lại đây mãi mãi. Chỉ với vài con ngựa nuôi thí nghiệm ông là người đầu tiên chế tạo ra huyết thanh đặc hiệu chống lại căn bệnh nguy hiểm này, để từ đó năm 1895 đặt nền móng xây dựng Viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu năm 1896, với mục đích nghiên cứu điều chế các loại vacxin và huyết thanh cho người và gia súc. 

Tượng Alexandre Yersin bên bờ biển Nha Trang 


Nấm thông - quà tặng của rừng

Nấm thông xào rau lang, nấm thông tẩm bột chiên giòn... là các món ngon vốn chưa nhiều người biết đến.

Nấm mọc từng cụm trong rừng thông

Được thưởng thức món ngon của núi rừng do chính tay mình hái và chế biến vào một buổi picnic ngày chủ nhật thật là thú vị. Lần đầu tiên trong đời, tôi được ăn món nấm thông - mà nhiều người vẫn e ngại là “nấm độc” - có vị vừa ngọt vừa béo quyện với mùi thơm của tinh dầu đặc biệt.

Khi hơi ấm mùa xuân ùa về xua tan cái lạnh và mưa dầm dề của mùa đông Huế, đó cũng là lúc nấm từ dưới những gốc thông trồi lên. Thời điểm này hái nấm là thích hợp nhất vì nấm mới nở, những búp nấm căng tròn và mọng nước.

10 thg 3, 2013

Tiên sư cổ miếu ở Bạc Liêu

Ở thị xã Bạc Liêu có một ngôi miếu nhỏ đã lâu đời được làm bằng cây lá rừng, trên một gò đồi thuộc vùng Ba Thắc xưa, người dân địa phương thường gọi là miếu Tiên sư, miếu Tổ sư hay miếu Thầy. Miếu thờ Tam Giáo tổ sư. 

Gian thờ chính trong miếu Tiên sư. Ảnh: Trần Kiều Quang 

Ngôi miếu này là một di tích liên quan đến nhiều sự kiện lịch sử ở Bạc Liêu, là nơi thờ tự các danh nhân có công với làng xã như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Cao Minh Thạnh, Nguyễn Tấn Phát, Triệu Vạn Tượng, Lý Hữu Hoan, Phan Kim Lý, Trịnh Thiện Kim, Cao Tấn Hưng, Trịnh Thành Long... và 20 chiến sĩ chống Pháp đã anh dũng hy sinh, trong đó có bảy người bị Pháp xử bắn tại sân miếu.


Huyền thoại cửa Ba Lạt

Nơi sông Hồng đổ ra Biển Đông có nhiều câu chuyện đẹp và ly kỳ như huyền thoại. Có người truyền miệng rằng cái tên cửa Ba Lạt bắt nguồn từ chính những xác người chết đói năm 1945 không được chôn cất, phải cột ba mối lạt tre thả trôi sông Hồng để ra nấm mồ lớn ở Biển Đông.

Nhiều người khác lại kể tên Ba Lạt phát xuất từ xa xưa khi cửa sông còn phân làm ba nhánh nhỏ chứ không chỉ một như bây giờ. Còn một số sử liệu lại ghi rằng Ba Lạt chính là tên làng xưa.

Cửa Ba Lạt trong sương khói chiều xuân


Món ngon Vũng Tàu làm say lòng thực khách

Vũng Tàu là vùng đất vừa có rừng, vừa có biển, đặc sản vô cùng phong phú và đa dạng. Đến Vũng Tàu, bạn có thể thưởng thức một số món ăn độc đáo của người dân nơi đây như: bánh canh Long Hương, tiết canh tôm, bánh khọt... 

Bánh canh Long Hương 

Bánh canh ăn ngon mà nấu đơn giản, chỉ cần ninh chân giò và xương ống cho ngọt nước lèo rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Nước lèo trong veo nhưng có vị ngọt đậm đà của xương và thịt. Sợi bánh được làm bằng bột gạo pha bột lọc để có độ dài và bột màu trắng trong. Bánh canh ăn kèm với gia sống , rau cần và các loại rau thơm khác. 

Bánh canh Long Hương