23 thg 2, 2013

Nghề làm giấy của người Mông

Giấy được dùng rất phổ biến trong đời sống người Mông nhưng thường chỉ để dùng trong các hoạt động phục vụ tín ngưỡng vào mỗi dịp hội hè, lễ Tết. 

Người Mông có chữ viết riêng được soạn thảo theo bộ vần quốc ngữ nhưng họ không viết chữ lên giấy bản truyền thống. Giấy thờ, giấy cắt vào dịp Tết, dịp lễ... tất cả đều là thông điệp cầu mong những điều tốt lành, may mắn của người sống gửi tới Tổ tiên, thần linh. Người Mông quan niệm, nếu muốn những lời cầu khấn thành kính mau linh nghiệm tốt nhất là dùng giấy truyền thống do chính tay mình làm. Với quan niệm đó, ở chợ phiên lúc nào cũng có những gian hàng bán giấy bản, nhất là vào dịp Tết, ai đến chợ cũng thường ghé qua đây, mua một xấp giấy mang về nhà trang trí hay dùng cho những việc đầu Xuân, năm mới. 

Người Mông lột vỏ cây giang non làm nguyên liệu làm giấy truyền thống. 

Du ngoạn cảnh quan núi lửa Lý Sơn

Ít ai biết rằng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có lịch sử hình thành thời tiền sử lại trên 5 ngọn núi lửa. Cho đến ngày nay, những cảnh quan mà 5 ngọn núi lửa đã tắt này để lại là những thắng cảnh tuyệt tác thu hút du khách vượt sóng nước đến chiêm ngưỡng, khám phá. 

Nếu nhìn từ đất liền ra vào một ngày đẹp trời, có thể thấy Lý Sơn kiêu hãnh vươn ra biển với hình một hình chóp nhô lên, đó chính là đỉnh núi Thới Lới. Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn thì núi Thới Lới được xem như núi toàn đá. Sau một hồi chạy theo con đường bò quanh núi, chúng tôi đã đứng trên đỉnh Thới Lới quan sát bốn phương, tám hướng. Cánh đồng tỏi Lý Sơn nổi tiếng chia ô, phân thửa như bàn cờ. Phía xa, xanh ngắt một màu biển, tô điểm thêm một vài con thuyền hối hả lướt sóng ra biển Đông đánh cá.

Núi Giếng Tiền nhìn từ đỉnh Thới Lới.

Hấp dẫn Cô Tô

Bãi biển nguyên sơ, bờ cát dài trắng mịn, bãi đá cổ độc đáo cùng con người thân thiện…là những cảm nhận đầu tiên của du khách tới hòn đảo xinh đẹp Cô Tô. Cô Tô giờ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Quảng Ninh. 

Con tàu cao tốc tuyến Vân Đồn - Cô Tô, 4h chiều, chuyến tăng ca thứ tư trong ngày cũng là chuyến cuối cùng mà vẫn không hết cảnh đông đúc du khách muốn ra huyện đảo Cô Tô. Tôi đã phải đặt trước vé trên đường từ Hà Nội xuống mà muộn chút nữa là cũng không còn chỗ. Anh Hường, chủ doanh nghiệp tàu cao tốc Mạnh Quang đón chúng tôi ở cầu cảng với dáng vẻ tất tưởi: “Nhanh chân lên em, tàu đến rồi. Đã hai tháng nay, tàu của anh phải tăng thêm 2 ca/ngày vậy mà chuyến nào khách cũng vẫn đông”.

Tàu bắt đầu rời cảng, mỗi du khách được đích thân chủ tàu gửi tặng một tờ rơi “Những điều cần biết về du lịch Cô Tô 2012”. Ai cũng chăm chú đọc kĩ tờ rơi này khiến tôi thấy tò mò. Hóa ra mọi thông tin chi tiết về giá cả từng món ăn, từng phòng nghỉ trên huyện đảo đều được in rất cụ thể trên đó, thậm chí, có cả giá của từng tuyến xe ôm vận chuyển khách du lịch… Ở trên tàu một tiếng rưỡi đồng hồ ngắm thiên nhiên, đất trời, tôi bứt dần khỏi cái nóng nực, ngột ngạt đến xô bồ của chốn thành thị. Xa xa, một cầu cảng dài của huyện đảo Cô Tô chợt hiện ra trước mắt tôi.

Huyện đảo Cô Tô với gần 50 đảo lớn nhỏ là vùng biển đảo giàu tiềm năng để phát triển du lịch.

22 thg 2, 2013

Bí ẩn rừng Minh Hoá

Theo chân một thợ sơn tràng (người đi rừng), chúng tôi băng rừng lội suối suốt mấy ngày trời để khám phá vẻ đẹp của những hang động còn nằm ẩn mình trong các cánh rừng sâu của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Anh Đinh Hồng Nhâm là một thợ sơn tràng có tiếng ở vùng rừng núi Minh Hóa. Hơn nửa đời người làm cái nghề xuyên rừng, lội suối nên dường như bất cứ chỗ nào trong vùng rừng núi Minh Hóa này anh cũng đều biết. Thậm chí, anh còn biết, ẩn dưới những tán rừng già Minh Hóa hiện có những hang động tuyệt đẹp mà ít người biết tới.

Đoàn người phải vượt qua những vách đá cao, một bên là núi, một bên là thung sâu.

Béo bùi cọ ỏm chấm mắm

Chỉ với một nồi nước đun liu riu và đang sủi tăm, thả những quả nhỏ giống như trái nho đen vào nồi, đậy vung và tiếp tục đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút. Đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Không ai nghĩ, chỉ với cách làm đơn giản ấy đã có thể có được món ăn ngọt bùi, ngậy chát vị quả cọ. Cách làm trên được người địa phương gọi là “om cọ” hay còn là “ỏm cọ”. 

Quả cọ. Ảnh: Hạnh Thư 

Quả cọ thường có vào cuối tháng Mười và có thể kéo dài đến đầu tháng Chạp. Nó đã trở thành món đặc sản của các tỉnh thuộc vùng trung du phía Bắc mà có lẽ nhiều nhất là ở tỉnh Phú Thọ. Vào mùa, cọ đã chín, những trái cọ chuyển sang màu xanh đậm hơi nâu (trông không khác gì quả nho không hạt của Mỹ). 

Phở cuốn Ngũ Xã

Được bán nhiều ở phố Ngũ Xá khoảng hơn chục năm nay, món phở cuốn đã góp phần tạo thêm sự phong phú cho các món ăn liên quan đến bánh phở trên đất Hà Thành.

Món phở cuốn đã góp phần tạo thêm sự phong phú cho các món ăn liên quan đến bánh phở trên đất Hà Thành. Ảnh: Sao Mai 

Men theo hồ Trúc Bạch, thực khách dễ dàng tìm đến dãy phố Ngũ Xã tràn ngập phở cuốn. Có quán trong nhà hàng sang trọng, nhưng cũng có những quán bình dân nằm ngay vỉa hè.