22 thg 8, 2012

Quy Hòa, tìm về chốn bình yên

Bạn bè tôi vẫn thường gọi Quy Hòa là thung lũng bình yên. Từ quốc lộ 1D (đường Quy Nhơn - Sông Cầu), xuôi theo những con dốc thoai thoải với chặng đường chưa đầy 3km là như đặt chân vào một thế giới khác. Quy Hòa lặng lẽ, dịu dàng và kín đáo như một góc khuất nhỏ của thành phố Quy Nhơn.




 Thung lũng Quy Hòa 



Tràng An - bình yên mênh mang

Chúng tôi đến thăm Tràng An vào một buổi sáng tháng 8 giao mùa đẹp trời, khi tiết trời đang bén dần hương thu dịu mát dù cái chói chang của hạ vẫn quyến luyến trong sắc nắng rực rỡ. 


Mặt nước phẳng lặng như gương

Phóng xe máy dọc theo con đường bê tông rẽ vào từ đoạn Quốc lộ 1A qua thành phố Ninh Bình, đi qua hầm xuyên núi giữa trùng điệp núi non, tấm biển báo “Khu du lịch sinh thái Tràng An” hiện ra khiêm nhường bên đường chào đón du khách.

Đoạn đường ngắn khúc khuỷu dẫn vào nơi mua vé cùng những dịch vụ sơ sài đầu tiên khiến tôi hơi hẫng hụt, song cái cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi chúng tôi xuống đến bến thuyền. Những chiếc thuyền nhỏ xinh được sơn màu xanh lá cây nằm nối nhau bên bến đợi điệp màu với núi non, nước biếc tĩnh lặng mênh mang. 



Lên đỉnh Hòn Bà - di tích của bác sĩ Yersin

Trên đỉnh núi Hòn Bà, năm 1903 bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943) đã lập một trạm quan trắc khí tượng và trồng thử nghiệm cây quinquina để sản xuất thuốc ký ninh chống sốt rét. Di tích này cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về phía tây nam, ở độ cao 1.500 mét, khí hậu quanh năm mát lạnh như Đà Lạt. Thời gian và chiến tranh đã phá hủy tất cả, ngày nay tại vị trí đó, một khu du lịch nhỏ đang được xây dựng, đón chào du khách.


Từ độ cao 1.000 mét so với mặt biển trên đoạn đường lên đỉnh Hòn Bà nhìn về thành phố Nha Trang ở hướng đông bắc, rất hiếm khi nhìn thấy biển vì quanh năm vùng núi này sương mù che phủ



Phật tích Bồ Đề Đạo Tràng ở Châu Đốc

Trên thế giới, chùa nào có được một phật tích đã quý lắm, vậy mà ở Bồ Đề Đạo Tràng ngay trung tâm thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang có đến ba phật tích.

Để hiểu xuất xứ của tên gọi Bồ Đề Đạo Tràng - một điểm du lịch tâm linh quý hiếm của Việt Nam, chúng ta cùng quay lại lịch sử.

Năm 1951“Đại đức Jinara Jadasa, cố Hội trưởng Hội Thông thiên học quốc tế tại Ấn Độ hiến cây bồ đề cho nước Việt Nam để làm quốc bửu. Bồ đề này là con của bồ đề bảo thọ mà xưa kia đức Phật tổ đã ngồi nhập định” (*). Người được diễm phúc ấy là “ông Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng Hội Thông thiên Học Việt Nam xin được cây bồ đề và nhờ bà Nguyễn Thị Hai sang Ấn Độ thỉnh về để trồng tại tỉnh lỵ Châu Đốc” (*).


Tượng Phật Thích Ca trong bóng mát cây bồ đề



Đồng bằng Nam bộ vẫn còn nhiều kiến trúc cổ thanh lịch

Các kiến trúc này hầu hết đã được xây dựng hoặc phục hồi trong thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ 19-20). Mặt tiền thường theo phong cách Pháp và nội thất theo truyền thống Việt Nam và nó còn chứa đựng rất nhiều đồ cổ có giá trị nghệ thuật như tranh tường, tác phẩm điêu khắc, chạm trổ gỗ, đồ trang trí nội thất... 


Chùa Phước Hưng (Chùa Hương) (xây dựng khoảng 1838-1882), Sa Đéc, Đồng Tháp. 

It phô trương hơn so với ngôi chùa bề thế hàng xóm là chùa Bửu Quang, chùa Phước Hưng ở Sa Đéc, Đồng Tháp có mặt tiền nghiêm trang, với ngôi chính điện đơn giản và yên tịnh lại thêm vào một sân cây cảnh tươi mát ở giữa.



20 thg 8, 2012

Biển Hồ trà

Du khách đến thành phố Pleiku thường không quên viếng thăm Biển Hồ, một thắng cảnh được ví như đôi mắt Tây nguyên long lanh trên đỉnh cao. Thế nhưng có một Biển Hồ khác cũng rất thơ mộng lại ít được khách phương xa biết đến. Đó là Biển Hồ trà.

Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng còn được dân Pleiku gọi là Biển Hồ nước, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.

Vài dòng lịch sử

Từ năm 1919 - 1920, công ty P.I.T. (Plantation Indóchinoise des Thés) của Pháp đã khai khẩn vùng đất phía bắc Biển Hồ để trồng trà. Đây chính là đồn điền đầu tiên của người Pháp trên cao nguyên Pleiku. Sở Trà (cách gọi của người dân lúc đó) nằm trên bờ bắc Biển Hồ - cách hồ nước gần 2km. Công nhân đồn điền hầu hết là người miền Trung, sống quanh đó và lập thành làng Cỏ May.

Thuở ấy, vùng đất này còn là nơi sương lam chướng khí. Để tạo chốn nương tựa về tâm linh, những người công nhân Việt xin phép được lập chiếc am nhỏ dưới gốc đa cổ thụ ở lô chè số 13 - cách làng Cỏ May khoảng 1 km về phía đông - để cầu cúng. Am này được gọi là Sơn Hải Miếu hay Dinh Bà. Hiện trong am còn bức hoành phi đại tự bằng gỗ với 3 chữ lớn: "Niệm tại tư ", phần niên đại ghi: Long Thụy - Bính tý (tức là năm 1936). 


Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam - Phần 2

Đắm say với các kỳ quan của núi lửa

TTO - Một trong những “thành quả” nổi tiếng sau quá trình núi lửa phun trên khắp một “vành đai lửa” rộng lớn và suốt nhiều giai đoạn vận động tạo sơn cách nhau cả triệu năm, có lẽ là ghềnh Đá Đĩa ở tỉnh Phú Yên.

Ghềnh Đá Đĩa là một danh thắng đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Thắng cảnh quốc gia từ lâu. Khi dung nham tuôn chảy gặp không khí bên ngoài, dần dà đông kết lại thành hàng vạn hàng triệu cột bazan hình lục lăng, ngũ giác, lục giác nằm đều chằn chặn và cũng khá tùy hứng. Các nhà khoa học gọi đấy là “bazan dạng cột”. Đến ghềnh Đá Đĩa, bạn sẽ chiêm ngưỡng các cột đá nằm ngang dọc, xiên xẹo thành cả ngọn núi trước biển rất kỳ thú. 



Các cột đá bazan nằm ngang dọc, xiên chếch



Theo chân các ngọn núi lửa Việt Nam - Phần 1

Sau nhiều chuyến thám sát lẻ tẻ với mong muốn tha thiết về một tour du lịch tìm hiểu miệng núi lửa - các kiến tạo núi lửa tuyệt đẹp ở Việt Nam, vừa qua tôi đã “hướng đạo” cùng đoàn làm phim tài liệu khoa học của VTV2 (Đài truyền hình Việt Nam) thực hiện bộ phim dài tập về các kỳ quan mang tên núi lửa (dự kiến phát trong tháng 10-2009). Xin chia sẻ ghi nhận từ các chuyến đi. 

TTO - Với tôi, những ngọn núi lửa đang phun trào hoặc tạm ngủ yên luôn lãng mạn và gợi nhiều xúc cảm khám phá. Những miệng núi lửa, dấu tích núi lửa dọc dải đất Việt Nam còn là các ô cửa huyền diệu nhất để hiểu thêm lịch sử hình thành vùng đất mà nghìn đời cha ông ta và muôn đời con cháu tiếp sau đã, đang và sẽ sinh sống.


Các nhà khoa học trong và ngoài nước từ lâu đã chứng minh dọc dài nước Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây nguyên, núi lửa từng hoạt động dữ dội, trong nhiều đợt, ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nhiều tài liệu khoa học chính thống, cả trong tâm thức của đồng bào bản địa, đều có sự hiện diện của cái gọi là núi lửa.


19 thg 8, 2012

Chùa Hang. Có bao nhiêu chùa Hang?

Có lẽ chùa Hang là tên chùa xuất hiện nhiều nhất tại Việt Nam! Từ Bắc chí Nam đều có.

Dễ hiểu thôi, người tu hành thường tìm nơi vắng vẻ hẻo lánh để tu tập, nên thường đến các hang động. Các hang ấy trờ thành chùa, và vì thế nên gọi là chùa Hang.

Xem nào, từ Bắc vô Nam có không dưới chục ngôi chùa Hang (đó là chỉ xét những ngôi chùa khá lớn, được nhiều người biết.

1. Chùa Hang ở Thái Nguyên:


Chùa Hang là thắng cảnh thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chùa Hang cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 2 km về phía Tây Bắc, theo hướng quốc lộ 1B (tuyến Thái Nguyên - Lạng Sơn).


13 thg 8, 2012

Chùa Linh Ứng trên núi Sơn Trà

Tại thành phố Đà Nẵng, hiện có đến ba ngôi chùa cùng được gọi tên là chùa Linh Ứng, được xây dựng tại các khu du lịch Non nước, Bà Nà và bãi Bụt (Sơn Trà) và tất cả đều do thượng tọa Thích Thiện Nguyện chủ trì xây dựng. Chùa Linh ứng - Bãi bụt nằm trên đồi Linh Quy phía đông của bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, trên diện tích 20 héc ta, với địa hình một bên núi, một bên biển, chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Trong ảnh, từ chánh điện ra đến cổng chùa là một không gian rộng lớn được trưng bày nhiều cây cảnh.