26 thg 7, 2012

Khám phá dấu tích Pháp ở Ba Vì

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những huyền thoại linh thiêng về thánh thần, mà Ba Vì còn tồn tại một "kho" kiến trúc cổ thời Pháp bị vùi lấp trong cỏ cây, hoa lá, rêu phong.
Vẻ đẹp hoang sơ của khu tường rào quanh dinh đại tá

Cách trung tâm Hà Nội gần 70km, khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa nên cùng với Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì đã được người Pháp chọn để xây dựng thành khu nghỉ dưỡng vào đầu thập niên 1940. 70 năm đã trôi qua với bao thăng trầm của thời cuộc, bị những cuộc chiến tranh và thiên nhiên tàn phá dữ dội, nên các công trình của Pháp ở Ba Vì còn tồn tại đến ngày nay đều đã đổ nát, hoang sơ.
Đỉnh Ba Vì - nóc nhà của thủ đô Hà Nội với độ cao 1.296m so với mực nước biển, nơi có đền tượng thờ Thánh Tản Viên và đền thờ Bác Hồ - từ lâu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều bạn trẻ rất ưa thích hành trình chinh phục đỉnh Ba Vì với chiều dài 13km bằng xe máy trên những cung đường dốc cua, lượn, rợp bóng cây, róc rách tiếng suối reo…


Châu chấu rang ngày mùa

Hồi còn nhỏ, mỗi lần nghỉ hè cũng đúng vào mùa gặt, tôi thường được "cho về quê" với ngoại và món châu chấu rang ngày ấy giờ vẫn quấn quýt trong trí nhớ tôi như một món ăn “xa xỉ” của tuổi thơ.


Châu chấu lúa sau khi bắt ngoài đồng về được làm sạch, vặt hết cánh

Tôi còn nhớ mỗi lần đi gặt về, cầm mấy chai đựng đầy châu chấu sống còn nhảy lách tách, khuôn mặt ngoại rạng rỡ hẳn lên. Ngoại càng vui hơn khi thấy tôi rất háo hức và thích thú mỗi lần được thưởng thức món châu chấu rang đồng quê của ngoại.
Ở chốn thị thành, không được tung tăng trên những triền đê ngát thơm mùi lúa chín mỗi khi mùa gặt về, không được hít hà hương vị đậm đà của châu chấu rang thoang thoảng trong cơn gió ngày mùa mới thấy món châu chấu rang quả là món quà xa xỉ. Đến giờ, dù có đi nhiều nơi, ăn nhiều đặc sản các vùng miền nhưng mỗi lần đi ngang qua những cánh đồng lúa đang vụ gặt, tôi lại thấy nhớ dáng lom khom của ngoại cầm vợt hớt châu chấu và mùi vị của món châu chấu rang lá chanh của ngoại ngày nào.

Món ăn dân dã Cà Mau


Nằm ở vùng ven biển cực Nam đất nước ta, Cà Mau từng là vùng rừng thiêng nước độc, không người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17, vùng đất này đã được bàn tay con người khai hoang mở cõi, đã trở thành vùng đất trù phú, dồi dào sản vật địa phương mà những vùng đất khác không thể sánh bằng. 

Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.


Gỏi nhộng ong

Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.

25 thg 7, 2012

Đi chơi chợ Thụt


Theo thông lệ, đúng ngày 2-2 âm lịch hằng năm, bà con khắp nơi lại nô nức kéo nhau về thôn Thụt, xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) để dự “phiên chợ mỗi năm chỉ có một lần”.

Trong dòng người tấp nập ấy, những bộ váy, áo trang phục truyền thống của người Dao, người Tày, người Mông hòa quyện tạo nên một bức tranh quê mộc mạc và sinh động giữa miền sơn cước.



Các sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại chợ

Ông Khổng Xuân Lộc (thôn Niểu, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên), cán bộ lão thành năm nay đã gần 80 tuổi, kể: “Phiên chợ bắt nguồn từ hội ném còn dầu năm (dân tộc Tày gọi là lồng tồng), cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư an lạc. Ông nội tôi bảo khi ông lớn lên đã thấy có chợ Thụt rồi".

Thăm làng mộc An Thành


Chúng tôi về làng An Thành (xã Minh Đức, Mỹ Hào, Hưng Yên) trong một ngày đầu hạ. Khác với mường tượng ban đầu, một làng quê bình dị hiện lên trong tiếng chạm trổ lách cách, tiếng nói cười từ những xưởng mộc.


Chạm trổ hoa văn trên gỗ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ

Vùng đất Bắc nổi danh với những ngôi làng mộc hàng trăm năm tuổi. Nhiều cái tên làng quê đã đi vào công nghiệp hóa và được coi là thương hiệu lớn như làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hay Đông Giao (Hải Dương). Ít ai biết vùng đông bắc Hưng Yên cũng có làng An Thành - nơi được xem như một xưởng mộc tập thể, mỗi hộ gia đình là một khâu, một “nhịp” trước khi cho ra đời những sản phẩm đầy thần sắc.


23 thg 7, 2012

Huyền thoại Lôi long đao

Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ… 

Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.