Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 3, 2014

Vào Chợ Lớn tìm “chà thỏi”

Nói đến điểm tâm, người Sài Gòn nghĩ ngay đến những tiệm nước của người Hoa, tiếng Quảng Đông gọi là “chà thỏi”. Ngoài khu chợ cũ quận 1, nơi tập trung nhiều tiệm nước nhất chính là khu vực Chợ Lớn.
Theo dòng thời gian, điểm tâm Chợ Lớn liệu có còn hấp dẫn như xưa?

Một chà thỏi xưa ở Chợ Lớn thập niên 1960 - Ảnh: LIFE 

Một sáng chủ nhật cuối năm, theo chân cụ Từ gần 80 tuổi sống tại quận 11 đi “dẩm chà” (tức uống trà trong tiếng Quảng, nhưng còn có nghĩa là ăn điểm tâm) ở nhà hàng lẩu cá Thuận Kiều (190 Hồng Bàng, Q.5), chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Không cần nhìn thực đơn, cụ vẫn có thể gọi ra những món ngon nhất ở đây, thậm chí còn khuyên chúng tôi đừng gọi trà Phổ Nhĩ bông cúc như nhiều người hay gọi, mà nên chọn Thiết Quan Âm vì đó là loại trà ngon nhất của quán. Hóa ra cụ có thói quen đi dẩm chà từ trẻ, mấy chục năm vẫn không thay đổi. Tiệm nào mới mở, quán nào đông khách cụ lại đến. Vì là khách quen của nhiều tiệm nước nên hồi xưa cụ được ưu ái cho tô đặc biệt.

16 thg 7, 2013

Phá lấu

“Phá lấu” là tiếng Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) để chỉ một món ăn đặc trưng của họ. Từ lâu, món phá lấu trở nên quen thuộc với người Việt và được ưa chuộng đặc biệt với những người thích nhắm với rượu, bia hay ăn kèm bánh mì như một kiểu ăn nhanh, tiện lợi và ngon miệng không thua 'hamburger' của người Mỹ.

Thịt heo phá lấu. Ảnh: Phương Kiều 

Chuyện truyền khẩu kể rằng: Ngày xa xưa, người Tiều bị người Phúc Kiến (Trung Quốc) xua đuổi phải chạy xuống vùng đất Triều Châu định cư. Đó là vùng đất đai khô cằn, sỏi đá và có nhiều thú dữ.


13 thg 7, 2013

Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng

Chùa Ông Bổn - còn gọi là chùa A Côn, hay Hòa An hội quán - là một ngôi chùa cổ có tuổi đời trên 130 năm, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đây là một di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bàn thờ chính trong gian giữa chính điện. 


7 thg 3, 2013

Thăm chùa Ông đẹp nhất Trà Vinh

Trong 14 di tích lịch sử văn hóa được Bộ VH-TT& DL xếp hạng ở Trà Vinh, chùa Ông (còn gọi Phước Minh Cung) được coi là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và giàu ấn tượng nghệ thuật nhất vùng đất này. 


Mặt tiền chùa Ông Trà Vinh - Ảnh: travinh.gov.vn

25 thg 2, 2013

Tản mạn nơi Điện Ngọc Hoàng

Điện Ngọc Hoàng ở nơi nao?

Điện Ngọc Hoàng không phải ở trên trời, mà ở tại... số 73, đường Mai thị Lựu, phường Đa Kao, TP. Hồ Chí Minh. Dân Sài Gòn gọi đây là chùa Ngọc Hoàng.

Mặt trước điện Ngọc Hoàng

Thật ra đây đâu phải là chùa! Vì chùa thì phải thờ Phật, mà nơi đây thờ... Ngọc Hoàng thượng đế cùng các thần tiên của ông ta. Và chính người Hoa, những người dựng xây nên nơi này đã gọi tên là Điện Ngọc Hoàng! (nếu gọi là đạo thì nơi đây nhuốm mùi đạo Lão hơn là đạo Phật).

10 thg 1, 2013

Di tích cổ ở Sa Đéc

Từ TPHCM về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua khỏi cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, rẽ trái chừng 15km sẽ đến thị xã Sa Đéc. Trước năm 1975, đây là thủ phủ của một tỉnh cùng tên, sau đó trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1994, trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp chuyển sang Cao Lãnh.



Kiến An cung, còn gọi là chùa Ông Quách. Ảnh: Hoàng Thám

Dù chỉ là một thị xã nhỏ nằm bên bờ Sa giang nhưng có lịch sử hình thành khá lâu đời nên Sa Đéc có rất nhiều đình chùa, nhà cổ, làng nghề nổi tiếng. Kiến An cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã do những người Hoa từ tỉnh Phúc Kiến di cư sống tại Sa Đéc xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) và khánh thành vào mùa thu Đinh Mùi (1927).


2 thg 2, 2012

Tản mạn bên... bệnh viện Từ Dũ

Ngồi uống cafe cạnh bệnh viện Từ Dũ, để giết thời giờ, Hai Ẩu đố Bùm:

Bệnh viện Từ Dũ

Đố con giữa bệnh viện Từ Dũ và Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM có gì liên quan với nhau?

Bùm trả lời: Bệnh viên Từ Dũ là nơi người ta vô đẻ con, Bảo tàng Mỹ thuật là nơi họa sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật!

27 thg 4, 2011

Người đến từ Triều Châu

Đó là tên một bộ phim truyền hình, cũng là một bài nhạc Hoa nổi tiếng mà chắc là nhiều bạn đã nghe qua.

Trước khi đọc nội dung bài này bạn hãy nghe bài hát ấy để thư giãn nhé


Người đến từ Triều Châu
Trình bày: 
Trường Vũ.


Ở Việt Nam có một nơi rất nhiều người Triều Châu, nhiều đến nỗi được thể hiện qua ca dao:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Đúng rồi, đó là xứ Bạc Liêu.

21 thg 3, 2011

Quán cà phê cây đa chùa bảo tàng hội quán

Thật ra quán cà phê không có tên.

Ở chỗ giao nhau giữa đường Võ thị Sáu và Cách mạng tháng Tám, Biên Hòa có một ngôi chùa của người Hoa dựa lưng ra bờ sông. Ngày Giải phóng, Nhà nước "mượn" ngôi chùa này làm Nhà Bảo tàng. Nhà Bảo tàng "mượn" sân sau chùa làm nơi bán cà phê.

Ở sau chùa, ngay mép sông có một cây đa thật to, nên người ta gọi là cà phê cây đa.

Nơi đó là nơi tôi và các bạn thường ra uống cà phê. Yên tĩnh. Ngắm sông lặng lờ trôi. Ngắm mấy chú bé mình trần trùng trục đu rể đa toòng teng và nhảy ùm xuống sông. Ngắm mấy chú chuột thập thò nơi gốc đa.

Có vẻ như nơi đây là chỗ tụ tập của những người trẻ có, già có thuộc lớp "trí thức bất đắc chí". Thời đó mà, đầu những năm 1980, những người mới tốt nghiệp đại học như tôi chẳng biết phải làm gì. Ra đó ngồi miên man tâm sự với những bạn đồng lứa. Rồi lân la làm quen với các bậc đàn anh, cha chú đang trăn trở suy tư.

Và ra đó uống cà phê còn vì nó rẻ tiền... Không nhớ bao nhiêu tiền 1 ly cà phê đen, hình như 5 đồng hay 3 đồng gì đó!



Photobucket
Từ "cà phê cây đa" nhìn ra sông Đồng Nai



9 thg 3, 2011

Ngôi cổ miếu chứng kiến sự ra đời của 2 thành phố

Sài Gòn và Biên Hòa được thành lập cách nay hơn ba trăm năm, từ nằm 1698.

Trước đó, vào năm 1684 - 14 năm trước khi Sài Gòn và Biên Hòa ra đời - có một ngôi miếu được dựng nên ở cù lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai.



Photobucket
Bên ngoài chùa Ông


Sử sách ghi lại rằng năm 1679, Trần Thượng Xuyên và 3.000 người Hoa đến gặp chúa Nguyễn, xin làm "dân mọn nước Nam" (Gia định thành thông chí). Triều đình chuẩn y và lệnh cho đến đất Nông Nại (Đồng Nai) khai phá đất đai.


Đến đây, cộng đồng người Hoa gồm 7 phủ: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba cùng góp công tạo dựng một ngôi miếu thờ Quan Công, gọi là miếu Quan Đế hay Thất phủ cổ miếu. tại Cù lao Phố vào năm 1684.