Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 1, 2023

Vào Bidoup - Núi Bà tìm thông nghìn năm

Thông trăm tuổi đã khó kiếm nhưng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có cả thông 1.200 tuổi. Không dễ để chạm được vào cây thông nghìn năm quý giá ấy.

Cây thông 1.200 tuổi ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà - Ảnh: M.V.

Ngày Tết khi đến Đà Lạt, nếu phố xá đông đúc quá, du khách hãy vào Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà để đi tìm những cây thông nghìn năm. Cổng vườn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km.

Để tìm đến được cây thông ấy phải đến được nơi rất cao gọi là Cổng trời. Nơi đây có hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt có một cây thông hai lá cổ thụ khoảng 1.200 năm tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, thông hai lá cổ thụ ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong những loài có bộ gene không biến đổi nhiều so với chính nó từ thời khủng long.

13 thg 1, 2023

Rừng phong hương đổi màu dịp cuối năm

Du khách khi tới lễ chùa Thanh Mai vào những ngày tháng chạp sẽ được chiêm ngưỡng rừng phong hương màu vàng và đỏ.


Chùa Thanh Mai là một ngôi chùa tọa lạc trên độ cao khoảng 200 m trên đỉnh ngọn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban của ba tỉnh Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh, thuộc cánh cung dãy Đông Triều). Chùa thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được Thiền sư Pháp Loa - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng năm 1329 và được tôn tạo xây mới lại năm 2005.

12 thg 1, 2023

Vườn quýt hồng trĩu quả ở ngoại ô Đà Lạt

Vườn quýt hồng khiến du khách thích thú khi tham quan, chụp ảnh và thưởng thức quả tại huyện Đơn Dương.

Đà Lạt mùa này ngoài thời tiết khô ráo, hoa nở khắp nơi, còn là mùa quýt trĩu quả, đặc biệt ở ngoại ô thuộc xã Pró, huyện Đơn Dương, cách thành phố Đà Lạt chừng 30 km.

8 thg 1, 2023

Mùa su nụ

Đến núi Cấm (tỉnh An Giang) những ngày đầu năm 2023, du khách dễ dàng cảm nhận không khí rộn ràng lạ thường, bởi bà con vùng biên giới phía Tây Nam Tổ quốc đang tất bật bước vào cao điểm thu hoạch su nụ...

7 thg 1, 2023

Độc đáo "cây cô đơn" 250 năm tuổi, 5 người ôm không xuể ở Hà Giang

Đây là một trong những cây cô đơn đẹp nhất Việt Nam bởi có tuổi đời khoảng 250 năm, mọc ở ven núi đá thuộc Công viên Địa chất toàn cầu.

Cây cô đơn là một cây nghiến cao khoảng 40m, thân cây rộng tới 5 người ôm, tán lá sum suê. Cây nằm ven quốc lộ 4C đoạn qua xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Con đường này một bên là núi đá, một bên là vực sâu.

Dáng cây nghiêng nghiêng, hơi ngả về phía vực. Phần gốc cây còn có một hốc nhỏ được hình thành một cách tự nhiên. Những người bán hàng quanh đây đã tận dụng chiếc hốc này để chứa đồ đạc. 

Cây nghiến cô đơn lừng lững giữa đất trời Hà Giang.

14 thg 10, 2022

Sắc màu đủng đỉnh

Tôi ngỡ ngàng lạc vào mảnh vườn nhỏ ở thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), nơi có hàng chục cây đủng đỉnh (còn gọi cây đùng đình, cây móc) vươn mình. Loại cây này chẳng cao sang, chẳng hiếm lạ gì, nhưng chất chứa sắc màu của ký ức miền quê.


Thoạt nhìn, đủng đỉnh giống hệt cây cau, thẳng tắp trong gió. Chỉ khác, chúng trĩu nặng trái đủng đỉnh dọc theo thân. Trước đây, đủng đỉnh mọc hoang ở mọi nơi, như cây cỏ dại mà tồn tại quen mắt với con người. Chúng chứng kiến biết bao thăng trầm của cuộc sống.

3 thg 10, 2022

Huyền thoại đa làng

Có một cái gì đó thôi thúc tôi viết về “những hồn quê linh thiêng” của làng quê tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, đã từng chứng kiến, đã “sống” với “những hồn quê” đó. Bởi tôi nghĩ, nếu không ghi lại , “những hồn quê” đó sẽ ngày càng mai một , dần xa trong trí nhớ những người con của làng…

Thế là tôi bắt đầu chuyện về cây đa làng tôi.

Ngày trước, Vĩnh Tuy quê tôi là một làng quê thanh bình, thơ mộng, được xem là làng quê mang nhiều nét đặc trưng của hồn quê Việt Nam, với “cây đa, bến nước, sân đình” mà trong ký ức tuổi thơ của tôi, mỗi chiều về tiếng chuông chùa Văn Sơn thong thả buông ngân như được cất lên từ mái đình cong cong, từ những chiếc lá của cây đa làng sừng sững nằm cách ngôi chùa không xa… Thế mà, những “vật thể hồn quê” ấy, theo thăng trầm của thời gian, lần lượt cùng nhau đi vào dĩ vãng xa xăm đã hàng thập kỉ, như chưa bao giờ đã tồn tại trên mảnh đất làng Vĩnh thân yêu của tôi.

Cây đa làng Trụ Thạch (Lý Thành, Yên Thành). Ảnh minh hoạ, tư liệu Báo Nghệ An.

27 thg 9, 2022

Mùa trám đen ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, người dân “thủ phủ” trám đen ở xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) lại tất bật vào mùa thu hoạch. Năm nay trám được giá nên người dân rất phấn khởi.


Xã Sơn Ninh được xem là “thủ phủ” trám đen, bởi nơi đây có hàng trăm hộ trồng trám, với số lượng từ 10 - 40 cây trong vườn. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.

Hồng không hạt - sản vật trên cao nguyên đá

Hồng không hạt Quản Bạ giòn, vị ngọt đậm, nhiều bột mịn và có mùi thơm đặc biệt, đang được phát triển nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Loại quả này từ lâu đã được nhiều người biết đến là đặc sản thơm ngon, gắn liền với con người và vùng đất Hà Giang, mang hương vị tươi mát của núi rừng. Khác với hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y... trồng từ lâu đời.

Hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được trồng lâu đời. Ảnh: HTX Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

16 thg 9, 2022

Như bóng cây kơ nia

Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!

Cây kơ nia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

6 thg 9, 2022

Sơn La vào mùa táo mèo

Mùa thu về cũng là lúc những quả táo mèo chín trĩu cành ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La níu chân du khách.


Trần Thương (Hà Nội) làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin có niềm đam mê nhiếp ảnh và du lịch. Anh cho biết thu là mùa đẹp nhất và cũng là mùa thu hoạch của các loại cây trồng trong năm. Mùa thu đến vùng cao ở bản Nậm Nghiệp (Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La), bạn sẽ thích thú khi những quả táo mèo (còn gọi quả sơn tra) chín trĩu cành.

17 thg 8, 2022

Thảo quả – sản vật quý của núi rừng Hà Giang

Chắc hẳn bất cứ ai đã đọc qua tác phẩm "Mùa thảo quả" của nhà văn Ma Văn Kháng đều có thể mường tượng và ghi dấu trong lòng hình ảnh những trái thảo quả chín nục, tỏa hương ngào ngạt trên các chiền núi Đản Khao. Người ta nói, chả có thứ quả nào trên đời khi chín lại có hương thơm ngây ngất, lạ kỳ như thế cũng chính vì lý do này, mà ngày qua tháng lại Thảo quả được ví như viên ngọc quý của núi rừng Tây Bắc, đặc biệt khi mà ta có dịp đặt chân tới Hà Giang.


Được biết, thảo quả là một loài cây thuộc họ gừng vừa được dùng làm thuốc lại có thể chế thành gia vị nêm nếm cho những món ăn. Số lượng thảo quả phân bố không nhiều, hiện tại chỉ còn tại một số vùng rừng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Hà Giang và phía Tây Bắc nước ta. Sau khi đủ chín, chúng được thu hoạch và phơi hoặc sấy khô để cất trữ lâu dài. Tại Hà Giang, chỉ một vài địa điểm có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp mới có thể giúp chúng sinh sôi, phát triển như Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván thuộc huyện Quản Bạ; xã Cao Bồ Lao Chải, Xín Chải thuộc huyện Vị Xuyên.

16 thg 8, 2022

Trám xanh - món quà của mùa hè

Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.

Trám xanh - món quà miền rừng núi

Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.

15 thg 8, 2022

Chanh leo Cao Bằng - thực phẩm bổ dưỡng

Đến với miền Non nước Cao Bằng vào dịp hè, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, tiêu biểu có thể kể đến là các món ăn, đồ uống mang hương vị từ quả chanh leo. Chanh leo Cao Bằng với vị thanh, mát lại giàu dưỡng chất chắc chắn sẽ làm xiêu lòng thực khách.

Chanh leo (còn gọi là chanh dây) là loại cây được trồng chủ yếu ở các huyện: Trùng Khánh, Thạch An, Quảng Hòa theo Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030. Việc thực hiện Đề án nhằm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để sản xuất; xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, hữu cơ. Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây chanh leo phát triển tốt, sau 4 tháng đã cho thu hoạch lứa quả đầu. Thời vụ thu hoạch kéo dài trong khoảng 2 tháng, sau 3 năm mới phải trồng lại.

Vườn chanh leo đang ra trái

Quả mác mật - quà miền núi

Quả mác mật - ngay từ chính cái tên đã toát lên bao sự ngọt ngào, hấp dẫn. Đây là loại trái cây đặc trưng của miền núi cao nói chung trong đó có tỉnh Cao Bằng.


Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

12 thg 8, 2022

Mùa hồng quân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn

Hồng quân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn được trồng xen dưới tán rừng, không cần chăm sóc, khi chín màu đỏ, ngọt, thơm, vò kỹ trước khi ăn sẽ giảm vị chát.

Một ngày tháng 8, dọc theo tuyến đường lên đỉnh Thiên Cấm Sơn (núi Cấm, cao 700 m), những cây hồng quân mọc ven đường bắt đầu cho trái chín. Cây tán càng to càng nhiều trái - mọc từng chùm, lúc lỉu trên cành nhìn rất đã mắt. Mới đầu vụ nên trái trên cây đa phần màu xanh, một ít chuyển màu đỏ nhạt.

Sáu cây hồng quân hơn 20 năm tuổi của bà Nguyễn Thị Đoan (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) bắt đầu chín khoảng một tuần nay. Cây mọc chen dưới chân những tảng đá to, thân cao khoảng năm mét, nghiêng theo triền dốc để hứng được nhiều ánh sáng.

Cây hồng quân nhà bà Nguyễn Thị Đoan bắt đầu chín. Ảnh: Ngọc Tài

9 thg 8, 2022

Nồng nàn hương thị

Năm nào cũng vậy, khoảng giữa tháng 6 (âm lịch), nếu có dịp đến vùng Bảy Núi, bên cạnh rất nhiều loại đặc sản, mọi người sẽ được thưởng thức thêm một loại trái cây mang hương vị đặc biệt của núi rừng - trái thị. Có lẽ, vì cây thị chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế như những cây trồng khác nên hiếm người trồng, người bán. Người tìm mua trái thị đa phần là để tìm về miền ký ức, với hương thơm như làm dịu cả đất trời.

Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.

14 thg 7, 2022

Thương hoài vị cà na

Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.


Cà na là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng sông nước. Cây cà na ra hoa trắng, phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình bầu dục, dài cỡ 2 lóng tay, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường được người dân trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ và hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, bón ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Cà na là món ăn dân dã với nhiều cách chế biến, như: Cà na đập, cà na ngào đường hay đơn giản cà na chấm muối ớt... Riêng, món mứt cà na hơi kỳ công một chút, nhất là phải nắm vững kỹ thuật sên mứt để không bị lợi đường.

14 thg 6, 2022

Cây điệp phèo heo

 Điệp - nghe cái tên là đã thấy nên thơ rồi. Điệp, cũng như phượng, là những cây trong sân trường gắn với mùa hè buồn man mác. Điệp, là cánh bướm trong chuyện tình Lan và Điệp, hay trong khúc ca Uyên ương hồ điệp mộng.

Thế nhưng dân gian vốn thiệt thà, nghĩ sao nói vậy. Tỷ như cây lá mơ lá có mùi thúi hoắc thì kêu là cây thúi địt, cây diệp hạ châu chó mẹ thường tìm ăn sau khi sanh nên kêu là cây chó đẻ, cây lan hoàng hậu có lá hình móng bò nên kêu là cây móng bò...

Tương tự như vậy, có một giống cây điệp thường được trồng làm cảnh trên đường phố, thay vì đặt tên đẹp đẹp nên thơ thì tỉnh bơ kêu bằng tên điệp phèo heo.

Một cây điệp phèo heo khoảng 3 năm tuổi. Ảnh: Wikipedia

5 thg 6, 2022

Cổ thụ “bạch tuộc khổng lồ” giữa Sài Gòn

Với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ, cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái