Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 1, 2023

Ca trù – di sản "thính phòng" của người Việt

Từ chỗ đứng trước nguy cơ bị mai một, sau 13 năm kể từ ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để khẳng định sức sống mạnh mẽ của mình. Đến nay, nghệ thuật Ca trù truyền thống đặc biệt này đã được hồi sinh mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm đặc biệt cả giới trẻ và số lượng các câu lạc bộ ca trù cũng ngày một nhiều hơn.


Dấu ấn bác học của Ca trù

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lí sống của người Việt.

Cho đến nay chưa ai biết chính xác Ca trù có từ bao giờ, chỉ biết nó bắt đầu thịnh hành từ thế kỉ 15. Trước đây, nghệ thuật Ca trù gắn liền với hoạt động của các giáo phường, một tổ chức hành nghề mang tính chuyên biệt của những người hành nghề ca hát, và thường diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán. Nghệ thuật ca trù không những đóng góp vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã, của giới trí thức mà còn góp phần vào các hoạt động lễ tiết của nhà nước phong kiến trong việc đón tiếp ngoại giao.

13 thg 12, 2022

Khám phá “vườn bách thú” trên những viên gạch trăm tuổi Việt Nam

Các loài động vật là một mảng đề tài đặc sắc của nghệ thuật cổ Việt Nam. Cùng khám phá điều này qua những viên gạch tuổi đời nhiều thế kỷ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Gạch trang trí hình hổ thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14.

29 thg 11, 2022

Những tên quận/huyện dài thoòng và ngắn ngủn

Trong 3 cấp của phân cấp hành chính tại Việt Nam, gồm Tỉnh - Huyện - Xã, thì cấp Huyện là... lung tung nhất. Hiện nay cấp này bao gồm: Quận, huyện, thị xã và thành phố, trong đó thành phố lại bao gồm 2 loại là thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (như TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh).

Hiện nay, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 527 huyện, 46 quận, 81 thành phố thuộc tỉnh, 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và 50  thị xã. Việc tìm ra cái tên dài nhứt và ngắn nhứt trong 705 cái tên này khá đơn giản so với việc tìm trong hơn 10.000 cái tên phường xã, nhưng đã làm thống kê đến xã phường thì làm luôn thống kê đến quận huyện cho đù bộ.

21 thg 11, 2022

Những tên xã phường dài thoòng

Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:

  • Cấp tỉnh: Bao gồm Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp huyện: Bao gồm Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp xã: Bao gồm Xã/Phường/Thị trấn.
Dữ liệu về đơn vị hành chính cả nước luôn biến động với việc tách nhập, thay đổi địa giới, thay đổi tên các đơn vị hành chính, trong đó thay đổi nhanh nhất là cấp xã. Do vậy các thống kê chỉ mang tính chính xác theo thời điểm.

20 thg 11, 2022

Những tên xã phường ngắn ngủn


Tui đọc cái tựa bài bỗng dưng thấy... ngộ ngộ, đã là thị trấn Chờ thì cứ... chờ đi chớ có gì mà gấp gáp. Rồi nhớ rằng ở Pleiku cũng có một xã có cái tên ngắn ngủn: xã Gào.

12 thg 11, 2022

Sữa đậu nành đến xứ Việt từ khi nào?

Đậu nành được người Trung Hoa và Nhật Bản dùng làm món đậu hũ (đậu phụ) từ rất lâu. Người Việt cũng rất quen thuộc với món ăn này. Nhưng sữa đậu nành, một chế phẩm khác cũng từ đậu nành từ bao giờ xuất hiện ở xứ ta?

Thật may mắn, khi đọc báo Đông Thinh số ra ngày 31.8.1942, mới thấy được câu trả lời cặn kẽ: theo tác giả bài báo “Thỉ tổ sữa đậu nành”, người đầu tiên khuyến khích người Việt dùng sữa đậu nành không phải từ người Hoa sống tại Việt Nam như người ta thường nghĩ mà là một người Pháp làm việc cho chính quyền thuộc địa. Sữa đậu nành đã có mặt tại xứ Việt từ năm 1914.

Ngày nay sữa đậu nành là thức uống thông thường, bán trên lề đường và trong quán giải khát bình dân. Ảnh: TL

16 thg 9, 2022

Như bóng cây kơ nia

Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!

Cây kơ nia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

6 thg 9, 2022

Hôm qua em đi chùa... Hang, hoa cỏ vậy mà hơi... sang!

Trước khi nói chuyện "Hôm qua em đi chùa... Hang", ta cùng nghe bài Em đi chùa Hương (nhạc Trung Đức, phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp) để thư giãn nghen.

Thiệt ra nói đi chùa Hương là đi chùa Hang cũng... chấp nhận được, bởi vì hành trình đến chùa Hương cũng sẽ đến động Hương Tích, nơi được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động. Ngoài ra dọc suối Yến có rất nhiều chùa, trong đó không ít chùa nằm trong hang.

Tuy vậy, người ta không gọi chùa Hương là chùa Hang, mà gọi là chùa Hương (chùa ở vùng Hương Sơn) hay chùa Thiên Trù (tên chữ của chùa, nghĩa là bếp trời). Thôi, không kể đến chùa Hương thì khắp đất nước ta, từ Bắc chí Nam cũng đã có vô số ngôi chùa mang tên Chùa Hang rồi!

4 thg 9, 2022

Đọc Trường Cao Phong trên Hương Quê

Một trang bìa tạp chí Hương Quê

Hương Quê là một tạp chí khuyến nông của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, được phát miễn phí cho nông dân trước 1975. Bên cạnh các bài viết hướng dẫn người nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạp chí còn có các truyện ngắn, phóng sự đậm nét thôn quê Nam bộ. Hai cây viết trụ cột cho mảng bài viết này là Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, mà hiện nay các truyện ngắn của hai ông đăng trên Hương Quê đã được NXB Trẻ tập hợp lại và in thành sách. Một tên tuổi khác cũng có những bài viết đặc sắc trên Hương Quê nhưng ít được nhắc đến hơn, đó là Trường Cao Phong. Các bài viết của ông thường là ký sự, phóng sự về miền quê Nam bộ.

Bữa nay, nhân việc gia đình vừa có đám tang, ngồi buồn lật lại báo cũ tui đọc được bài Đám tang nông thôn của Trường Cao Phong, đăng trên Hương Quê số 67. Thấy hay quá, tui xin đăng lại tại đây cho mọi người cùng đọc và để nhớ lại một tên tuổi ngày xưa. 

3 thg 9, 2022

Thân thương bếp củi

Bây giờ ở phố, nấu ăn đã có bếp gas, bếp điện, nhưng lâu lâu có thời gian, hay nấu những món ăn gì đó đặc trưng của quê hương thì chị vẫn dùng bếp củi. Nhìn chị chụm củi, ngửi mùi khói bếp cay cay, tôi lại thương dáng má lui cui bên bếp củi nơi quê nhà.

Mỗi lần ngửi mùi khói bếp cay cay lại nhớ thương bếp củi của mẹ nơi quê nhà. Ảnh: SC

Cả anh và chị đều là con nhà nông, nên ai cũng quen với bếp củi. Xa quê, nên nhiều lúc nhớ quay quắt mùi khói bếp, nhớ những món ăn quen thuộc ở quê, nên cứ muốn được nấu bếp củi- chị nói.

22 thg 8, 2022

30 cảnh đẹp ở Gia Định thành

Đến Hà Tiên, người ta thường nhắc Hà Tiên thập cảnh, tức 10 cảnh đẹp Hà Tiên được mô tả trong tập thơ Hà Tiên thập vịnh, do Mạc Thiên Tứ  Tao đàn Chiêu Anh Các cho ra đời từ đầu thế kỷ 18.

Nếu Mạc Thiên Tứ có Hà Tiên thập vịnh thì Trịnh Hoài Đức cũng có Gia Định tam thập cảnh, tả 30 cảnh đẹp của Gia Định. Xin nói rõ rằng ở thời điểm Trịnh Hoài Đức sáng tác 30 bài này Gia Định là Gia Định Thành, chỉ toàn bộ vùng đất Nam bộ. Gia Định thành từ năm 1808 gồm 5 trấn là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên - tức là bao gồm luôn cả Hà Tiên. Cả vùng Nam bộ như vậy thì tuyển chọn và vịnh 30 cảnh đẹp đâu phải là nhiều so với 10 cảnh Hà Tiên, héng?

Mộ cụ Trịnh Hoài Đức tại Biên Hòa. Ảnh: Lê Nguyễn.

12 thg 7, 2022

Lục lạc đồng của các dân tộc trên dải Trường Sơn

Lục lạc là vật dụng được con người chế tác và sử dụng từ rất lâu đời. Nó được làm bằng đồng, chì, sắt...nhưng phổ biến nhất là bằng đồng.

Lục lạc có một số hình dạng khác nhau, có cái hình tròn, hình quả bầu, có loại giống chiếc chuông hay cái loa. Mỗi chiếc lục lạc bao giờ cũng có phần đầu và phần đuôi. Phần đuôi thường được khoét lỗ để xâu chúng lại thành chuỗi hạt lục lạc hoặc phối hợp với các loại trang sức khác như cườm để đeo hoặc gắn trên quần áo, đồ dùng. Loại lục lạc to còn được đồng bào xỏ thêm chiếc vòng để đeo hoặc để cầm. Trên giữa đầu chiếc lục lạc có một khe hở rộng, chia đều đầu lục lạc ra hai bên giống như cái mồm cá. Trên thân lục lạc có trang trí điểm xuyết một số hoa văn, hoạ tiết. Bên trong lục lạc thường gắn một thanh nhỏ hay những viên rời để khi rung hoặc cử động, những vật này chạm vào thành lục lạc hay chạm vào nhau, nhờ cộng hưởng phát ra âm thanh.

Người đàn ông Cor (đầu tiên bên trái) đeo lục lạc đồng để đấu chiêng đôi.

10 thg 7, 2022

Chợ Việt xưa nay: Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có.

Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền.

Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ.

Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch…

Chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn)

8 thg 7, 2022

Chợ “chạy” miền rừng miệt biển: Cái nghề… vi vu, tự do, tự tại

Gập ghềnh nắng mưa mua bán đủ mặt hàng giữa hai miền ngược xuôi. Kiếm miếng cơm nuôi con bằng nghề chợ "chạy" chẳng dễ dàng. Họ lại thấy cái nghề… vi vu, tự do, tự tại.

Tranh thủ bữa mưa, mới có dịp ngồi cà kê với ông Thoang. Ông áp sáu mươi, một vợ, bốn con. Vùng quê Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên) của ông vốn nổi tiếng làm lúa, ăn thịt chuột, đi Nam bán vé số.

"Tui làm chợ "chạy" hơn hai chục năm nay", ông Thoang hồn hậu.

Chợ "chạy" của ông là: Dậy từ 3 giờ sáng, xuống phố Tuy Hòa lấy hàng chở ngược lên miền núi bán dạo, rồi mua hàng xuống miệt xuôi bán lại. Chuyến lên của ông thường là đồ biển (cá, tôm, mực… cả tươi lẫn khô), gia vị, các loại mắm, vài thứ rau, đồ tạp hóa. Ông cười: "Nói chung, chở đủ thứ lên núi. Cung ứng tận tay theo yêu cầu mà! Như mùa khai giảng, bà con cần mua cho con sách, vở, bút, tẩy, khăn quàng đỏ, áo quần,… thì có luôn. Chạy xe máy nên tui chỉ không cung ứng được… tủ lạnh mà thôi! Mà nghề này cũng phải học từng bước mới rành rẽ được…".

Xe tải nhỏ lưu động bán dừa tươi tại Tây Hòa (Phú Yên). Ảnh: Đào Đức Tuấn

Chợ Việt xưa nay: Đi chợ các miền thập kỷ 90

Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Bắc Giang, 1992.

Từ Hà Giang - Cao Bằng - Điện Biên - Lào Cai - Lạng Sơn - Bắc Giang đến Hà Nội - Quảng Bình - Hội An - Phan Thiết - TP.HCM… những cảnh sắc chợ dân dã gắn chặt với đời sống người dân từ vùng hẻo lánh đến vùng ven đô thị qua góc ảnh chắt lọc, bình dị, mỗi khuôn hình của Dương Minh Long gợi mở những không gian ký ức… Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Chợ Việt xưa nay: Chợ ở Việt Nam

Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau...

Ở thành phố chợ đông đến tận khuya. Ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh hay chiều tối thường gọi là “chợ mai” hay “chợ chiều”. Rồi chợ “phiên” miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại.

Ðến chợ du khách sẽ đắm mình trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút gì đó lộn xộn, ồn ào nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nhìn nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Mắt nhìn no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...

29 thg 6, 2022

Cận cảnh những báu vật vô giá từ xác tàu cổ ở Việt Nam

Trong những thập niên qua, nhiều xác tàu cổ có niên đại hàng thế kỷ chứa lượng cổ vật khổng lồ đã được phát hiện tại các vùng biển khác nhau của Việt Nam...

Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, khai quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Hiện vật được trưng bày tại một triển lãm chuyên đề ở Hà Nội.

Cận cảnh thạp gốm “hổ gặm đuôi ngựa” cực độc thời Trần

Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp gốm muốn truyền tải.

Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

19 thg 6, 2022

Lan man chuyện rùa

Rùa ở chùa Lá Sen

Ở chùa Lá Sen (tức chùa Phước Kiển ở Hòa Tân, Châu Thành, Đồng Tháp) có câu chuyện thú vị về cụ rùa già và hạc. Tại chùa có một cụ rùa đến sống từ năm 1948, người ta kể rằng cụ thường nằm nghe kinh (lời kể vậy thôi, chớ cụ rùa nằm im lìm trong chùa có phải để nghe kinh không thì... có Trời mà biết).

Năm 1999 sư trụ trì có mua một con hạc để phóng sinh, nhưng hạc không chịu bay đi mà ở lại trong chùa. Tại chùa, hạc đứng trên lưng cụ rùa nói trên y như các biểu tượng mà ta thường thấy ở các đình chùa, và người ta ùn ùn kéo tới để chụp hình. Tiếc rằng chỉ một thời gian sau hạc bay đi mất.

Cụ rùa thì vẫn ở lại và mất tại chùa năm 2002, nghĩa là đã "tu" tại đây hơn nửa thế kỷ. Thầy trụ trì tiếc thương nên ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 – 29/7/2002.

Những cụ rùa già hiện nay ở chùa. Người ta quấn dây quanh mai rùa để khách thập phương tiện... giắt tiền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Loạt bảo vật bằng đồng cực quý của vương quốc Chăm Pa

Tượng Phật Đồng Dương, tượng nữ thần Tara và tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn là ba cổ vật Chăm Pa bằng đồng cực quý, được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.

1. Được bảo quản và trưng bày ở Bào tàng Lịch sử TP HCM, Bảo vật quốc gia - tượng Phật Đồng Dương được nhà khảo cổ học Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).