Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 1, 2013

Bún cá Nam Định


Bún cá Nam Định. Ảnh: Ngọc Trâm 

Người phương xa từng có dịp thưởng thức món bún cá thành Nam, hẳn không thể quên được khu phố Hoàng Văn Thụ, thành phố Nam Định - con phố dài chưa đầy một cây số có đến bốn, năm hàng bún cá ngon tuyệt, mà nổi tiếng nhất là hàng bún cá ngay phía sau chợ hoa quả Lý Thường Kiệt.


Bát (tô) bún cá Nam Định thoạt nhìn tưởng chừng rất đơn giản, nhưng thực ra lại vô cùng cầu kỳ, phức tạp. Để có được miếng cá vừa giòn, vừa thơm ngon, vàng ngậy, chủ quán phải lựa chọn cá rất kỹ. Cá phải là cá trắm cỏ, được nuôi tự nhiên (chủ yếu ăn cỏ, rong rêu và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá…) thì thịt cá mới chắc, thơm, khi rán (chiên) không bị vỡ, nát, lại giòn tan, thậm chí có thể ăn được cả xương.

Khám phá Xuân Thủy

Con đường nhỏ uốn mình trên đê cuốn theo vị mặn của gió biển như người dẫn đường đưa chúng tôi đến với vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Bất chợt vang lên những tiếng đập cánh, một đàn cò bợ lao về phía rặng sú gần đó khi tiếng động cơ xe máy của chúng tôi phá vỡ không gian yên tĩnh của làng quê... 


Hai bên sông Vọp là những rặng sú mọc xanh ngắt - Ảnh: Lam Thanh

Tấm biển “Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng” hiện ra trước mắt chúng tôi. Chiều muộn, từng đàn chim lạ chúng tôi chưa nhìn thấy bao giờ cùng những bầy cò, vịt trời... bay về tổ trên những rặng sú, khóm trang... tạo nên một bức tranh sinh động phản chiếu trên mặt nước yên bình. Hàng ngàn tiếng kêu của các loài chim tạo thành một sóng âm lớn khiến Xuân Thủy như sân khấu của một khúc hòa tấu lạ thường.

Lộng lẫy thánh đường miền Bùi Chu


Những nóc chuông vút cao trên nền trời xanh thẳm hay soi mình bên dòng sông, những mái vòm không thua kém gì những thánh đường cổ kính Âu Châu... 

Có lẽ ít có nơi nào trên đất nước Việt Nam mà các thánh đường công giáo lại tập trung với mật độ dày đặc như ở Nam Định, Thái Bình. Các nhà thờ chỉ cách nhau chừng từ 100 - 200 m, đứng ở nhà thờ này bạn đã có thể nhìn thấy 4, 5 nhà thờ ở xung quanh.


Một tour khám phá các nhà thờ không làm bạn mất nhiều thời gian và công sức ngược lại sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng trước sự kiêu sa, lộng lẫy của nhiều thánh đường.



Cổ Lễ, ngôi chùa mang dáng dấp thánh đường

Thành phố Nam Định qua cầu Treo khoảng 15km là đến thị trấn Cổ Lễ nhỏ xinh nằm giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát. Thị trấn êm ả lâu đời này được biết đến nhiều là nhờ ngôi chùa cùng mang tên Cổ Lễ, một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất miền Bắc, có kiến trúc đặc sắc và còn sở hữu quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Toàn cảnh chùa nhìn từ đỉnh tháp

Du khách đi từ xa đã thấy chùa vừa uy nghiêm vừa ấm áp, gần gũi với những mái ngói rêu phong ẩn hiện dưới bóng cổ thụ xanh rì. Những kiến trúc ban đầu được xây bằng gỗ từ thế kỷ XII bởi thiền sư Minh Không, người đã có công đúc An Nam tứ khí (tượng Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh) đã không còn tồn tại.

Chùa Cổ Lễ hiện nay được xây dựng vào năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống gồm gạch và vữa làm từ vôi, mật mía, giấy bản. Chùa là một quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn làm người ta có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực.

Màu ngói nâu cổ kính

Đứng ở góc nào nhìn lên cũng thấy mái cong, khối tháp cổ kính trầm mặc giữa những tán cây xanh mướt đầy sức sống. Bên cạnh hai điện thờ là hai cây gạo có trăm năm tuổi đời, tán cây đã gần ôm trọn được tòa nhà cổ kính. Cứ đến tháng Ba, giữa nền trời xanh ngắt, hoa gạo nở đỏ rực trên màu ngói nâu tạo nên vẻ đẹp chỉ có ở một ngôi chùa xứ Bắc.

Niềm tự hào lớn của chùa Cổ Lễ là quả chuông cao 4,2m, nặng 9 tấn, miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước. Nhiều cụ già ở đây còn kể lại rằng vào năm 1936, trong lúc nấu đồng đúc chuông, một số người dân đã tháo trang sức bằng vàng, bạc đang đeo thả vào dòng kim loại nóng chảy.

Điều làm nên nét độc đáo của chùa Cổ Lễ là chính điện có cấu trúc mái vòm theo kiến trúc gothique nên tòa nhà này trông phảng phất dáng vẻ của một giáo đường Thiên chúa. Kiến thức rộng lớn, khả năng sáng tạo và tinh thần cởi mở của hòa thượng Phạm Quang Tuyên, người thiết kế nên ngôi chùa này thật đáng để hậu thế ngưỡng mộ.

Tháp Liên Hoa

Ngoài ra, chùa còn có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng đặt trên lưng một con rùa lớn. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi kích thước tương đương với voi thật. Tháp cao 32m, có tám mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong rất tinh xảo. Trong lòng tháp có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh.

Từ trên đỉnh tháp nhìn xuống sẽ thấy những cánh đồng lúa như tấm lụa xanh dài vô tận. Thấp thoáng phía đằng xa, thành Nam nhỏ bé như bàn tay. Một chiếc cầu cong ba nhịp nối liền khu tháp với một tòa kiến trúc mái vòm cao là Phật giáo hội quán. Bên trái hội quán là dãy nhà thờ Trần Hưng Đạo, gần đó là đền thờ Bà Liễu Hạnh. Trong mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng mõ đều đều, tiếng đọc kinh ngân nga văng vẳng, đây quả là nơi di dưỡng tinh thần không chỉ dành riêng cho những người mộ đạo.

Một chút pha trộn trong kiến trúc

Hàng năm, từ 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Hấp dẫn nhất là cuộc thi bơi thuyền truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa luôn làm náo nức cả thôn xóm. Đây cũng là một trong những hội chùa nổi tiếng khắp miền Bắc với những hoạt động văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người... Đối với nhiều người dân trong vùng, hội chùa Cổ Lễ chính là cái Tết thứ hai trong năm.

Theo THANH HẢI
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

9 thg 1, 2013

Uống trà Chi Lê

Hôm nay Hai Ẩu đã chia tay vùng đất Hà Nam - Nam Định của Mẹ Bụ được gần 1 tháng rồi, nhưng có một chuyện này làm Hai Ẩu mắc cỡ (tức là xấu hổ, nói theo miền Bắc) lắm, giấu kỹ, giờ mới kể.


Làng quê Vụ Bản, Nam Định

Hôm ấy Mẹ Bụ và bạn đưa Hai Ẩu ghé thăm trang trại xinh xắn của gia đình bạn ấy. Trang trại đẹp lắm, hoa này, cây cảnh này, ao cá này... nói chung là rất sướng để phiêu diêu.

Hai nàng ấy chiêu đãi hai anh em Hai Ẩu món trà huỳnh mai, nghe nói là ở Chi Nê mang về. Và hình như còn giới thiệu vài thứ hoa cảnh gì đó xuất xứ từ Chi Nê.

19 thg 10, 2012

Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.


Phủ Dầy - dấu xưa còn chăng?

1. 
Phủ là nơi thờ Mẫu. Khái niệm này rất lạ lẫm đối với một người Nam bộ như tôi, nhưng là một điều rất thiêng liêng với Mẹ Bụ.

Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Nam Định là một nơi đặc biệt, ở đó có một quần thể các phủ với mật độ di tích đậm đặc, có lẽ là nhiều nhất nước. Trong vòng bán kính 1 km có đến gần 20 di tích.

2.
Mẹ Bụ hướng dẫn chúng tôi đi viếng các phủ chính. Đầu tiên là phủ Công Đồng - như là một nghi thức trình diện. Rồi đến phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, sau đến lăng Mẫu Liễu Hạnh.

Đến mỗi nơi, Mẹ Bụ lại lộ vẻ thất vọng: Ô hay! Sao họ lại làm mới rồi? Không còn cổ kính như cách đây ít lâu nữa?

Trên đường đi, Mẹ Bụ chỉ vào một số nơi, nói: Đấy là phủ giả, do dân dựng lên.