Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 9, 2022

Nhà đốc phủ Hải ở Gò Công

Tại ngôi nhà ngày nay được biết đến với tên gọi nhà Đốc Phủ Hải, bà Trần Thị Sanh đã gặp Trương Định - vị thủ lĩnh chống Pháp lỗi lạc...

Tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải được coi là dinh thự cổ tráng lệ và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Tiền Giang. Phía sau công trình này là một câu chuyện lịch sử đặc biệt mà không phải ai củng biết đến.

Những điều thú vị về đảo Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng, cuộc sống đời thường ở hòn đảo sát Vũng Tàu cùng có nhiều điều đáng để khám phá.

Thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Bắc. Đây là một điểm đến đặc sắc với những di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn nhưng chưa được nhiều người ở ngoài Vũng Tàu biết đến.

17 thg 9, 2022

Câu chuyện lịch sử hào hùng về Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công oanh liệt, đỉnh cao là chiến thắng lẫy lừng Đường 9 – Nam Lào...

Nằm bên Quốc lộ 9, thuộc địa phận TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 là công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tri ân với những người đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 

Thác Dải Yếm - Sơn La

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ khiến du khách ghé thăm dòng thác này đắm chìm trong cảm giác sảng khoái khó tả...

Cách đây ít ngày, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành bộ tem “Thác nước Việt Nam” nhằm góp phần quảng bá vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Bộ tem tái hiện hình ảnh 4 thác nước nổi tiếng ở các vùng miền Việt Nam, trong đó có thác Dải Yếm ở Sơn La (phía trên, bên trái)

9 thg 9, 2022

Lăng Nguyễn Hữu Hào giữa rừng thông Đà Lạt

Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng...

Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu. 

27 thg 8, 2022

Biệt thự “ma quái” nổi tiếng thế giới ở Đà Lạt

Tòa biệt thự này gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy...

Tọa lạc ở số 3 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt, biệt thự Hằng Nga hay Ngôi nhà quái dị, Ngôi nhà Điên (Crazy House) là một là một địa điểm tham quan nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhờ có phong cách kiến trúc đặc biệt

Có khuôn viên rộng gần 2.000 m², khu biệt thự này được khai trương vào năm 1990, gồm nhiều tòa nhà gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy.

Phía trong mỗi tòa nhà có những hành lang uốn lượn như hang động, cầu thang quanh co, các căn phòng cách bài trí nội thất kỳ quặc...

Những đường thẳng và góc vuông của các tòa nhà thông thường hoàn toàn không hiện diện tại đây. Mọi thứ ở “ngôi nhà điên” cong vẹo như thế đã bị nung chảy ở nhiệt độ cao và sau đó để cho đông cứng lại

Dù được xây dựng bằng bê tông cốt thép, các công trình của tòa biệt thự vẫn tạo ra cảm giác về sự gần gũi với thiên nhiên nhờ lối tạo hình mềm mại, ngẫu hứng cùng sự hiện diện dày đặc của các loại cây xanh trong khuôn viên

Những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên được đưa vào thiết kế của tòa biệt thự, thể hiện qua hình ảnh tượng nhà mồ, mái nhà rông vút cao, bộ cồng chiêng, cặp sừng trâu...

Ngoài những điểm đặc sắc, theo đánh giá từ du khách, điểm trừ của khu du lịch này là các cầu thang chênh vênh có lan can thấp và sơ sài, trẻ em chỉ nên khám phá nơi đây với sự giám sát chặt chẽ của người lớn để tránh rủi ro

Không chỉ là một điểm tham quan, biệt thự Hằng Nga còn là cơ sở lưu trú du lịch với 11 phòng nghỉ có phong cách khác nhau, mang những cái tên thú vị như phòng Con kiến, phòng Con hổ, phòng Đại bàng đất, phòng Quả bầu...

Trong các sách hướng dẫn du lịch, khu biệt thự này luôn được coi là một trong những điểm đến hàng đầu của thành phố Đà Lạt. Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc còn xếp công trình vào nhóm 10 tòa nhà kỳ lạ nhất thế giới.

Kiến trúc sư và chủ nhân của biệt thự Hằng Nga là bà Đặng Việt Nga. Thuở bé, bà học trường tiểu học dành cho thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc (1951-1954) và học trung học tại Liên Xô.

Bà tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Mátxcơva (1959 – 1965), sau đó từ 1969 – 1972 tiếp tục trở lại học và lấy bằng Tiến sĩ của Liên Xô. Năm 1983, bà rời Hà Nội đến sống tại Đà Lạt và đầu tư xây dựng tòa nhà này.

Một số hình ảnh khác về khu biệt thự Hằng Nga ở Đà Lạt.






Khám phá ngôi chùa là “điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua những nét nổi bật của ngôi chùa cổ nổi tiếng này.

Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được cả nước biết đến

26 thg 8, 2022

Chùa Biện Sơn - di tích lịch sử cấp Quốc gia

Chùa Biện Sơn được coi là ngôi chùa đẹp nhất của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

Những ngày gần đây, chùa Biện Sơn (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhận được sự chú ý lớn của dư luận sau ký sự của Báo Dân Việt. Ảnh: Báo Dân Việt.

Ngay khi nhận thông tin từ báo chí, ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã họp và giao nhiệm vụ cho các cơ quan về vụ việc. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng vào cuộc ngay. Hiện vụ việc đang trong quá trình tìm hiểu. Ảnh: Báo Dân Việt.

Chiều 18/7, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống xung quanh thông tin báo Dân Việt phản ánh vụ việc ở Chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, ngay khi nắm được thông tin, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc làm rõ và phải có báo cáo rồi xử lý nghiêm. Ảnh: Báo Dân Việt.

Nhắc đến chùa Biện Sơn, nhiều người nhận ra đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 14.939m2. Ngày trước có tên là Độc Nhĩ, người dân địa phương hay gọi là Núi Biện với dáng quy xà hợp hình rất kì lạ.

Chùa Biện Sơn gây ấn tượng bởi cổng vào được xây dựng bằng chất liệu thô mộc, tự nhiên nhưng đường nét sắc sảo, chi tiết. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính của một ngôi chùa thuần Việt trên cơ sở nền chùa cũ theo kiến trúc kiểu chữ "Đinh" gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3 gian, các bộ vì theo kiểu thức "chồng rường giá chiêng". Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: "Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân" . Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn Yên Lạc ngày nay) thì Nguyễn Khoan được Đinh Bộ Lĩnh tha chết và ông đã xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ Phật còn thờ đại sư Nguyễn Khoan. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Đại bảo tháp chùa Biện Sơn tạo điểm nhấn cho toàn bộ cảnh quan di tích. Đại bảo tháp được đúc bằng đồng nguyên chất theo dáng tháp của Tây Tạng, bên trong có chứa nhiều viên xá lợi lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đến chùa Biện Sơn, du khách có thể bắt gặp những góc nhỏ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Tang giếng trong chùa được chạm trổ cầu kỳ, công phu. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Chùa Biện Sơn hiện là cơ sở Phật giáo lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Ngày nay, chùa Biện Sơn trở thành điểm dừng chân, tham quan, nghiên cứu của đông đảo du khách trên lộ trình tìm về với cội nguồn dân tộc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.

Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội sông Loan – núi Biện đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách, phật tử gần xa về chiêm bái, thưởng ngoạn. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Những bí mật thú vị về Tòa Thánh Tây Ninh

Tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình tôn giáo nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Dù vậy, không phải ai cũng biết về điều lý thú dưới đây của Tòa Thánh.

1. Hình tượng Long Mã. Tổng thể Tòa Thánh Tây Ninh mang hình tượng Long Mã, một linh vật của người Á Đông. Trong đó, mặt tiền là đầu Long Mã, hai lầu chuông và trống là hai sừng, khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối là phần đuôi. 

2. Công trình đã bị "thu nhỏ". Theo thiết kế ban đầu, Tòa Thánh dài 135 mét, rộng 27 mét. Tuy nhiên, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5 mét, rộng 22 mét.

3. Bê tông cốt tre. Nhìn vào Tòa Thánh đồ sộ, ít ai ngờ rằng công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt tre chứ không phải cốt thép.

4. Diện tích “khổng lồ”. Khuôn viên Tòa Thánh Tây Tinh có diện tích lên đến gần 100 ha (1 km2), được chia thành nhiều ô như bàn cờ. Diện tích này tương đương một số phường của Hà Nội và TP. HCM.

5. Cánh cổng chỉ mở vào dịp đặc biệt. Có 12 cổng lớn nhỏ dẫn vào Tòa Thánh. Trong đó, Chánh môn là cổng chính và là cổng lớn nhất, chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo.

6. Rừng nguyên sinh. Trong khuôn viên Tòa Thánh còn bảo tồn một khoảng rừng nguyên sinh, có từ thời vùng đất này còn hoang sơ đầy cọp beo. Khu rừng nhỏ này là nơi sinh sống của khá nhiều khỉ.

7. Cây bồ đề đến từ đất tổ Phật giáo. Khoảng sân trước Tòa Thánh có cây bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada, phó Tăng thống Phật giáo Srilanka, tặng cho Tòa Thánh năm 1953. Cây được chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

8. Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Toàn bộ Tòa Thánh giống một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ với vô số tranh, tượng, phản ánh vũ trụ quan đặc sắc của đạo Cao Đài.

9. Biểu tượng bí ẩn. Tòa Thánh cũng có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt, giống như những lời tiên tri trong các sấm truyền đang chờ người giải đáp.

10. Âm nhạc đặc sắc. Nếu đến tham quan Tòa Thánh vào khoảng 12 giờ trưa, giờ Tòa Thánh tổ chức Thánh lễ, du khách sẽ được nghe những bài Thánh ca Cao Đài vang lên trên nền nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ truyền thống.

20 thg 8, 2022

Bí ẩn về Tổ nghề phòng cháy chữa cháy được thờ ở Hà Nội

Sau vụ cháy lớn năm 1837, người dân phố cổ đã lập ngôi đền thờ Hỏa Thần để cầu xin sự che chở trước các vụ hỏa hoạn. Đây là sự hồi sinh một tục thờ xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thời cuộc.

Nằm số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền rất độc đáo của thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi đền duy nhất trên cả nước thờ Hỏa Thần, vị thần được coi là Tổ nghề phòng cháy chữa cháy.

Bảo tháp xá lợi Gotama ở Tổ đình Bửu Long

Những yếu tổ cổ xưa đã được biến tấu ít nhiều và đưa vào các đường nét thiết kế hiện đại, khiến công trình mang một sắc thái mới lạ, vừa phảng phất âm hưởng quá khứ, vừa thấm đượm màu sắc vị lai...

Nằm trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh), Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya là tòa bảo tháp Phật giáo có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo bậc nhất của Việt Nam.

15 thg 8, 2022

Mộ ông Hàm ở Trà Vinh

Ít ai ngờ chủ nhân khu lăng mộ mang kiến trúc hết sức độc đáo này là một trong 10 người giàu nhất vùng Tây Nam Bộ xưa, danh tiếng sánh ngang Công tử Bạc Liêu...

Mộ ông Hàm” là tên gọi của một khu lăng mộ cổ mang giá trị nghệ thuật rất độc đáo, tọa lạc tại Ấp Bà Mi, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.