Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 2, 2023

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng miền Bắc

Chùa Hà nằm ở số 86 trên con đường cùng tên thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa này có tên chữ là Thánh Đức Tự, trước kia thuộc xóm Bối Hà. Khởi nguồn tạo dựng của chùa là từ cuối thời Lê, chùa được lập nên để thờ Phật theo phái Đại thừa.


Khuôn viên chùa Hà rộng rãi với nhiều bóng cây cổ thụ và những công trình kiến trúc và các di vật mang giá trị lịch sử. Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, khi ghé qua thăm chùa, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí thanh tịnh, yên bình. Những khoảnh sân rộng rợp màu xanh của lá, tươi tắn sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai và những quả bưởi trĩu cành.

17 thg 2, 2023

Sưa thay lá, nhuộm vàng góc phố Hà Nội

Góc phố cuối đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) bất ngờ trở nên nổi tiếng khi những bức ảnh sưa thay lá vàng đầu tiên được đăng tải trên mạng xã hội.

Phương Thảo (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tranh thủ đưa người bạn nhỏ đến check-in góc phố sưa thay lá "hot" nhất thủ đô - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

13 thg 2, 2023

Ngôi chùa có tượng Phật cao 72m, trái tim ngọc nặng 1 tấn ở Hà Nội

Ngôi chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội thu hút du khách tìm về vãn cảnh, cầu bình an và chiêm ngưỡng tượng Phật cao 72m, trái tim ngọc nặng 1 tấn.

Những ngày đầu năm, hàng vạn du khách từ khắp nơi tìm về chùa Khai Nguyên ở thôn Tây Ninh (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội) để vãn cảnh, dâng lễ cầu bình an và chiêm ngưỡng tượng Phật cao 72m, trái tim ngọc nặng 1 tấn.

Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km. Chùa còn được gọi là Cổ Liêu Tự. Theo lịch sử bia ký, ngôi chùa này được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 16. Qua nhiều thế kỷ, chùa Khai Nguyên xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích.

Năm 2003, được sự đồng thuận của người dân và các cấp chính quyền, đại đức Thích Đạo Thịnh về trông nom và từ đó tu bổ, cải tạo, xây dựng lại chùa Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, cũng như tín đồ phật tử, du khách thập phương.

Du khách đổ về ngôi chùa Khai Nguyên dịp đầu năm.

7 thg 1, 2023

Chiêm ngưỡng ngôi chùa với kiến trúc Tây Tạng độc đáo tại Hà Nội

Gây ấn tượng với nét kiến trúc độc đáo vùng Tây Tạng, ngôi chùa theo trường phái Mật tông Kim cương thừa ở Hà Nội trở thành điểm du xuân thu hút đông đảo phật tử tới tham quan, chiêm bái dịp đầu năm.

Nằm trên đường Kim Giang (thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), chùa Long Quang là điểm đến tâm linh được đông đảo phật tử ở Hà Nội và các khu vực lân cận tới tham quan, chiêm bái suốt nhiều năm nay.

Trước đây, chùa được gọi tên theo địa danh là chùa Vực (vì tọa lạc trên vùng đất thôn Vực). 

Chùa Long Quang (Hà Nội) được xây dựng theo lối kiến trúc Kim cương thừa như nhiều ngôi chùa truyền thống ở Nepal, Bhutan hay Tây Tạng.

6 thg 1, 2023

Những phối cảnh thời gian của cây cầu thế kỷ


Thật khó hình dung thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến lại vắng bóng cây cầu 120 tuổi với tên ban đầu Paul Doumer được khánh thành vào năm 1902 của thế kỷ 20. Chứng kiến các biến cố lịch sử của Hà Nội suốt thế kỷ 20 tới nay, cầu Long Biên khi mới xuất hiện từng là một trong những cây cầu đẹp và dài nhất Đông Dương. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, cầu đã bị máy bay Mỹ ném bom dữ dội, khu vực giữa sông phía Đông cầu bị tàn phá chỉ sót lại một nhịp cầu. Đất nước hòa bình, Hà Nội lần lượt có thêm các cầu mới hiện đại, Long Biên giờ chỉ còn là cầu đường sắt và xe thô sơ qua lại.

14 thg 12, 2022

Hàng bánh đúc nóng hơn 30 năm ở Hà Nội

Bánh đúc nóng trên phố Lê Ngọc Hân được nhiều thực khách ăn từ hàng chục năm nay.

Mỗi buổi chiều, người Hà Nội thường lê la vào những con ngõ nhỏ kiếm những món quà vặt đã trở thành thương hiệu của thủ đô như nem chua rán, ốc nóng, bánh đúc nóng... Trong số những hàng bánh đúc lâu năm nhất, không thể không kể đến bánh đúc bà Nội ở phố Lê Ngọc Hân.

13 thg 12, 2022

Khám phá “vườn bách thú” trên những viên gạch trăm tuổi Việt Nam

Các loài động vật là một mảng đề tài đặc sắc của nghệ thuật cổ Việt Nam. Cùng khám phá điều này qua những viên gạch tuổi đời nhiều thế kỷ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Gạch trang trí hình hổ thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14.

Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ Hoàng tộc vẽ vàng 24k trị giá hơn 400 triệu đồng

Được chế tác men cổ Hoàng tộc kèm theo đó là vẽ vàng 24k, bộ đồ thờ bằng gốm đang được trưng bày tại Cung văn hoá hữu nghị Việt - Xô, đã khiến không ít người phải choáng ngợp trước sự công phu và tráng lệ của bộ sưu tập này.

Bộ sưu tập có tên: Linh thiên nguồn cội bao gồm 18 món đồ dùng và được tạo nên từ men Hoàng tộc, một loại men cổ được các nghệ nhân nghiên cứu và phục dựng.

6 thg 12, 2022

Mê mẩn cánh đồng hoa cải vàng đẹp như tranh vẽ ở ngoại thành Hà Nội

Khoảng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 âm lịch, cánh đồng hoa cải vàng ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội lại nở rộ, vàng rực cả một khoảng trời.

Những ngày cuối tháng 11, thôn Chi Đông (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) nằm ven dòng sông Đuống, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km trở nên thơ mộng khi cánh đồng hoa cải vàng bung sắc.

5 thg 12, 2022

Làng cổ Đường Lâm giữa những “giằng co” đô thị hóa

Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là ngôi làng cổ “độc nhất vô nhị” ở miền Bắc với những hình ảnh thân thuộc rất đỗi đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, đồng thời là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và từng thu hút đông đảo du khách.

Dù cơ quan quản lý đã nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, song lượng khách đến với làng cổ Đường Lâm vẫn chưa phục hồi sau dịch. Và không dừng lại ở đó, đang có những giằng co giữa phát triển với bảo tồn.

Chiều cuối tuần, cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm náo nhiệt dòng xe đưa khách đến và đi. Nhưng vào sâu trong làng, không khí trầm lặng bao trùm, với chỉ đôi ba chục du khách lác đác trên những con đường dẫn vào nhà cổ.

Ảnh: Internet

24 thg 11, 2022

Khám phá bảo tàng Văn học Việt Nam

Nằm trên mảnh đất trước kia là Trường viết văn Quảng Bá thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (ngõ 275 Âu Cơ, Hà Nội), Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.

Làng nghề bánh đa nem Trung Hà

Từ bao đời nay, bánh đa nem là sản phẩm không thể thiếu để làm lên món nem nổi tiếng ẩm thực Việt Nam. Làng nghề với sức sống bền bỉ đã bao đời làm ra những chiếc bánh đa nem nức lòng muôn nơi chính là làng bánh đa nem Trung Hà xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Anh Đỗ Xuân Tuấn, hộ gia đình của làng Bánh đa nem, Thôn Trung Hà đã gắn bó nhiều năm với nghề làm bánh đa nem.

20 thg 11, 2022

Chả ốc chợ quê

Ốc để làm chả được chọn là loại ốc nhồi.

Nếu ai đã từng sống ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thì có lẽ không thể quên được hương vị món chả ốc chợ quê.

Khi nói về đồng bằng Bắc Bộ xưa, hình ảnh thân thuộc nhất là những bà, những mẹ có mẻ ốc mới đánh bắt được ở đồng ruộng, ao làng mang ra chợ bán. Ốc quê, trong đó có ốc nhồi, ốc đá, là những nguyên liệu tươi ngon để chế biến ra món chả ốc, góp phần làm cho bữa cơm được phong phú hơn .

10 thg 11, 2022

Bánh đúc nóng cho ngày đông

Bánh đúc nóng mềm, chan nước mắm chua ngọt, là món quà chiều quen thuộc của người thủ đô khi trời trở lạnh.

Bánh đúc vốn được biết đến là loại bánh truyền thống đặc quánh khuấy từ bột gạo cùng nước vôi trong, thường để nguội rồi cắt miếng vuông, chấm với tương bần, khi ăn dậy mùi lạc ẩn trong miếng bánh giòn, thấm vị tương đậm đà. Nếu không ăn theo cách cổ truyền, nhiều người sẽ chọn bánh đúc nộm, miếng bánh đúc được thái con chì, dùng kèm giá chần cùng các loại húng, ngổ, tía tô, chan trong nước pha thơm mùi lạc vừng rang, thanh mát.

Không biết từ bao giờ, bánh đúc nóng ra đời, lưu giữ một nét tinh hoa của ẩm thực phố phường Hà Nội. Bánh đúc nóng không liên quan gì tới thứ bánh đúc thường được ăn kể trên, thậm chí có vẻ còn làm mất đi nét mộc mạc của một món ăn cổ truyền. Và bánh đúc nóng, đương nhiên không còn là một món ăn để mát ruột gan. Người ta ăn món này khi thèm một thức quà vặt ấm, ngon lành mà không trôi tuồn tuột như cháo.

Bánh đúc nóng 14 Hàng Than. Ảnh: Khánh Ly

Hồ Tây… thời khổ

Nghe tranh cãi chuyện xây nhà hát opera - thôi thì dành cho các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc và các nhà chuyên môn liên quan. Tôi chỉ muốn “những ai đó” nghe chuyện của kẻ từng là “dân Hồ Tây”, đã vào Sài Gòn, xa nó gần 40 năm.

Nhà tôi ở phố Thụy Khê, nhưng hầu như tôi không bao giờ có cảm giác mình ở ven hồ, dù sống được cái thời nghèo đó có lẽ do… thở bằng phóng khoáng gió. Là bởi khu tập thể chen chúc, muốn thấy mặt hồ phải đi vòng sau cả khu, nhà cửa xây bít đi sâu hun hút vào nơi tôi có căn phòng 9 mét vuông, ngăn đôi bên kia bằng tấm gỗ nên mọi trao đổi nói gì hai bên nghe hết cả.

Trẻ con bên nhà kia học bài, mẹ la mắng. Ông bố trẻ lính chiến trường được rẽ thăm nhà, hỏi thẽ thọt cô vợ, có ý phàn nàn sao vợ… cứ cảm tình hoài chưa được kết nạp? (chúng tôi là nhà báo thân nhau nên biết cô ấy cũng lính thẳng tính hay trêu đùa bốp chát, bướng bỉnh - chắc đang… cười). Về với vợ, tưởng… hỏi gì!

29 thg 10, 2022

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khi phụ nữ Việt Nam lấy chồng theo đạo Hồi

"Khi đã tìm hiểu về đạo Hồi, tôi mới nhận ra rằng, Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp. Những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện, cùng với đó, mình luôn có niềm tin và luôn sống tốt thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến" - chị Châm, một phụ nữ Đà Nẵng chia sẻ.

Có mặt từ sớm, chị Nguyễn Thế Châm, quê Đà Nẵng nhanh chóng mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ Hồi giáo, rồi bước vào bên trong căn phòng được ngăn bởi những tấm vải lớn. Đây là nơi cầu nguyện giành riêng cho phụ nữ tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Trưa thứ 6 hàng tuần, chị Châm lại cùng chồng và con trai đến Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện.

Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng Thánh đường Al-Noor vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt.

Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc: Khám phá những điều bất ngờ

Trưa thứ 6 hàng tuần, hàng trăm tín đồ theo đạo Hồi lại đổ về thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội) để hành lễ, cầu nguyện. Hiện ở Hà Nội có hơn 500 người ở các Đại sứ quán, người dân trên 20 nước và trên 100 người Việt theo đạo Hồi thường xuyên đến Al-Noor cầu nguyện.

12 giờ 30 trưa thứ 6 (ngày 10/4), tiếng cầu nguyện của hàng trăm tín đồ hồi giáo bắt đầu vang lên tại thánh đường hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Từng người bước vào bên trong thánh đường hồi giáo Al-Noor một cách lặng lẽ, họ tìm cho mình một chỗ trống để bắt đầu cầu nguyện.

Hôm nay, người hướng dẫn hành lễ tại thánh đường là Nasit. Mỗi ngày anh đều có mặt ở thánh đường từ rất sớm để chuẩn bị cho công việc hành lễ của các tín đồ.

Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội cũng như toàn miền Bắc.

26 thg 10, 2022

239 bậc đá ong lên chùa Tây Phương

Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên "Đệ nhất cổ tự" mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa.

Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và đặc biệt có giá trị với những tác phẩm điêu khắc.

Những điểm chụp ảnh mùa thu Hà Nội tuyệt đẹp không thể bỏ qua

Mùa thu Hà Nội mang theo hương vị ngọt ngào của mùa đẹp nhất trong năm, một vẻ đẹp mà ai cũng phải nhớ. Đến với Hà Nội vào mùa thu, bạn đừng quên bỏ qua những địa điểm dưới đây để cảm nhận rõ hơn về mùa thu Hà Nội.

Địa điểm đầu tiên chính là con phố Phan Đình Phùng. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được con đường yên bình giữa hai hàng cây cổ thụ rợp bóng xanh, tận hưởng không khí mùa thu Hà Nội một cách riêng biệt nhất.

24 thg 10, 2022

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, chùa Bà Già là một công trình kiến trúc Phật giáo, có niên đại hơn 1.000 năm.

Chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Tên gọi “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì có rất ít tài liệu giải thích, đề cập đến.

Năm 1985, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thông qua quyển “Bản xã thần ký” ghi chép về thần phả của làng Phú Gia nên đã giải mã một số thông tin về địa danh “thôn Bà Già”.

Theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.

Chùa Bà Già. Ảnh: St