Hiển thị các bài đăng có nhãn đèo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đèo. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 7, 2018

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp huyền ảo của đèo Sa Mù


Không chỉ riêng Tây Bắc mới có những cung đường với cảnh sắc tuyệt đẹp. Ngay tại Quảng Trị, con đường đèo Sa Mù cũng khiến các phượt thủ mê mệt bởi cảnh sắc huyền ảo.

Đèo Sa Mù dài 19,8km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn quanh co, mây phủ trắng xóa.

12 thg 1, 2018

Ấn tượng khi trải nghiệm đỉnh Mã Pì Lèng

Xuân sắp về, cung đường trên đỉnh Mã Pì Lèng, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc sẽ mang đến cho bạn bao điều trải nghiệm.

Đèo Mã Pì Lèng là con đèo nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Người Mông ở đây vẫn thường hay gọi nghĩa của từ Mã Pì Lèng- con đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất là “sống mũi con ngựa” hay “sống mũi con mèo”

10 thg 11, 2017

Phiêu diêu đỉnh đèo

Với nhiều người, Mã Pí Lèng là con đèo hiểm trở nhất, hoặc ít nhất là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (gồm: Mã Pí Lèng, Pha Đin, Khau Phạ và Ô Quy Hồ). Hiểm trở nhất, chứ không phải dài nhất, vì Mã Pí Lèng "chỉ" dài 20 km (dài nhất là đèo Khánh Vĩnh nối Nha Trang và Đà Lạt, 33 km). Hiểm trở, vì phải lên nhiều dốc thật cao, qua nhiều cua thật gắt. Kỳ vĩ,vì giữa cao nguyên đá chập chùng, mây ở dưới chân, nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm lởm chởm đá tai mèo.

Một đoạn đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: PHN

6 thg 11, 2017

Chết lặng trên Mã Pí Lèng

Chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng (Hà Giang) làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người. 

Các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang vào trước năm 1960 tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi những dãy núi cao hùng vĩ áng ngữ. Ở đó, có hơn 8 vạn đồng bào chìm trong đói nghèo, lạc hậu và chưa từng biết đến một con đường đúng nghĩa.

Để đem ánh sáng văn minh đến với những con người phía sau cổng trời, Trung ương Đảng, Khu uỷ Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc dài 200 km. 

Hơn 2 vạn người bao gồm TNXP và người dân thuộc 16 dân tộc ở 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam được huy động làm đường. Phải mất gần 6 năm con đường mới hoàn thành và được đặt tên là Hạnh Phúc.

Trong 6 năm đó, những người làm đường phải treo mình suốt 11 tháng trời bên vách đá để đục đẽo, để vắt một dải lụa đẹp như thơ trên dãy núi thẳng đứng như sóng mũi con ngựa, Mã Pí Lèng. 

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ Mã Pí Lèng chẳng khác nào thiên đường. Ảnh: H. Lân 

5 thg 11, 2017

Chinh phục cung đường đèo Mã Pí Lèng huyền thoại

Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pí Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang với chiều dài khoảng 20 km. 

Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng. 

23 thg 8, 2017

Hải Vân - sức hấp dẫn từ những cung đèo ám ảnh

Thuở xa xưa, đèo Hải Vân nổi tiếng với nạn giặc cướp, thú dữ hoành hành. Những năm trước thời kì Đổi mới, đường sá kém phát triển, cung đèo này là nỗi ám ảnh của cánh lái xe đường dài, bởi lơ mơ là phơi xe dưới vực thẳm. Ấy thế mà giờ đây đèo Hải Vân lại trở thành một cung đường có sức hấp dẫn đến kì lạ.

Trở lại câu chuyện về thời điểm chưa có hầm đường bộ Hải Vân (hầm này được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2005), mọi thứ phương tiện xe cộ vào Nam ra Bắc, muốn đi từ Huế sang Đà Nẵng và ngược lại thì chỉ có mỗi một cách là... leo đèo Hải Vân.

Và nói không ngoa, dọc theo con đường thiên lí Bắc Nam thời bấy giờ có lẽ không có con đèo nào dữ dằn và đáng sợ bằng đèo Hải Vân. Vì thế, những câu chuyện về lật xe, đổ đèo mất thắng, xe lao xuống vực vì bị mây mù che mất lối đi... là những chuyện "thường ngày ở huyện".

4 thg 6, 2017

Hùng vĩ Hải Vân quan

Sừng sững trên dãy núi cao vút và hùng vĩ, đỉnh Hải Vân quan là cụm di tích có vị trí lý tưởng cho du lịch.

Ảnh: Lê Toàn - Đình Toàn

Một bên là tỉnh Thừa Thiên- Huế thơ mộng, còn phía bên kia có thể thỏa thích phóng tầm mắt bao la hướng về Đà Nẵng.

Sau khoảng thời gian dài bị “bỏ rơi”, ngày 24.5 vừa qua, Hải Vân quan đã chính thức được Bộ VH-TT-DL trao bằng xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và đang lên kế hoạch trùng tu để phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch.

30 thg 5, 2017

Hua Tát - cung đèo của gió

Đường vào Mộc Châu dốc núi liên tục khiến ta có cảm giác đâu đâu cũng là đèo, nhưng khi đến Hua Tát, đoạn rẽ ngã ba đường mới thấy thế nào là đèo núi thực sự. 


Quốc lộ 6 dẫn lối đến Sơn La, những con đường uốn lượn dưới ánh mặt trời dát vàng. Qua đèo Thung Khe, khung cảnh mỗi lúc một hùng vĩ. Đường đẹp nên xe chạy bon bon. Một chốc đến Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, rồi một chốc đến Mộc Châu.

2 thg 5, 2017

Thưởng ngoạn mây trời trên đèo Violắc

“Phượt thủ” thích ngắm mây trời đẹp tuyệt không cần phải ra đến Y Tý, Sa Pa (Lào Cai)... mà ngay ở Quảng Ngãi cũng có thể "săn mây", cũng như hòa mình cùng cảnh sắc của gió núi mây ngàn, bằng cách lên đỉnh đèo Violắc - nơi phân chia thời tiết giữa vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nằm trên tuyến Quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum, đỉnh đèo Violắc là điểm mốc ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum. Đèo Violắc uốn lượn qua rất nhiều ngọn núi và thung lũng, đỉnh đèo cao hơn 1.300m so với mực nước biển, nên đây là cung đèo có sương mù, mây phủ dày đặc. Nếu muốn “săn mây” trên đèo Violắc, từ trung tâm TP.Quảng Ngãi, phượt thủ chỉ cần đi khoảng 80km theo Quốc lộ 24 là đến được với chân đèo, nằm ở xã Ba Tiêu (Ba Tơ).

Vào lúc sáng sớm, đứng trên đỉnh đèo Violắc nhìn xuống, chỉ thấy một màu trắng xóa của mây. 

8 thg 2, 2017

Qua đèo Khánh Vĩnh ngày mưa giông

1.
Trước kia, từ Nha Trang qua Đà Lạt phải đi hành trình Nha Trang - Phan Rang theo quốc lộ 1, rồi theo quốc lộ 27 qua đèo Ngoạn Mục để tới Đà Lạt, lộ trình dài khoảng 220 km.

Năm 2002, chính quyền 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng thống nhất mở tuyến đường mới nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt. Con đường được khởi công năm 2004 và hoàn tất tháng 4 năm 2007. Con đường này đi tắt, vượt qua những dãy núi cao, rút ngắn lộ trình chỉ còn 135 km. Vì đi qua núi nên cung đường qua một con đèo dài, rất dài, dài nhất Việt Nam: 33 km (con đèo dài thứ nhì Việt Nam là đèo Pha Đin, dài 32 km). Chẳng những dài, đèo này còn cao nữa. Ở phía Nha Trang, đèo bắt đầu ở độ cao 200 met tại Khánh Lê, và lên dần đến độ cao gần 1.700 met, sau đó xuống dần một chút về phía Lạc Dương (Lâm Đồng) tới độ cao 1.500 met là hết (Đà Lạt ở độ cao này).

Đèo Khánh Vĩnh. Ảnh Panoramio.com

2 thg 1, 2017

Khám phá Đà Lạt qua những cung đường đèo hùng vĩ

Những con đèo quanh co, uốn lượn nối tiếp nhau nơi mảnh đất ngàn thông sẽ đem lại trải nghiệm thú vị cho những đôi chân ham xê dịch. 

Những cung đường đèo uốn lượn dẫn vào TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được nhiều du khách biết đến như những thắng cảnh tuyệt đẹp, chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Hãy ghé thăm Đà Lạt một lần, bạn sẽ có dịp thưởng thức vẻ đẹp ngoạn mục, nên thơ của những cung đường đèo này. 

Đèo Prenn

Đèo Prenn dài 11 km, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Đây cũng là con đường từ sân bay Liên Khương dẫn vào thành phố. Đèo Prenn có độ dốc vừa phải, uốn lượn qua một thác nước cùng tên.

Hai bên đèo là những hàng thông cao vút với cảnh đẹp nao lòng du khách. Nơi đây còn được ví như dải lụa hồng duyên dáng của thành phố, nhờ những vườn mai anh đào trải dài theo cung đường.

Trên đường đèo, du khách có thể dừng xe, ghé thăm căn biệt thự trắng và khám phá những câu chuyện ma mị xoay quanh ngôi nhà này. Đến đèo Prenn, bạn sẽ cảm nhận được cái se lạnh của phố núi ngay cả khi trời đang nắng. Chỉ khoảng 13-14h, cung đường sẽ được bao phủ bởi mây mù và sương. 

Con đường đèo mộng mơ uốn mình qua những hàng thông cao vút. 

27 thg 5, 2016

Vi vu qua đèo Violăk

Đèo Violăk! Cái tên này cứ… nhấp nha nhấp nháy trong ước muốn phượt của mình. Ước muốn vẫn chỉ là… muốn ước nếu không có một sáng đẹp trời, thằng em lái xe tải nhỏ chở cá khô đi ngang nhà chợt dừng lại: “Ba Tơ không? Nếu anh đi, mình vọt ngay và luôn con đèo Violăk. Lên đó chụp ảnh đã lắm. 


Và nếu anh đủ dũng khí không… sợ vợ chỉ một ngày thôi, mình vi vu qua Kon Tum làm vài chai bia rồi về. OK?”.

Bỏ qua “yếu tố” khiêu khích và bụi bặm trong lời rủ rê của nó, mình chạy rật rật vô nhà lấy máy ảnh, nhảy tót lên ca bin, hất mặt bảo nó: “Khởi hành!”.

30 thg 11, 2015

Lặng người trước vẻ hùng vĩ mà nên thơ ở Hải Vân Quan

Trải qua gần 2 thế kỷ, Hải Vân Quan - nơi ghi dấu một thời kỳ lịch sử oai hùng, vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp xứng danh “thiên hạ đệ nhất hùng quan”. 


Hải Vân Quan là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đứng ở di tích có độ cao 500m so với mực nước biển này, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố Đà Nẵng uốn lượn dọc bờ biển, lại có thể trông về Cù Lao Chàm, Cảng tiên sa. Trong khi đó, hướng mắt về phía Thừa Thiên Huế là con đường ngoằn ngoèo ở lưng chừng núi, phía xa là Vịnh Lăng Cô với những bãi cát trắng phẳng lỳ chạy dài tít tắp, cùng làn nước biển trong xanh.

2 thg 10, 2015

​Góc ẩn mình Khau Cọ

Gió ràn rạt thổi. Nắng lấp loáng trong lòng thung lũng. Chúng tôi đứng đây, một góc Khau Cọ dữ dội và bí ẩn, lặng lẽ và ẩn mình, thêm một lần in vào ký ức những chuyến đi... 

Góc ẩn mình Khau Cọ - Ảnh: Thủy Trần 

Không được dân đi mê mẩn như những cung đèo huyền thoại Mã Pì Lèng, Pha Đin, Ô Quý Hồ hay Khau Phạ, Khau Cọ lặng lẽ và ẩn mình trên dãy Hoàng Liên Sơn, phía rừng quốc gia Hoàng Liên - Văn Bàn (Lào Cai), nơi quốc lộ 279 nối vào Than Uyên (Lai Châu).

2 thg 6, 2015

Cù Mông, Phú Yên

Tiếng ai than khóc nỉ non
Là vợ chú lính trèo hòn Cù Mông
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba

Không đi thì sợ cái nghèo
Có đi thì sợ cái đèo Cù Mông
Không đi thì nhắc thì trông
Có đi thì sợ Cù Mông, Xuân Đài

Cá ngon là cá Cù Mông
Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương

Đèo Cù Mông. Ảnh: Vũ Vũ, thethaovietnam.vn

21 thg 10, 2014

Chiêm ngưỡng thiên hạ đệ nhất hùng quan từ tàu hỏa

Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế (phía bắc) và TP. Đà Nẵng (phía nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía tây tới sát biển Đông.

Nhiều khúc cua bán kính nhỏ nên nhìn thấy cả đoàn tàu 

Những năm trước, đoạn quốc lộ 1A bắc nam qua đèo Hải Vân là nơi thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng Thiên hạ đệ nhất hùng quan, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều ẩn họa giao thông.

30 thg 3, 2014

Kỳ thú Hải Vân Sơn

"Bức trường thành" giữa đất cố đô Huế và thành phố đáng sống nhất nước ta - Đà Nẵng là đèo Hải Vân nổi tiếng.

"Vách ngăn" trời đất cắt ngang dãy Bạch Mã tuy không có gì lạ với lữ khách gần xa nhưng những bí mật kỳ thú của truyền thuyết lẫn với di tích còn lại không phải là điều dễ bóc tách. 

Nếu đơn thuần vượt qua đèo Hải Vân để nhìn xuống hai bờ, một bên biển lặng một bên núi đá và thảng hoặc nhận lãnh cái cảm giác mát lạnh khác biệt của thời tiết thì không lấy gì làm khó. Hải Vân từng chứa đựng biết bao bí mật chính trị lẫn văn hoá đất cố đô và Chămpa tạo nên một huyền tích lạ.

Đệ nhất hùng quan nhìn từ xa. 


6 thg 2, 2014

Đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng

“Em muốn uống trà mật ong Quản Bạ, ăn bát phở gà Tráng Kìm, cà phê trên thảm cỏ xanh Yên Minh, ngắm hoa hồng Phó Bảng, ăn xôi gà trên dốc Sủng Là, tất bật với Đồng Văn…”, đọc Facebook của bạn ngày cuối năm, đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng lại xốn xang trở về... 

Bạn đồng hành trên đỉnh Mã Pì Lèng - Ảnh: Đức Hùng

Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.

16 thg 12, 2013

Ô Quy Hồ hùng vĩ

Trong dịp chào mừng 110 năm du lịch Sapa vừa qua, đèo Ô Quy Hồ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao chứng nhận kỷ lục là đèo dài nhất Việt Nam. Ô Quy Hồ còn được mệnh danh là “vua đèo Tây Bắc”. 

Đèo Ô Quy Hồ nằm trên quốc lộ 4D, uốn lượn quanh co trên lưng chừng những ngọn núi trùng điệp của dải Hoàng Liên Sơn. Với chiều dài gần 50km (dài hơn đèo Khâu Phạ thuộc tỉnh Yên Bái khoảng 10km), đỉnh Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 2.025 mét so với mặt nước biển.

Từ Sapa, du khách đi khoảng 15 km là đến đỉnh đèo. Tuy nhiên đoạn đường hơn 5km nữa mới thật sự đẹp mê hồn với những vách núi dựng đứng quanh năm mây phủ, phía dưới là thung lũng ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. 

Đường lên Ô Quy Hồ trập trùng đồi núi 

27 thg 9, 2013

Mây luồn Thung Khe

Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.

Đã có rất nhiều người đi qua đèo Thung Khe mà không nhớ tên của con đèo trên mảnh đất Hòa Bình này. Đèo không hùng vĩ như Ô Quy Hồ đất Lào Cai, không cheo leo như Mã Pì Lèng của đất Hà Giang nhưng lại chứa đựng vô vàn hiểm nguy bất ngờ đối với bất kỳ tay lái nào.

Từ Phú Cường, Tân Lạc, con đèo bắt đầu đi mãi dần lên cùng cảnh sắc Hòa Bình thay đổi không ngừng. Đèo dốc chỉ khoảng 7, 8 và cao nhất tầm 10 độ chạy xuyên qua những dãy núi thấp. Quanh cảnh núi đồi chập chùng với thung lũng xanh mát lạnh. Từ xa, đã thấy đỉnh đèo bên dốc đá trắng, nơi luôn có sẵn vài lán bán ngô, bán cơm lam cho khách dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Dốc xuống xuôi về phía Mai Châu và con đèo kết thúc tại ngã ba Tòng Đậu. Trước đó, bạn có thể ngắm cảnh Mai Châu tuyệt đẹp dưới chân đèo. 

Đường vượt đèo Thung Khe trong buổi trưa là nắng vàng rót mật cùng mây trắng, trời xanh. 

Thung Khe không có những dốc đứng, không có những cua tay áo cháy phanh nhưng lại nguy hiểm bởi những chiếc xe tải ngược xuôi mỗi ngày cùng màn sương mù đặc quánh mỗi chiều xuống và buổi sớm cản trở tầm nhìn.