12 thg 11, 2019

Đi chợ “chồm hổm” trên đỉnh núi Cấm

Trên đỉnh núi Cấm (Tịnh Biên), trong nhiều năm qua xuất hiện một cái chợ “độc nhất vô nhị”, mà người dân gọi vui là chợ "chồm hổm” hay "chợ Mây núi Cấm", bởi chỉ họp chợ hơn một giờ đồng hồ...

Chợ ở ấp Thiên Tuế, thuộc xã An Hảo (Tịnh Biên) 

10 thg 11, 2019

Mùa mạ non rộn ràng trên đồng Tháp Mười

Những ngày này, nếu có dịp đi qua quốc lộ N2 (đoạn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), bạn sẽ nghe thoang thoảng mùi mạ non.

Cũng giống mùi khói đốt đồng, rơm rạ, mùi mạ non với những ai từng là con nhà nông là bầu trời ký ức.

Mùa mạ non ở Tháp Mười (Đồng Tháp) năm nay có thêm sinh khí mới từ sự đổi thay của cơ giới hóa trong sản xuất. Những chiếc máy cấy có thể thay thế vài chục lao động, lại rút ngắn thời gian gieo sạ, giặm lúa, giảm hao hụt trong sản xuất.

Chỉ cần một vài lao động thu gom mạ, vận chuyển bằng máy kéo ra đồng. Trung bình một máy cấy có thể cấy 15ha/ngày, thậm chí cấy vào ban đêm. Một người lái máy cấy, người còn lại phân phối các khay mạ.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười có khoảng 70% diện tích (tổng diện tích của HTX khoảng 570ha) đã được áp dụng máy cấy. 

Mùa lúa mới thường bắt đầu khi nông dân bơm rút nước lũ trên đồng. Bầy cò thế được thết đãi bữa cá no nê. Hàng ngàn con cò kéo nhau về đồng kiếm cá, chúng gọi nhau làm rộn ràng cả một góc quê - Ảnh: NGỌC TÀI

Bánh mật xứ Cẩm... ăn một lần nhớ mãi

Đó là câu nói của những vị khách khi được thưởng thức món bánh mật độc đáo này. Nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, thơm ngon, bánh mật miền biển Nhượng (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu của những con người nơi đây.

Bánh mật xứ Cẩm được làm bằng bột của gạo nếp quê. Gạo nếp sau khi ngâm nước khoảng 2 giờ, vo sạch, xay nhuyễn rồi đem vào nhồi.

Trở về tuổi thơ với món bỏng gạo “vừa thổi vừa ăn” ở Hà Tĩnh

Bỏng gạo là thức quà dân dã ít khi bán sẵn ở các chợ của Hà Tĩnh nên nếu ai muốn ăn thường phải mang nguyên liệu đến cơ sở xay xát gạo trong làng để “nổ”. Vào mùa đông, cái món “vừa thổi vừa ăn” này lại gợi nhớ về một thời muốn lắm nhưng không dễ gì có được...

Nguyên liệu để nổ bỏng chính là gạo và đường - những thứ sẵn có trong bất cứ gia đình nông thôn nào. Nhưng để có những ống bỏng ngon, nhiều mùi vị hấp dẫn thì phải trộn hỗn hợp nhiều thứ lại với nhau. Ngoài gạo và đường nhiều người còn thêm chút ngô, lạc, đậu xanh, mì gói. Hay thậm chí bỏ thêm một vài lá chanh thái nhỏ.

Nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật văn hóa, lịch sử quý báu

Được xây dựng vào năm 1992, trên khu đất trung tâm của thị trấn Sa Thầy, nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy là công trình văn hóa, biểu tượng cho sự gắn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện. Nơi đây còn được xem là một bảo tàng thu nhỏ vì đang lưu giữ, trưng bày hàng trăm hiện vật có giá trị về văn hóa, lịch sử của địa phương.

Nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy từng là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa - chính trị quan trọng của huyện Sa Thầy. Năm 2008, nhà rông được tu sửa, nâng cấp để đảm nhận thêm chức năng trưng bày các hiện vật văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn, nhằm phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, giới thiệu, quảng bá và bảo tồn các giá trị văn hóa các DTTS của địa phương.

Nhờ làm tốt công tác lưu giữ cùng sự đóng góp của nhiều cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện, hiện nay, ngoài các hiện vật về văn hóa truyền thống của các DTTS, nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy còn trưng bày các bức ảnh, tranh, cổ vật, mô hình động vật hoang dã quý hiếm… với số lượng 458 hiện vật.


Nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy, nơi đang trưng bày nhiều hiện vật có giá trị văn hóa lẫn lịch sử. Ảnh: ĐT 

Ngân mãi tiếng cồng chiêng Mơ Nâm

Cũng như đồng bào các DTTS khác trên vùng đất Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng như đã thấm sâu vào máu thịt, vào linh hồn người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng). Với họ, cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ, lưu truyền bao đời nay; cồng chiêng hiện hữu trong đời sống hàng ngày, gắn liền với các tập tục, lễ hội…

Trong những chuyến công tác về Kon Plông, tôi rất hay được thưởng thức tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào Mơ Nâm nơi đây. Những âm thanh trầm, bổng giữa đại ngàn Trường Sơn hoang sơ như hút hồn, đưa bước chân tôi tìm đến những nghệ nhân Mơ Nâm - chủ nhân của những âm thanh diệu kỳ.

Già A Vơng (thôn Kon Ke 1, thị trấn Măng Đen) là một người đã gắn bó cả đời với tiếng cồng, tiếng chiêng đã giúp tôi hiểu hơn về “đặc sản” này của người Mơ Nâm. Già chia sẻ, đối với nghệ thuật cồng chiêng, ở mỗi dân tộc sẽ có sự khác biệt. Người Mơ Nâm cũng vậy, cồng chiêng mang trong mình những nét đặc trưng riêng có. Thậm chí là cùng dân tộc Mơ Nâm, nhưng ở những vùng khác nhau, cách diễn tấu, nhịp điệu cũng có những khác biệt nhất định. Ở mỗi giai điệu, đòi hỏi người đánh cồng chiêng phải thể hiện được cái riêng, cái hồn của vùng đất đó…

Về Măng Ri

Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) được mệnh danh “xứ sở sương mù”, bởi khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ. Măng Ri không chỉ được biết đến là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân có truyền thống cách mạng kiên trung, anh dũng, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, mà ngày nay còn được biết đến như là “thủ phủ” của các loại dược liệu và là “vựa lúa” của vùng đất dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ.

Thủ phủ của dược liệu


Đứng trên cao nhìn xuống, xã Măng Ri như hình một chiếc chảo lớn, 4 bề được bao quanh bởi dãy núi Ngọc Linh. Vùng đấy này nằm ở độ cao từ 1.200m-1.500m so với mực nước biển. Với địa hình “dựa vào núi” Ngọc Linh và có khi hậu khá mát mẻ nên Măng Ri được xem là vùng đất thuận lợi nhất để phát triển cây lúa nước và các loại cây dược liệu.

Từ lâu, mảnh đất Tu Mơ Rông được nhiều người biết đến là nơi của các loại dược liệu, trong đó sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu đặc hữu quý ở nước ta chỉ có ở vùng rừng núi Ngọc Linh và theo đánh giá của các nhà khoa học thì sâm Ngọc Linh quý hơn cả sâm Hàn Quốc và sâm Mỹ, vì có chứa hợp chất saponin nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần. Cây dược liệu có ở khắp các xã trong huyện Tu Mơ Rông nhưng Măng Ri chính là “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu.

Đi chợ “lạ mà quen”

Tình cờ, tôi được một người bạn đưa đi “Chợ Campuchia” trong dịp ghé TP. Hồ Chí Minh. Thật ra, người quê An Giang như tôi đã quá quen thuộc với các món ẩm thực theo phong cách đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, vì cùng sinh sống với họ và An Giang có đường biên giới dài gần 100km giáp Campuchia. Nhưng ngôi chợ hôm ấy vẫn níu chân tôi tham quan cho bằng được. Chợ nằm gọn trong hẻm 374, 382 Lê Hồng Phong - Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10, TP. Hồ Chí Minh), vừa quen vừa lạ, trộn lẫn đủ phong vị cuộc sống.

Chè Campuchia béo ngậy 

Người Thái Nghệ An tổ chức nghi lễ "lạ" dưới gốc cây cổ thụ

Cứ mỗi tháng 9 âm lịch, người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu lại diễn ra một lễ hội gọi là “pủ xừa”. Không gian của lễ hội là một gốc cổ thụ lớn trong bản. Vào ngày hội, mỗi gia đình trong cộng đồng đều biện cỗ đến cúng thần linh. 

Lễ cúng dưới gốc cây cổ thụ

Mỗi năm, ở bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến diễn ra 2 lễ hội lớn. Hội Hang Bua vào cuối tháng Giêng âm lịch được tổ chức lại từ hơn 20 năm nay và khá nổi tiếng đối với du khách gần xa. Có một lễ hội nữa diễn ra vào tháng 9 âm lịch mà cư dân nơi đây cũng như nhiều làng bản khác gọi là “pủ xừa”.

Trước khi đến với lễ hội, chúng tôi đã được ông Sầm Thanh Hoài - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến thông tin rằng: “Pủ xừa” là lễ hội thường niên của cộng đồng người Thái xã này. Tuy nhiên, vì ít được quảng bá nên không có nhiều người biết đến”. 

Người dân bản Hồng Tiến 2 chuẩn bị mâm cúng để đi ra khu vực tổ chức lễ pủ xừa. Ảnh: Hữu Vi 

Phong tục lạ: Chú rể được nhà gái biếu tiền trong lễ cưới

Đối với người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), trong lễ cưới, chú rể và cô dâu sẽ phải đi rót rượu mời họ hàng trong tư thế quỳ gối để tỏ lòng trân trọng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền từ người dự cưới. Tập tục này đã tồn tại từ nhiều thế hệ nay. 

Chú rể miền Tây Nam bộ lạ lẫm trong lễ cưới của chính mình
Càng về những tháng cuối năm, nhiều làng bản ở huyện Con Cuông rộn ràng không khí vui tươi của nhiều đám cưới. Nhiều năm trở lại đây, những đám cưới ở địa bàn người Thái này đã có nhiều thay đổi, nhất là khi những người trẻ đi làm ăn xa kết hôn với người địa phương khác. Dẫu vậy thì một số tục lệ xa xưa vẫn được người dân duy trì. Điều này tạo nên nhiều thú vị đối với những người đến từ địa phương khác. 

Chú rể Võ Thành Nam bên vợ mới cưới của mình. Ảnh: Hữu Vi