25 thg 9, 2018

Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương và án oan của Thoại Ngọc Hầu

Trung tâm thành phố Châu Đốc (An Giang) và di tích miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam nối với nhau bằng một con đường có cái tên rất lạ là Tân Lộ Kiều Lương. Ít người biết rằng, cách nay gần 200 năm muốn đến núi Sam, người dân phải chèo xuồng vượt qua lau sậy và con đường này gắn liền với một án oan của Thoại Ngọc Hầu.

Tân Lộ Kiều Lương/ Thoại Ngọc Hầu ngày nay. Ảnh: H.V.M 

Theo sử liệu, trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Vĩnh Thanh, sau khi đắp thành Châu Đốc (1816) và đào kinh Vĩnh Tế (1819-1824), ông tiếp tục cho đắp một con lộ từ Châu Đốc đến chân núi Sam vào năm 1826 và hoàn tất vào năm 1827 để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Kho báu bí mật hơn 180 năm của Thoại Ngọc Hầu bên triền núi Sam

Cuộc sống thường ngày của gia đình Thoại Ngọc Hầu – người con siêu việt của đất Quảng Nam ra sao? Câu hỏi này đã được giải đáp phần nào khi tôi tận mắt thấy những mảnh gốm vỡ từ một kho báu bí mật được khai quật từ khu lăng mộ của ông bên triền núi Sam sau hơn 180 năm được chôn giấu…

Tượng Thoại Ngọc Hầu và những báu vật được khai quật từ khu mộ hiên được trưng bày bên cạnh khu lăng mộ của ông và vợ. Ảnh: H.V.M 

Một buổi sáng cách đây 9 năm (20.9.2009), khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở bên triền núi Sam (Châu Đốc, An Giang) lúc ấy đang trong quá trình tu bổ. Và trong khi dọn dẹp mặt bằng để chuẩn bị lát gạch chung quanh thì các công nhân của đơn vị thi công phát hiện một khoảnh đất bị sụp xuống.

Thêm một đường bích họa tại Đà Nẵng

Những hàng rào đầu đường Hồ Nguyên Trừng thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã được khoác lên tấm áo mới bằng những bức bích họa đầy sắc màu.

23 thg 9, 2018

Ngọn hải đăng cổ trên bán đảo Sơn Trà

Ngọn hải đăng cổ Tiên Sa là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng khi du khách đến khi đến tham quan Đà Nẵng.

Ngọn hải đăng Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà.

Cặp voi đá cổ độc nhất vô nhị của vương quốc Chăm Pa

Tượng voi đá cổ ở thành Đồ Bàn được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm.

Nằm ở địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thảnh cổ Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa. Ngày nay, trong khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo do người Chăm chế tác.

Kiệt tác nghệ thuật của Phật viện lớn nhất vương quốc Chăm Pa

Đài thờ Đồng Dương cùng các hiện vật khác được khai quật ở Phật viện Đồng Dương chính là chứng tính quan trọng nhất về sự tồn tại của trung tâm Phật giáo lớn nhất vương quốc Chăm Pa một thời. 

Được lưu giữ ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Đồng Dương là tên gọi của những đài thờ lớn được phát hiện tại Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo nằm ở đô thành Indrapura (nay nằm ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thời kỳ vương triều Indrapura của người Chăm.

Khám phá tòa thành Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất Việt Nam

Thành cổ Châu Sa có niên đại trên 1.000 năm là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa. Tình trạng của tòa thành này ngày nay ra sao?

Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn

21 thg 9, 2018

Thiên nhiên kỳ thú tạo nên bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình

Bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình, bạn đã đến đó chưa? Thật bất ngờ khi tôi có dịp ghé qua đây dù đi Quảng Bình rất nhiều lần.


Với tôi và có lẽ với nhiều người nữa Quảng Bình chỉ có hang động. Có thể nói, ngoài danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đá Nhảy cũng là điểm dừng chân quá hấp dẫn đối với du khách cũng như người yêu thích thiên nhiên, thích khám phá.

Về Quảng ăn mì

Mỗi lần đón bạn bè, đồng nghiệp là dân Quảng Nam xa quê về, câu đầu tiên sau cái bắt tay chào hỏi là “đi mô tìm tô mì Quảng ăn hè”. Dường như với những người Quảng xa quê, nỗi nhớ quê và những hồi ức tuổi thơ đọng lại rất cụ thể qua tô mì Quảng. 

Mì Quảng. Ảnh: Nguyễn Thiện 

Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.

Bánh tráng cuốn: Nét ẩm thực đặc sắc ở Quảng Nam - Đà Nẵng

Các món cuốn từ bánh tráng là một trong những nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Với những du khách đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, ít ai có thể bỏ qua được hai món cuốn đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân nơi đây, đó là bánh tráng cuốn cá nục hấp và bánh tráng thịt heo.

Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn quen thuộc đối với nhiều người dân vùng biển nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng. Thông thường, người nấu sẽ hấp cá theo cách phổ biến là dùng nồi hấp, không tẩm ướp quá nhiều để cá giữ được vị đặc trưng.


Cá nục hấp là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi vị đậm đà của cá nục hòa cùng các loại rau, dưa ăn kèm.