Những ngày này người Khơ Mú ở xã vùng cao Bảo Thắng, Kỳ Sơn rủ nhau vào rừng hái măng luồng để chế biến món măng trộn tro bếp. Ảnh: Lữ Phú
21 thg 9, 2018
Độc đáo món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú
Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn.
Nét xưa làng xứ Nghệ
Ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương… hay bất cứ vùng quê nào xứ Nghệ, cũng có thể tìm được những ngôi làng bình yên như đã thế từ trăm năm.
Những ngõ quê óng ả cây rơm vàng. Ảnh: Hồ Chiến
19 thg 9, 2018
Độc đáo nghề làm đầu lân xứ Huế
Những chiếc đầu lân xứ Huế với nhiều nét riêng biệt so với các vùng miền khác, được xuất đi mọi miền đất nước, mang niềm vui đến cho trẻ em trong ngày Trung thu.
Những ngày đầu tháng 8 âm lịch, các lò làm đầu lân truyền thống ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế) tất bật hoàn thành sản phẩm để đưa ra thị trường. Khuôn đầu lân được làm từ xi măng, người thợ dán giấy và hoàn tất các công đoạn cần thiết trên khuôn này.
Lưu luyến ‘hương cốm’ làng Nông Xá
Ít ai biết ở làng Nông Xá (xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng), nơi nổi tiếng về làm bánh đa, còn có một nghề truyền thống lâu đời, đó là nghề làm cốm mộc.
Ông Bùi Văn Tuyển thường ngồi liên tục nhiều giờ để làm cốm. Ảnh Lê Tân
Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Tiến, thì nghề làm cốm ở làng Nông Xá tồn tại gần trăm năm nay, tập trung chủ yếu ở thôn Đông và thôn Nam. Lúc hưng thịnh nhất, cả làng đều làm cốm. Đến nay, vì nhiều lý do, chỉ còn 3, 4 hộ làm nghề. Trong đó, có gia đình các ông Bùi Văn Tuyển (60 tuổi) và Nguyễn Văn Đê (58 tuổi), đều ở thôn Nam, là duy trì làm cốm quanh năm.
Lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê
Người Ê Đê sống trên vùng đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Từ xưa đến nay, đồng bào Ê Đê vẫn giữ gìn Lễ cúng mừng sức khỏe và coi đó là một nghi lễ không thể thiếu trong vòng đời của mỗi người. Lễ cúng mừng sức khỏe được tiến hành vào những thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn và người được cúng phải hơn 60 tuổi.
Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.
Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.
Trước đây đồng bào tổ chức lễ này rất lớn, nay quy mô tùy vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nhà. Dù linh đình hay đơn giản, Lễ cúng mừng sức khỏe là để tỏ lòng thành kính tới các đấng thần linh với mong muốn các thần linh che chở phù hộ cho người được cúng sức khỏe và cả buôn làng.
Khi chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, chủ nhà sẽ mời anh em bên họ của vợ đến để bàn bạc và phân công việc tổ chức lễ. Sau đó tất cả các nghi thức cúng của lễ đều được thực hiện bên trong ngôi nhà dài mà đã từ lâu được ví von là dài như tiếng chiêng ngân.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê được tổ chức trong ngôi nhà dài của người được cúng sức khỏe.
Hải đăng Đại Lãnh - nơi bình minh bắt đầu ở Việt Nam
Hải đăng Đại Lãnh, tọa lạc tại điểm cực Đông của Tổ quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.
Nhắc đến Phú Yên, mọi người thường hay nghĩ đến khung
cảnh “hoa vàng trên cỏ xanh” thơ mộng trong bộ phim cùng tên. Tuy nhiên,
nơi đây còn có một điểm đến độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi
ghé thăm miền đất này.
Rộn rã mùa vàng dưới thung lũng Hoàng Liên Sơn
Hòa cùng bức tranh mùa vàng quyến rũ tại những thửa ruộng bậc thang là người nông dân vùng cao bận rộn với ngày mùa, khiến lòng người say đắm.
Hoàng Liên Sơn - dãy núi hùng vĩ nơi đất trời Tây Bắc
không chỉ được biết đến là nóc nhà Đông Dương, mà còn nổi danh bởi vẻ
đẹp hùng vĩ của các triền ruộng bậc thang hút hồn du khách
18 thg 9, 2018
Đầu làng có một Thánh đường
Buổi sáng thức dậy ở một vùng giáp biên. Chưa kịp tận hưởng cảm giác một mình bơ vơ xứ lạ thì đã thấy ngỡ ngàng khi trước mặt là một Thánh đường Hồi giáo. Là tôi đang lọt thỏm giữa làng Chăm Đa Phước, một cộng đồng người hồi giáo ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Ehsan – tên của Thánh đường Hồi giáo – mái nhà tâm linh và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của hơn 2.000 người dân làng Chăm Đa Phước có dáng dấp như hầu hết những Thánh đường và tiểu Thánh đường Hồi giáo khác ở Việt Nam và trên thế giới. Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía Thánh địa Mecca
Một giờ lễ ở Thánh đường Ehsan. Ảnh: H.V.M
Ehsan – tên của Thánh đường Hồi giáo – mái nhà tâm linh và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của hơn 2.000 người dân làng Chăm Đa Phước có dáng dấp như hầu hết những Thánh đường và tiểu Thánh đường Hồi giáo khác ở Việt Nam và trên thế giới. Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía Thánh địa Mecca
Tập tục rào làng của người Xơ Đăng
Rào làng là tập tục lâu đời của đồng bào Xơ Đăng. Ngày nay, ít làng còn duy trì tập tục rào làng, nhưng đây vẫn là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Xơ Đăng.
Trước hết, nói về làng của người Xơ Đăng. Cũng như đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng sống thành từng làng, đây là đơn vị xã hội dân gian nhỏ nhất. Mỗi làng của người Xơ Đăng có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng vô chủ. Làng thường hội tụ nhiều yếu tố như có đất sản xuất, đất ở của từng hộ gia đình, đất làm kho thóc, máng nước, đất làm nghĩa địa, đất rừng chung để cả làng săn bắn, chăn nuôi, thu hái lâm sản, những khúc sông, con suối chảy qua làng...
Trước hết, nói về làng của người Xơ Đăng. Cũng như đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng sống thành từng làng, đây là đơn vị xã hội dân gian nhỏ nhất. Mỗi làng của người Xơ Đăng có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng vô chủ. Làng thường hội tụ nhiều yếu tố như có đất sản xuất, đất ở của từng hộ gia đình, đất làm kho thóc, máng nước, đất làm nghĩa địa, đất rừng chung để cả làng săn bắn, chăn nuôi, thu hái lâm sản, những khúc sông, con suối chảy qua làng...
Bán tiên chử - món ăn độc đáo của người Hoa Triều Châu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)