Quầy bán chao môn tại điểm du lịch chùa Dơi
18 thg 9, 2018
Đậm đà vị ngon của chao môn Sóc Trăng
Về Sóc Trăng để “nghe lời rao cô nàng bán bánh ngon, mua dùm em bánh pía Vũng Thơm”. Về ẩm thực, Sóc Trăng nổi tiếng với các đặc sản như bánh pía, lạp xưởng, bún nước lèo… bên cạnh đó, còn rất nhiều loại đặc sản mà ít nơi nào có được, trong đó điển hình là chao môn. Từ lâu, chao được làm từ đậu nành giã nhỏ, cho lên men và sử dụng. Nhiều thực khách dùng chao làm nước chấm các loại rau luộc, rau sống ăn cùng cơm hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như vịt nấu chao, sườn heo, mực nướng chao, tôm sốt chao, rau muống xào chao…
Trẻ em vùng cao bắt bướm làm món ăn
Với trẻ em vùng cao, việc bắt bướm chế biến món ăn dường như đã trở thành một thói quen, mang lại niềm vui tuổi thơ.
Những ngày hè, từng đàn bướm màu sắc sặc sỡ bay rợp trên các con đường ở vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ
17 thg 9, 2018
Chùa trên Đồi Lá Giang
Người ta gọi tên chùa là chùa Lá Giang, hay chùa Đồi Lá Giang, bởi vì chùa tọa lạc trên một quả đồi mang tên đồi Lá Giang. Tên chính thức của chùa là Thiền viện Phước Sơn, cũng gọi là chùa Phước Sơn, một ngôi chùa Nam tông ở Biên Hòa, Đồng Nai.
Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.
Những tư liệu hơi cũ một chút ghi rằng chùa Lá Giang tọa lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - còn ngay tại cổng chùa thì ghi là ở Hố Nai. Thì quả đúng như vậy thiệt, cứ nhìn trên bản đồ thì ta thấy Thiền viện Phước Sơn nằm ở đoạn giữa đường Bắc Sơn - Long Thành, trong đó phía Bắc Sơn (ra quốc lộ 1) là Hố Nai, phía kia là xã Phước Tân, Long Thành.
Rừng tràm Tân Lập, Đồng Tháp Mười
Rừng tràm – làng nổi Tân Lập là một trong 10 khu du lịch sinh thái nhiều người đến nhất Việt Nam.
Nằm cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía nam,
rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách trung tâm
TP.HCM 120 km. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, nơi đây
được quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An
nói riêng và vùng ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung
Hấp dẫn thịt chua Phú Hà
Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của bà con dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu
Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau, măng, nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Thịt lợn lửng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Có nhiều cách chế biến lợn lửng thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào. Nhưng với người dân Phú Hà thì món ngon không thể thiếu chính là thịt chua.
Để chế biến món thịt chua, trong cả con lợn, người làng Phú Hà chỉ lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, hoặc là lợn địa phương làm nguyên liệu. Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, thịt rất thơm ngon. Không thể sử dụng loại thịt bày bán ngoài thị trường làm món thịt chua được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước, sản phẩm không đạt chất lượng.
Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau, măng, nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Thịt lợn lửng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Có nhiều cách chế biến lợn lửng thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào. Nhưng với người dân Phú Hà thì món ngon không thể thiếu chính là thịt chua.
Để chế biến món thịt chua, trong cả con lợn, người làng Phú Hà chỉ lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, hoặc là lợn địa phương làm nguyên liệu. Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, thịt rất thơm ngon. Không thể sử dụng loại thịt bày bán ngoài thị trường làm món thịt chua được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước, sản phẩm không đạt chất lượng.
Khám phá tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP.HCM
Ngày 15.9, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM cho mở cửa dinh thự để du khách tham quan nhân ngày Di sản châu Âu.
Tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp được xây dựng năm 1872 trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM). Ảnh: NGỌC DƯƠNG
Tòa thành kép độc nhất vô nhị của vương quốc Chăm Pa
Vì sao thành Cha gồm hai tòa thành được liên kết với nhau, chức năng của từng tòa thành như thế nào vẫn là điều vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Nằm ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành Cha là một trong những tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa còn lưu giữ lại dấu tích đến ngày nay.
Tháp Bánh Ít ở Bình Định
Tháp Bánh Ít được xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc.
Tháp Bánh Ít (nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi cao cách mực nước biển khoảng 100 mét.
Nhà thờ đá hơn 120 năm tuổi ở Ninh Bình
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một Quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: NT
15 thg 9, 2018
Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á
Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)